Ấn Độ-Pakistan liên tục phóng tên lửa hạt nhân ‘dằn mặt’ nhau
Ấn Độ và Pakistan đang liên tiếp phóng kiểm tra thành công nhiều loại tên lửa đạn đạo có khả năng mang theo các đầu đạn hạt nhân.
Trong bối cảnh Ấn Độ liên tiếp phóng thử thành công nhiều loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, Bộ tư lệnh chiến lược thuộc lực lượng lục quân Pakistan cũng đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Shaheen 1A (Hatf IV) vào ngày 17-11.
Vụ phóng kiểm tra kỹ thuật loại tên lửa đạn đạo chiến lược có tầm bắn 900km này được tiến hành nhằm đánh giá lại mọi thông số thiết kế và kỹ thuật của hệ thống vũ khí do chính nước này phát triển.
Theo Cơ quan quan hệ công chúng liên quân (ISPR) của quân đội Pakistan, vụ thử được tiến hành từ một địa điểm bí mật trên lãnh thổ nước này hướng ra vùng biển Arap ở phía nam nước này, nhưng lại sát vùng biển phía tây Ấn Độ.
Cuộc kiểm nghiệm có sự tham dự của một số quan chức quốc phòng hàng đầu của Pakistan như Tham mưu trưởng hải quân, Đô đốc Muhammad Zakaullah; Cục trưởng Cục kế hoạch chiến lược – Trung tướng Zubair Mahmood Hayat; Trung tướng Obaidullah Khan, Tư lệnh Bộ tư lệnh lực lượng chiến lược lục quân.
Pakisstan đã liên tiếp phóng thử tên lửa Shaheen 2 và Shaheen 1A
Ngoài ra, vụ phóng kiểm tra tên lửa Shaheen 1A cũng có sự góp mặt của nhiều quan chức cao cấp khác thuộc lực lượng chiến lược và các nhà khoa học, kỹ sư thuộc các tổ chức chiến lược của nước này.
Sau vụ phóng thành công, Đô đốc Zakaullah đã chúc mừng các nhà khoa học và kỹ sư Pakistan về những nỗ lực giúp đất nước đạt được khả năng răn đe tối thiểu đáng tin cậy. Ông còn bày rỏ sự tin tưởng hoàn toàn vào khả năng của các lực lượng vũ trang Pakistan trong việc bảo vệ an ninh đất nước chống lại mọi sự xâm lược.
Một tuyên bố chính thức của quân đội Pakistan cho rằng, Shaheen-1A với độ chính xác cao và hệ thống dẫn đường sản xuất trong nước là một trong những hệ thống tên lửa có độ chính xác nhất trong kho vũ khí chiến lược của nước này.
Video đang HOT
Trong những tháng gần đây, Pakistan đã tiến hành phóng kiểm nghiệm hàng loạt tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, từ tên lửa chiến thuật Hatf-IX có tầm bắn 60km đến các tên lửa đạn đạo tầm trung hiện đại hơn, với nỗ lực nhằm tăng cường kho vũ khí hạt nhân để đối phó với đối thủ mạnh hơn là Ấn Độ.
Tên lửa đạn đạo tầm trung, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Shaheen-2 (Hatf VI)
Hôm 13-11, nước này cũng đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Shaheen-2, còn được gọi là Hatf VI, từ một địa điểm bí mật và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 1.500km. Loại tên lửa này được các nhà khoa học Mỹ đánh giá có tầm bắn thực tế lên đến 2000km.
Trong khi đó, chỉ trong khoảng một tuần, nước láng giềng Ấn Độ cũng đã phóng liền 3 quả tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Cụ thể là hôm 9-11, lực lượng tên lửa nước này đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-II (MRBM), có khả năng mang đầu đạn hạt nhân (tầm phóng 2.000km) từ một bệ phóng di động trên đảo Wheeler ở ngoài khơi bờ biển bang miền đông Odisha.
Cũng tại địa điểm trên, hôm 14-11, Ấn Độ lại phóng thử thành công tên lửa đất đối đất có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Prithvi II, với tầm bắn 350 km.
Loại tên lửa này được Trung tâm Chỉ huy Chiến lược giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2003, nhằm mục tiêu thành lập một lực lượng phản ứng nhanh và đáng tin cậy cho quân đội Ấn Độ.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-II của Ấn Độ
Đây cũng là loại tên lửa đầu tiên được Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) phát triển thành công, trong khuôn khổ “Chương trình phát triển Tên lửa dẫn đường tích hợp” (IGMDP) của Ấn Độ.
Cùng ngày 14-11, hải quân Ấn Độ đã phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo đối hạm Dhanush có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do nước này tự chế tạo từ một chiến hạm đang hoạt động ở ngoài khơi bờ biển phía đông thuộc bang Odisha. Theo các nguồn tin quân sự, tên lửa đã phóng trung mục tiêu đã định ở Vịnh Bengal với độ chính xác cao.
Với tần suất phóng kiểm tra tên lửa đạn đạo chiến lược theo kiểu “ăn miếng, trả miếng” trong hơn một tuần qua, cuộc đua tên lửa hạt nhân giữa hai nước láng giềng này được cho là nóng bỏng nhất trong những năm gần đây.
Các chuyên gia quân sự cho biết, hoạt động phóng tên lửa kiểu “nắn gân” nhau giữa Ấn Độ và Pakistan vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí còn có thể tiếp tục gia tăng, trong bối cảnh biên giới giữa hai nước vẫn đang rất căng thẳng, các cuộc đụng độ lẻ tẻ vẫn liên tục diễn ra.
Theo Vnexpress
Tên lửa hạt nhân Ấn Độ có thể "bao phủ" 1/3 châu Á
Quân đội Ấn Độ vừa tiến hành thành công một vụ thử tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung Agni-II từ một bệ phóng tên lửa ở Orissa. Tên lửa trên được phóng đi từ Đảo Wheeler ở quận Bhadrak trong một cuộc diễn tập thử nghiệm, tờ Thời báo Ấn Độ cho biết.
"Vụ thử tên lửa đất đối đất này được tiến hành trên một bệ phóng di động từ Thao trường Complex-4 (SFC) vào lúc 9h40 sáng", các quan chức quốc phòng Ấn Đô cho hay.
Toàn bộ việc thử nghiệm được các nhân viên của SFC tiến hành và được các chuyên gia từ Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng (DRDO) giám sát.
Agni-II do Phòng thí nghiệm tiên tiến kết hợp với các phòng thí nghiệm của Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) phát triển.
Đây là dòng tên lửa được đánh giá hiện đại nhất trong kho vũ khí của quân đội Ấn Độ hiện nay, cùng tên lửa Agni-I có tầm bắn 700km, tên lửa Agni-III có tầm bắn 3.500.
Agni-II có thể được phóng đi từ cả các bệ phóng cố định và từ các bệ phóng di động trên bộ hoặc trên đường ray xe lửa. Một vụ phóng tên lửa loại này cần thời gian chuẩn bị khoảng 15 phút.
Tên lửa Agni II tầm trung với tầm bay 2.000 km đã được đưa vào biên chế của quân đội Ấn Độ và là một trụ cột trong Kho vũ khí chiến lược của lực lượng răn đe hạt nhân nước này. Tên lửa dài 20 mét, nặng 17 tấn, trọng lượng đầu đạn khoảng 1 tấn và phạm vi có thể tăng lên 3.000 km nếu giảm tải trọng.
Tên lửa hai tầng đất đối không này được trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến. Đường bay của tên lửa được theo dõi bằng radar, hệ thống quang điện tử và các trạm từ xa trên bờ biển.
Nó có thể phóng bằng bệ phóng di động cả trên đường sắt và đường bộ. Chỉ mất 15 phút để triển khai hệ thống phóng tên lửa.
Agni-II dài 20m, là loại tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn, trọng lượng phóng 17 tấn, có khả năng mang đầu đạn quy ước hoặc hạt nhân nặng môt tấn, bay xa khoảng 2.000 km. Không chỉ được lắp đặt trên các xe vận tải như nguyên mẫu, Agni-II còn có thể vận chuyển bằng đường sắt và các hệ thống thiết bị phóng tổng hợp. Tầm bắn và khả năng cơ động của Agni-II giúp nó có phạm vi kiểm soát gần 1/3 diện tích châu Á.
Tên lửa Agni-II được thử nghiệm lần đầu vào tháng 4 1999. Tuy nhiên, trong hai vụ thử gần đây nhất vào tháng 5 và 11 2009, tên lửa này đã thất bại khi thay đổi quỹ đạo và rơi xuống nước.
Ấn Độ đang phát triển thế hệ tên lửa đạn đạo mang tên vị thần lửa của họ là "Agni" với 5 phiên bản cùng các tầm bắn và mục tiêu khác nhau, trong đó Agni-II được coi là loại tên lửa tầm trung chủ lực của quân đội Ấn Độ.
Giám đốc Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) Avinash Chander từng cho hay, tên lửa Agni-I và Agni-II là để phòng thủ kẻ thù truyền thống Pakistan, còn phiên bản tầm xa hơn là để "răn đe" Trung Quốc.
Đặc biệt, khi Ấn Độ phát triển tên lửa Agni-V có tầm bắn trên 5.500km, theo các chuyên gia, nó đã đưa tiềm lực vũ khí, trang bị Ấn Độ lên một tầm cao mới. Tầm bắn của tên lửa Agni-V có thể bao trùm toàn bộ châu Á và một phần châu Âu. Đây là loại tên lửa có thể cơ động trên đường ray hoặc đường bộ, do đó đối phương khó có thể phát hiện.
Nha nghiên cưu Topeckikanov, Trung tâm an ninh quốc tế, viện nghiên cứu quan hê quôc tê va kinh tế thế giới, Viện Khoa học Nga cũng cho rằng, Ấn Độ phát triển lực lượng hạt nhân có mấy mục tiêu: Thứ nhất là đối phó với mối đe dọa hạt nhân, những mối đe dọa này không chỉ có nước láng giềng Pakistan, mà còn có Trung Quốc.
Theo_VnMedia
Mỹ cách chức 2 chỉ huy lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược Không quân Mỹ đã cách chức 2 chỉ huy của lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược sau khi phát hiện những hành vi sai trái và sự yếu kém năng lực lãnh đạo của các sĩ quan cấp cao này. Phát ngôn viên Bộ Chỉ huy tấn công toàn cầu của Không quân Mỹ, Trung tá John Sheets, cho biết sỹ...