Ấn Độ-Pakistan giao tranh ác liệt, hàng ngàn dân thường di tản
Hàng ngàn dân thường đã chạy sơ tán khi cuộc giao tranh giữa binh sĩ Ấn Độ-Pakistan nổ ra dọc biên giới hai nước trở nên căng thẳng.
Căng thẳng giữa hai quốc gia trên được thổi bùng lên kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngừng các cuộc đổi thoại hòa bình với người láng giềng của mình vào hồi tháng 8/2014. Thêm vào đó, cũng từ tháng 10/2014, các cuộc đụng độ dọc vùng biên giới Ấn Độ-Pakistan liên tục xảy ra. Ít nhất 10 binh sĩ và cả dân thường hai nước đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh trong tuần vừa qua.
Ảnh minh họa.
Trước tình hình chuyển biến xấu đó, vào tối muộn ngày 5/1, khoảng 6.000 dân thường ở vùng tranh chấp Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã rời bỏ nhà của họ để tới các vùng an toàn, Ủy viên tỉnh Jammu ông Shantmanu cho biết. Từ tuần trước, khoảng 4.000 người đã di tản đến nơi khác.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã có cuộc chạy trốn nguy hiểm. Tình hình như thể chiến tranh vậy. Lính Pakistan dùng hẳn cả những khẩu pháo tầm xa. Đây là lần đầu tiên chúng tôi trong thấy một trận pháo kích dữ dội như vậy”, ông Sham Kumar 54 tuổi sống ở làng Sherpur kể với phóng viên Reuters. Ông Kumar đã chạy khỏi ngôi làng nhỏ bé của mình sau khi một quả pháo rơi trúng ngôi trường cách vùng biên giới hai nước 3,5 km.
Một quan chức Lực lượng Biên phòng Ấn Độ cho biết, binh sĩ Ấn Độ và Pakistan đã xảy ra các cuộc đấu súng và ném pháo vào ngày 5/1. “Vụ đấu súng vẫn đang diễn ra. Chúng tôi đang đáp trả lại phía Pakistan”, vị quan chức trên cho biết. Tuy nhiên, phía Pakistan chưa có phản hồi nào về vụ này.
Theo_Kiến Thức
Ấn Độ sẽ sản xuất 400 trực thăng Ka-226T cho Nga
Ấn Độ sẽ lắp ráp 400 trực thăng đa năng Ka-226T cho Không quân Nga và phục vụ một phần cho xuất khẩu.
Tạp chí Airrecognition.com đưa tin hôm, Nga và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận về việc lắp ráp khoảng 400 trực thăng động cơ kép Ka-226T tại các nhà máy ở Ấn Độ. Đây được xem là động thái quan trọng giúp tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong bối cảnh hiện tại.
Trực thăng đa năng Ka-226T do công ty trực thăng Kamov của Nga chế tạo, được thiết kế để có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau như vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Việc Nga đồng ý cho sản xuất mẫu trực thăng đa năng Ka-226T tại Ấn Độ, được xem là bước tiến lớn trong mối quan hệ giữa hai nước.
Thỏa thuận trên đã được thảo luận trong cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong chuyến thăm của ông Putin đến Ấn Độ cách đây không lâu. Bên cạnh đó Nga cũng sẽ bán cho Ấn Độ các máy bay chở khách thương mại Sukhoi Superjet-100 và MS-21.
Theo Phó Thủ tướng Nga - Dmitry Rogozin cho hay, sẽ có khoảng 400 máy bay trực thăng Kamov được lắp ráp ở Ấn Độ mỗi năm và Nga cũng đang xem xét tới việc sản xuất mẫu trực thăng vận tải đa năng Mi-17 tại Ấn Độ.
Còn theo một nguồn tin khác, Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi trong cuộc gặp trên còn thảo luận về hàng loạt dự án quốc phòng mới giữa hai nước, với các ưu tiên dành cho phía Ấn Độ trong các chương trình phát triển vũ khí nội địa của nước này.
Ngoài Ka-226T, Nga cũng đang căn nhắc việc chuyển một phần dây chuyền sản xuất của mẫu trực thăng vận tải đa năng Mi-17 sang Ấn Độ.
Còn Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng, mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Nga đã đạt được bước tiến mới thông qua việc các mẫu trực thăng tiên tiến của Nga được sản xuất tại Ấn Độ, và Nga luôn là đối tác quan trọng nhất trong các chương trình hợp tác quốc phòng hiện nay của Ấn Độ. Bên cạnh đó việc quân đội của hai nước thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung trong vòng 6 tháng qua đã thể hiện được mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia.
Biến thể dành cho không quân của Ka-226T được thiết kế để có thể hoạt động trong các vùng bay phức tạp như trên vùng núi hay trên biển, với nhiệm vụ chính là trinh sát trên không, vận chuyển hàng hóa hoặc binh sĩ và tìm kiếm cứu nạn.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Giữ chặt sân nhà Một khi trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội Nam Á, Trung Quốc có thể cản trở các dự án có lợi cho Ấn Độ, như hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam trên biển Đông. Thất vọng là đánh giá chung về Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội Nam Á về hợp tác khu vực (SAARC) lần thứ...