Ấn Độ – Nơi rắn hổ mang hung dữ được quấn lên cổ trẻ em, tắm trong sữa tươi
Nag Panchami (Nôgapanchami) là lễ hội có từ hàng trăm năm ở Ấn Độ. Đây là dịp mọi người được tiếp xúc số lượng rắn nhiều nhất ở nước này. Trẻ em sẽ ngồi trong các đền thờ ở nhiều thành phố, quấn rắn hổ mang lên cổ.
Với người dân Ấn Độ, rắn rất được tôn sùng. Không ai cảm thấy sợ hãi khi tiếp xúc với loài bò sát nguy hiểm này.
Theo Metro, một trong những nghi lễ quan trọng được thực hiện trong dịp này là cho rắn uống sữa, ăn đồ ngọt và tung hoa lên người chúng. Qua đó, người dân muốn thể hiện tấm lòng của mình tới thần rắn Naga Devatha và mong mỏi vị thần này sẽ đáp ứng mọi điều ước của họ.
Ảnh: Zing
Trong thời gian lễ hội, du khách cũng sẽ nhìn thấy rất nhiều người bắt rắn và luyện rắn điêu luyện. Họ sẽ dùng tiếng sáo để điều khiển con vật. Những con rắn này thường là hổ mang độc. Chúng được nuôi nhốt trong những chiếc giỏ tre hoặc đất nung.
Lễ hội Nag Panchami diễn ra vào ngày thứ 5, tháng Kindu (khoảng tháng bảy, tám dương lịch). Đây là khoảng thời gian linh thiêng đối với người Ấn Độ. Năm 2017, 800.000 người luyện rắn và các hậu duệ tới tham gia vào lễ hội thần rắn tại nhiều nơi ở Ấn Độ.
Nag Panchami là lễ hội tín ngưỡng truyền thống của thần rắn và rắn được người Ấn giáo ( Hindu giáo) tổ chức trên khắp Ấn Độ. Lễ hội này còn diễn ra ở những quốc gia lân cận có tín đồ Hindu giáo sinh sống.
Rắn là hình ảnh quen thuộc trong thần thoại Ấn Độ. Thần rắn trong Ấn Độ giáo (Hindu giáo) có tên gọi là Naga (rắn hổ mang hình người). Naga là biểu tượng của linh vật bảo vệ tôn giáo, cội nguồn của sự sống và cái chết. Trong tiếng Phạn, Naga còn có nghĩa là hủy bỏ mọi tội ác. Trong các dịp lễ hội, người Hindu chia phần gạo của mình cho các con rắn với hy vọng điều này sẽ giảm bớt rủi ro và mang lại điều tốt đẹp.
Ấn Độ là quê hương của Hindu giáo (Ấn Độ giáo), khoảng 80% dân số nước này theo hoặc chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Phần lớn công trình kiến trúc tại nước này chịu ảnh hưởng của đạo Hindu.
Theo doanhnghiepvn.vn
40 năm trời không dám cắt tóc gội đầu, người đàn ông Ấn Độ giải thích làm thế vì 'đây là yêu cầu của Thượng đế'
Ngoài để tóc dài đến chân, người đàn ông này còn bỏ luôn các thói quen uống rượu và hút thuốc để thể hiện sự tôn trọng với bề trên.
Sakal Dev Tuddu, 63 tuổi sống ở quận Munger phía tây bang Bihar, Ấn Độ có lẽ là người khác biệt nhất trong khu vực bởi vì mái tóc siêu dài và dị của mình. Kể về nguồn gốc của nó, ông Sakal Dev nói vào một tối nọ, khoảng 40 năm trước, mái tóc của ông bỗng bện hết vào với nhau thành "jatta" hay còn gọi là "dreadlock". Chưa hết, ông còn gặp cả Thượng đế trong mơ, Người yêu cầu không được cắt tóc nữa, ông đã làm theo và từ đó đến nay, mái tóc của Sakal Dev cứ thế dài ra, hiện giờ nó đã dài hơn 1,8m rồi.
Trong suốt 40 năm, người đàn ông Ấn Độ này chưa từng cắt tóc hay gội đầu vì tin đây là món quà Thượng đế ban tặng cho mình. Ảnh: Rare Shot/ Barcroft Media
Người đàn ông này cũng bỏ luôn các thói quen uống rượu và hút thuốc để bày tỏ lòng thành kính với bề trên. Không giống những bộ tóc rối của các sadhus, những nhà tu khổ hạnh theo đạo Hindu, tóc của ông Sakal bện lại với nhau thành một "cột" to khổng lồ và mỗi khi ra ngoài, ông sẽ búi gọn lại thành một chỏm lớn ở trên đầu để không gặp bất tiện.
Mái tóc bện lại thành một dải lớn thế nhưng nó chẳng khiến ông Sakal cảm thấy bất tiện. Ảnh: Rare Shot/ Barcroft Media
Hàng xóm hay gọi ông với cái tên "Mahatma Ji" như là một hành động thể hiện sự tôn trọng vẻ bề ngoài đặc biệt cũng như là cách ứng xử thân thiện, giản dị của ông. Ở quê nhà, người ta biết đến ông với vai trò là một thầy thuốc cổ truyền, chuyên có những bài thuốc tự làm để giúp đỡ các cặp đôi hiếm muộn. Ông Sakal rất thân thiện, những người từ xa xôi đến xin chụp ảnh đều được ông chào đón bằng sự nồng hậu. Hiện ông sống với vợ cùng 3 con trai, 3 con gái và có 7 đứa cháu. Bà Rupiya Devi vợ ông không có vấn đề gì với mái tóc của chồng cả.
Người đang nắm giữ kỉ lục về mái tóc dài nhất thế giới là bà Asha Mandela, sống ở Floria, Mỹ, năm 2018, người ta đo được độ dài của mái tóc của bà là 35m.
(Theo Dailymail)
Lễ hội kỳ lạ: Đàn ông bị phụ nữ "đánh" không nương tay Phụ nữ tại bang Uttar Pradesh, phía bắc Ấn Độ đã dùng gậy tre để đánh đàn ông trong một lễ hội truyền thống. Lễ hội thường niên mang tên Lathmar Holi có nguồn gốc từ một truyền thuyết về Thánh Krishna trong Hindu giáo, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đưa tin. Truyền thuyết kể rằng, trong lúc tới thăm người...