Ấn Độ nỗ lực “hồi sinh” khối an ninh hàng hải đối phó Trung Quốc
Việc Ấn Độ quyết định chào đón 3 thành viên mới vào nhóm Hiệp định An ninh Colombo cho thấy rõ tham vọng ngày càng tăng của New Delhi trong khu vực cũng như sự cảnh giác của nước này trước Trung Quốc.
Tàu sân bay bản địa của Ấn Độ, INS Vikrant, bắt đầu thử nghiệm trên biển vào ngày 4/8 (Ảnh: AFP).
Khi các đối thủ chiến lược ở Thái Bình Dương ngày càng gia tăng, một nhóm đa phương mới đã xuất hiện ở Ấn Độ Dương.
Nhóm Hiệp định An ninh Colombo về an ninh hàng hải tại Ấn Độ Dương, bao gồm các nước Ấn Độ, Sri Lanka và Maldives, hồi tuần trước đã tổ chức cuộc họp thứ hai chỉ trong vòng 8 tháng qua, nhấn mạnh “4 trụ cột” của hợp tác, bao gồm an ninh biển, chống khủng bố, buôn người và an ninh mạng.
Cuộc họp trực tuyến diễn ra 1 tháng sau khi hải quân 3 nước có cuộc tập trận tình huống giả định đầu tiên trong 2 ngày. New Delhi nhấn mạnh cuộc tập trận này là biểu tượng của “cam kết 3 bên sâu sắc” trong lĩnh vực hàng hải.
Nhóm trên được thành lập vào năm 2011 và hồi sinh vào tháng 11/2020 sau 6 năm gián đoạn. Nhóm hiện đã sẵn sàng để mở rộng thành viên mới gồm Bangladesh, Seychelles và Mauritius. Đây là những quốc gia hiện đang giữ tư cách quan sát viên.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng, quyết định chào đón 3 thành viên mới cho thấy rõ tham vọng ngày càng tăng của Ấn Độ trong khu vực cũng như sự cảnh giác của New Delhi trước những nỗ lực của Trung Quốc trong việc vun đắp các mối quan hệ đối tác tương tự.
Vào năm 2015, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khi đó là Sushma Swaraj cho biết, nhóm ba nước đang “khám phá năng lực” để từng bước đưa các quốc gia như Seychelles và Mauritius vào nhóm. Nhưng kế hoạch bị đình trệ khi mối quan hệ giữa New Delhi và Male rạn nứt trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Maldives Abdulla Yameen.
Nhưng 6 năm sau, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ và quyết đoán hơn trong các vấn đề tranh chấp ở dãy Himalaya, New Delhi đã chủ động hơn.
Báo SCMP dẫn lời chuyên gia Rajeswari Pillai Rajagopalan của Quỹ Nghiên cứu Quan sát có trụ sở tại New Delhi, cho biết: “Rất rõ ràng, lý do thúc đẩy Ấn Độ mở rộng nhóm này là Trung Quốc”.
Bắc Kinh đã và đang mở rộng sự hiện diện của mình trong khu vực: thiết lập một căn cứ quân sự ở Djibouti, vận hành cảng Gwadar ở Pakistan và cảng Hambantota ở Sri Lanka. Vào tháng 5, Kenya đã khánh thành một cảng do Trung Quốc xây dựng trên đảo Lamu ở Ấn Độ Dương, trong khi chính phủ Tanzania cho biết có kế hoạch khôi phục thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD với Bắc Kinh để xây dựng một cảng mới ở thị trấn ven biển Bagamoyo.
Thậm chí, các nhà quan sát quân sự còn cho rằng, Hải quân Trung Quốc có thể điều động một hạm đội hải quân đặc biệt tới Ấn Độ Dương.
Các hoạt động hàng hải của Trung Quốc trong khu vực khiến New Delhi lo ngại vì lâu nay họ luôn xem mình là “nước phản ứng đầu tiên trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trong khu vực và cũng là quốc gia cung cấp đảm bảo an ninh cho khu vực”.
“Một nhóm đa phương như vậy sẽ giúp Ấn Độ thực hiện vai trò này và đảm bảo có không còn chỗ cho bất kỳ nước nào khác”, một cựu sĩ quan giấu tên của Ấn Độ nhận định.
Ngoài ra, Ấn Độ đang tìm kiếm hợp tác song phương với các nước Ấn Độ Dương, tặng tàu tuần tra nhanh cho Seychelles và nâng cấp quan hệ quốc phòng với Maldives.
Theo một số chuyên gia, chiến lược như vậy đang dần cho thấy hiệu quả. Giám đốc Chương trình Phân tích Chiến lược và Chính sách tại CNA Nilanthi Samaranayake, cho biết: “Bộ ba an ninh hàng hải giữa Ấn Độ, Sri Lanka và Maldives trong giai đoạn 2011-2015 thực sự là một tổ chức đa phương Nam Á hiếm hoi với những hoạt động đáng kể trong một thời gian ngắn”.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, 6 năm sau, New Delhi có thể cần phải kiềm chế những kỳ vọng vào nhóm này. Giáo sư Lailufar Yasmin tại Đại học Dhaka cho rằng, Bangladesh có thể cảnh giác với việc nhóm này trở thành một chiến lược địa chính trị để “kiềm chế hoặc chống lại Trung Quốc”.
Chuyên gia Rajagopalan cũng nhất trí rằng, vẫn còn nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của nhóm này. Tuy nhiên, bà cho rằng, Ấn Độ có thể phải bằng lòng với những chiến thắng nhỏ để bắt đầu chiến lược của mình, chẳng hạn như các cuộc tập trận chung trên biển.
“Nhưng quan trọng hơn, với sự can dự này, New Delhi sẽ có thể ngăn hải quân Trung Quốc sử dụng các hải cảng của các quốc gia này, không giống như trước đây khi tàu chiến Trung Quốc dễ dàng cập cảng Sri Lanka”, bà Rajagopalan nhận định.
Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc quan ngại biến động ở Afghanistan
Việc Taliban kiểm soát thủ đô Kabul ngày 15/8 đã khiến toàn thế giới phải chú ý, đặc biệt là 3 quốc gia lân cận Afghanistan là Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc.
Tay súng Taliban đứng gác trước cửa chính dẫn đến Dinh Tổng thống Afghanistan. Ảnh: AP
Tờ The Washington Post (Mỹ) đánh giá đối với Pakistan, việc Taliban quay trở lại nắm quyền lực ở Afghanistan có thể dẫn đến khả năng nhóm Taliban Pakistan, còn có tên gọi là Tehrik-e-Taliban Pakistan (TTP), nổi dậy và gây rủi ro cho Pakistan. Ấn Độ trong khi đó quan ngại về tình hình tại Kashmir ở thời điểm nước này xảy ra nhiều vụ việc ở biên giới với cả Pakistan và Trung Quốc.
Về phần Trung Quốc, nước này quan ngại việc Mỹ rút quân khiến các nhóm vũ trang nhắm đến dự án cơ sở hạ tầng Bắc Kinh đầu tư. Ngoài ra Trung Quốc còn cảnh giác trước các vụ tấn công nhằm vào công dân nước này tại Pakistan. Trong tháng 7, một vụ tấn công liều chết đã xảy ra với chiếc xe buýt chở công nhân xây dựng Trung Quốc ở Tây Bắc Pakistan khiến 13 người tử vong. Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi ngày 13/8 cho biết Taliban Pakistan đứng sau vụ tấn công này.
Ông Andrew Small tại Quỹ Marshall Đức đánh giá: "Từ Islamabad (Pakistan) đến New Delhi và Bắc Kinh, có mức độ lo lắng khác nhau về việc Taliban đã dễ dàng và mạnh mẽ nắm quyền kiểm soát".
Theo ông Andrew Small, sẽ có áp lực để "đảm bảo ổn định trong khu vực".
Vào ngày 16/8, Bộ Ngoại giao Pakistan kêu gọi các lãnh đạo Afghanistan cùng hợp tác và cơ quan này khẳng định "một giải pháp chính trị là rất cần thiết". Trung Quốc trong khi đó tuyên bố "tôn trọng ý chí và sự lựa chọn của người dân Afghanistan". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên từng đề cập coi Taliban là nhóm chính trị khác biệt với phiến quân Hồi giáo hoạt động ở Pakistan. Hồi cuối tháng 7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng tiếp và hội đàm với một phái đoàn các nhân vật cấp cao của Taliban tại thành phố Thiên Tân.
Nhà nghiên cứu Dan Markey tại Trường Nghiên cứu Quốc tế cấp cao Johns Hopkins nhận định: "Đối với Trung Quốc, an ninh là vấn đề lo ngại hàng đầu về Afghanistan. Tất cả những thứ khác sẽ theo sau. Đó là rủi ro về dòng người di chuyển, hệ tư tưởng và các chiến binh được đào tạo".
Tại Ấn Độ, nhiều quan chức lo ngại rằng khi Taliban kiểm soát Afghanistan, các nhóm phiến quân Hồi giáo sẽ kích động bạo lực tại Kashmir. Nhưng Tướng về hưu Deependra Hooda, người từng chỉ huy lực lượng quân đội Ấn Độ đóng tại Kashmir cho đến năm 2016, nhận định rằng sẽ khó có tình trạng chiến binh nước ngoài tràn vào Kashmir từ Afghanistan để kích động nổi dậy bởi Ấn Độ đã thắt chặng đáng kể an ninh biên giới trong nửa thập niên qua. Ngoài ra, ông Hooda cũng cảnh báo Taliban sẽ trở thành tấm gương cho nhiều nhóm phiến quân tại Pakistan như Lashkar-e-Taiba, Jaish-e-Mohammed và Taliban Pakistan.
Bất ổn tại Afghanistan còn có thể gây ảnh hưởng đến các quốc gia lân cận theo yếu tố khác. Pakistan và Iran mỗi nước đều đang đón nhận trên 2 triệu người tị nạn Afghanistan.
Thủ tướng Pakistan Imran Khan trong tháng 6 cho biết nước này sẽ đóng biên giới với Afghanistan để ngăn dòng người tị nạn đổ về nếu Taliban nắm quyền kiểm soát. Trong khi đó, Iran vào ngày 16/8 tuyên bố sẽ thiết lập các lán trại dành cho người tị nạn Afghanistan tại 3 tỉnh biên giới.
Toàn thế giới vượt 205 triệu ca mắc COVID-19; châu Á vẫn là điểm nóng Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 22h ngày 11/8 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng trên 205 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có trên 4,33 triệu người đã tử vong. Số người bình phục hiện đã lên tới trên 184 triệu người. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Jonesboro, Arkansas,...