Ấn Độ nỗ lực củng cố quan hệ với Trung Quốc và Mỹ
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ngày 25/3 tuyên bố nỗ lực củng cố quan hệ với Mỹ cũng như Trung Quốc không phải là “trò chơi vô bổ.”
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trả lời phỏng vấn nhật báo JoongAng Ilbo của Hàn Quốc trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Seoul, ông Singh nói: “Tôi không nghĩ những nước lớn và năng động như Trung Quốc lại dễ bị kiềm chế. Trung Quốc là nước láng giềng lớn nhất của chúng tôi. Chúng tôi (Ấn Độ và Trung Quốc) cùng chung một tuyến biên giới dài. Bắc Kinh cũng là đối tác thương mại lớn nhất của chúng tôi. Còn đối với Mỹ, quan hệ của chúng tôi đã có nhiều thay đổi trong năm 2005.”
Video đang HOT
Có khoảng 3 triệu người Mỹ gốc Ấn hiện đang sinh sống và làm việc tại Mỹ. Washington cũng là đối tác kinh doanh lớn nhất của New Delhi.
Ông Singh nhấn mạnh mục tiêu của Ấn Độ là hợp tác với cả Trung Quốc lẫn Mỹ./.
Theo TTXVN
Giải mã quyền lực của "nữ hoàng không ngai" Ấn Độ
Tuyên bố đầy bất ngờ về việc bà Sonia Gandhi, Chủ tịch đảng Quốc đại cầm quyền ở Ấn Độ kiêm người đứng đầu triều đại Nehru-Gandhi đang lâm bệnh nặng và đã phải tới Mỹ để phẫu thuật càng lúc càng làm nổi bật vai trò của bà trong lòng dân chúng ở đây.
Các thành viên sắt đá của quốc hội ở Delhi từng bật khóc sau khi nghe tin lãnh đạo của đảng Quốc đại giành chiến thắng bất ngờ trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2004, nhưng bà Sonia Gandhi lại tuyên bố sẽ không trở thành Thủ tướng Ấn Độ.
Tuy nhiên, lần này, các nghị sĩ mau nước mắt ở Ấn Độ hẳn sẽ không phải lo lắng quá nhiều, bởi bà Sonia chắc sẽ không ra đi mãi mãi, để lại họ trong tình trạng không có thủ lĩnh. Trong nhiều ngày qua, các thành viên của đảng cầm quyền, từ trên xuống dưới đều lo lắng không biết liệu bà Sonia có tai qua nạn khỏi để tiếp tục lãnh đạo họ hay không bởi nếu không, bà Sonia sẽ cầm trịch việc tìm người thừa kế ra sao đây?!
Bà Sonia Gandhi được xem là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ
Khi từ bỏ cơ hội trở thành Thủ tướng Ấn Độ, bà đã chứng tỏ rằng mình vẫn là thủ lĩnh thông qua việc lựa chọn ông Manmohan Singh, bầu ông này vào chức vị Thủ tướng lâm thời ở đây. Manmohan Singh vốn nổi tiếng trung thực và có hiểu biết rộng rãi ở lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, ông đã dành phần lớn cuộc đời mình cho các công việc của một quan chức và một chính trị gia. Ông cũng chịu sự phụ thuộc không nhỏ vào bà Sonia bởi bà Sonia vẫn là Chủ tịch của đảng Quốc đại đầy quyền lực ở Ấn Độ - một vị trí không thuộc bất kì cơ quan lập pháp nào, nhưng bà lại đảm bảo được rằng mình có quyền lực hơn Thủ tướng Ấn Độ.
Quyền lực thực sự của bà Sonia xuất phát từ đâu?
Quyền lực của bà Sonia Gandhi xuất phát từ việc bà là người đứng đầu của Nehru-Gandhi - triều đại đã thống trị nền chính trị ở Ấn Độ kể từ thời ông Jawaharlal Nehru - vị Thủ tướng đầu tiên sau khi đất nước này giành được độc lập.
Sinh ra ở Italy, nhưng Sonia đã trở thành thành viên trong một gia đình đầy quyền lực sau khi kết hôn với cậu con cả Rajiv của Thủ tướng kế nhiệm Indira Gandhi ở Ấn Độ. Sonia chưa từng cho thấy bà có bất cứ sự quan tâm nào tới chính trị và cũng không muốn chồng mình tham gia vào việc kinh doanh của gia đình. Vì vậy, ngay cả khi ông Rajiv được chọn là Thủ tướng kế nhiệm, bà vẫn là hậu phương không ham hố quyền lực.
Khoảng 6 năm sau vụ ám sát ông Rajiv, hiếm ai thuộc triều đại này trong chính phủ hoặc trong đảng Quốc đại dám từ bỏ tham vọng quyền lực, về ở ẩn như bà Sonia. Tuy nhiên, không phải tới tận năm 1997, sau khi đảng Quốc đại gặp thất bại trong cuộc tổng tuyển cử và bị sụp đổ, bà Sonia mới tham gia vào chính trường để hàn gắn họ.
Đảng Quốc đại vẫn giữ vững một niềm tin son sắt với triều đại Nehru-Gandhi, và bà Sonia đã cho thấy mình không bị ảnh hưởng bởi những lời chỉ trích triều đại này bằng cách làm ngược lại những gì mà một chính trị gia thường làm. Người phụ nữ này đã khéo léo lựa chọn cách tránh ánh hào quang và sự soi mói của công chúng.
Ông Manmohan Singh cũng phải đáp ứng các chính sách vì người nghèo của bà Sonia
Với việc từ chối trở thành Thủ tướng Ấn Độ, bà đã khiến ông Manmohan Singh phải đứng ra "chịu đòn" thay mình. Bà cũng rất hiếm khi trả lời phỏng vấn và cũng thường rất kiệm lời trong các phiên họp quốc hội. Đồng thời, người phụ nữ này cũng không công khai can thiệp gì khi chính phủ đối mặt với các cuộc khủng hoảng.
Tuy nhiên, bà Sonia đã vượt mặt Quốc hội và giới truyền thông, kêu gọi dân chúng biểu tình. Trong các cuộc biểu tình của mình, bà Sonia luôn đưa ra thông điệp mà bà học được từ mẹ chồng mình đó là: "Tôi đứng về phía những người nghèo khổ". Và để chứng minh cho câu nói trên, bà Sonia đã dẫn chứng hàng loạt các biện pháp mang tính chủ nghĩa cực đoan mà chính phủ nước này từng áp dụng khiến nền kinh tế Ấn Độ rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Sonia đã chứng minh lựa chọn đứng về phía người nghèo của mình bằng việc buộc ông Manmohan Singh phải thiết lập các phương án nhằm đảm bảo cho những người thất nghiệp có công ăn việc làm, và đảm bảo cho một số lượng đáng kể người dân ở đây được nhận trợ cấp về lương thực.
Thủ tướng Ấn Độ rồi đây sẽ phải tìm ra tiền để hoàn tất các chính sách ủng hộ người nghèo của bà Sonia bởi người phụ nữ này đã yêu cầu ông làm thế. Tuy nhiên, ông Manmohan Singh cũng là một nhà kinh tế có tiếng thận trọng. Một số người từng làm việc gần gũi với ông tiết lộ, câu châm ngôn ưa thích nhất của nhà lãnh đạo này là "tiền không từ trên trời rơi xuống". Vậy tại sao ông Manmohan vẫn phải cố kiếm ra tiền để giải quyết các chính sách vì người nghèo của bà Sonia? Phải chăng quyền lực thực sự nằm trong tay bà Sonia chứ không phải trong tay ông Manmohan?
Thành công nhờ sự khác biệt trên chính trường
Thông thường, sẽ không có các tuyên bố của chính phủ liên quan tới việc bà Sonia sang Mỹ chữa bệnh. Tuy nhiên, đảng Quốc đại đã đưa ra một tuyên bố như vậy mặc dù trong đó không có thông tin về căn bệnh bà mắc phải và bệnh viện - nơi bà đang được điều trị.
Rahul Gandhi sẽ tiếp bước sự nghiệp của mẹ mình?
Tuyên bố này lại được cho là hợp pháp dựa trên lý luận rằng sức khoẻ của bà là một vấn đề mang tính cá nhân, và nhân dân Ấn Độ cần phải tôn trọng các yêu cầu từ phía gia đình bà trong việc giữ bí mật những thông tin đó.
Tuy nhiên, hai tờ báo về kinh tế hàng đầu ở Ấn Độ đã không đồng ý với điều đó. Tờ Thời báo Kinh tế ở đây đưa tin, việc giữ bí mật như vậy khiến người ta liên tưởng tới sự ra đi đột ngột của một nhà lãnh đạo khác và những cộng sự của ông cũng đã được giữ trong bóng tối mãi. Và họ lo sợ, Sonia không phải là ngoại lệ.
Một lần nữa, Sonia Gandhi lại cho thấy, không giống như đại đa số các chính trị gia của nền dân chủ, bà cảm thấy mình không có nghĩa vụ phải giải thích về bản thân. Hơn thế nữa, bà cũng đã chứng minh, bản thân hoạt động độc lập trong việc đề cử người kế nhiệm mình.
Đảng Quốc đại cho hay, trong thời gian bà Sonia ở Mỹ, cậu con trai Rahul và 3 người khác - những người tuyệt đối trung thành với bà sẽ thay Sonia quản lý mọi hoạt động. Tuy nhiên, người ta vẫn thắc mắc, nếu chẳng may bà không qua khỏi, liệu bà Sonia có chuyển giao quyền lực cho Rahul để cậu quý tử này tiếp tục sự nghiệp của bà?
Theo VTC
Ấn Độ sẽ "đáp lại" sức mạnh quân sự của Trung Quốc Tờ báo Nga "Pioneer" dẫn lời Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh phát biểu trong một cuộc họp báo đưa tin, mặc dù với nguồn lực hạn chế, Ấn Độ đang cố gắng bắt kịp Trung Quốc về sức mạnh quân sự. "Người Trung Quốc đang vượt trước chúng tôi. Họ đang hướng ra Thái Bình Dương và thực tế đã chế tạo...