Ấn Độ-Nhật-Úc khởi động đối thoại 3 bên đầu tiên
Mối quan ngại trước các hoạt động xây đảo của Trung Quốc trên Biển Đông cùng các vấn đề hợp tác an ninh, quân sự, như tập trận chung được cho là các nội dung trong chính trong cuộc gặp cấp cao 3 bên đầu tiên của Ấn Độ, Nhật Bản và Úc.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki tham dự cuộc đối thoại ngày 8/6. (Ảnh: AFP)
Ấn – Nhật – Úc ngày 8/6 đã tổ chức cuộc đối thoại ba bên lần đầu tiên tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, với sự tham dự của Bí thư đối ngoại Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki và Vụ trưởng Vụ Đối ngoại và Thương mại Úc Peter Varghese.
Trong cuộc đối thoại, đại diện 3 nước đã tập trung thảo luận về môi trường an ninh, kinh tế trong khu vực, cũng như tình hình căng thẳng ở Biển Đông hiện nay. Trong chương trình nghị sự, các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông và triển khai quân sự tại đây của Trung Quốc được cho là một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của New Delhi, Tokyo và Canberra.
Hợp tác an ninh, chủ yếu trong lĩnh vực hải quân, được dự báo là chủ đề chính của đối thoại. Một nguồn tin quan chức Hải quân Ấn Độ cho biết đại diện 3 nước cho rằng nên tổ chức các cuộc tập trận chung.
Trước đây, New Delhi đã thể hiện ý định rõ ràng về việc tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung với Nhật Bản và Úc. Giới phân tích đánh giá hiện nay là thời điểm tốt để triển khai hoạt động này.
Tờ ET của Ấn Độ cho biết, dưới thời chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất (UPA), Mỹ đã đề xuất tổ chức một cuộc đối thoại bốn bên với Ấn Độ, Nhật Bản, Úc vào năm 2007 khi các nước này tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar tại Vịnh Bengal. Tuy nhiên, do vấp phải sự phản đối mạnh của Trung Quốc, cuộc đối thoại này đã bị trì hoãn.
Video đang HOT
Sau khi lên cầm quyền, chính phủ Liên minh dân chủ quốc gia (NDA) do BJP đứng đầu đã nhấn mạnh Ấn Độ không chỉ tiến hành các cuộc tập trận Malabar đa phương, mà còn tổ chức các cuộc thảo luận chung và đàm phán ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao.
Giới phân tích đánh giá, động thái mới của chính phủ Ấn Độ chứng tỏ rằng nước này đang có một cách tiếp cận mới, quyết liệt hơn với Trung Quốc.
Dù Mỹ không tham gia vào cuộc đối thoại 3 bên lần này, Washington vẫn là đồng minh an ninh chủ chốt của Nhật và Úc. Mỹ đang gia tăng vai trò an ninh của mình thông qua chính sách “xoay trục” về châu Á-Thái Bình Dương, thông qua nhiều hoạt động triển khai quân sự và tập trận, cũng như hỗ trợ an ninh cho các nước trong khu vực.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ ET
Ấn Độ lập mạng lưới radar ven biển đối phó sự bành trướng của Trung Quốc
Thủ tướng Ấn Độ gần đây đã kích hoạt một trạm radar tại Seychelles, đánh dấu sự khởi đầu của một dự án giám sát hàng hải do New Delhi dẫn đầu để thiết lập mạng lưới 32 trạm radar giám sát ven biển ở Seychelles, Maldives, Mauritius và Sri Lanka nhằm đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ Modi thăm Seychelles hôm 14/3. (Ảnh: Văn phòng thủ tướng Ấn Độ)
Ông Narendra Modi đã kích hoạt hệ thống radar trong chuyến công du đảo quốc Seychelles mới đây, khi ông tới thăm các đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương. Động thái này là một nỗ lực của New Delhi mà một số nhà chiến lược quân sự xem là nỗ lực nhằm thúc đẩy một liên minh mạnh mẽ hơn để đối trọng với sự bành trướng của hải quân Trung Quốc trong khu vực kể từ tháng 10 năm ngoái.
Phát biểu trước các quan chức hải quân Ấn Độ và các sĩ quan của cảnh sát biển Seychelles trong lễ kích hoạt, Thủ tướng Modi nói rằng kế hoạch của Ấn Độ bao gồm việc thiết lập các trạm radar tại Seychelles, Mauritius và Maldives. Các cuộc đàm phán nhằm thiết lập ít nhất 10 trạm khác tại Sri Lanka đang được tiến hành.
Theo ông Modi, các rạm radar giám sát ven biển (CSR) sẽ cải thiện khả năng hoạt động của các lực lượng an ninh biển tại các quốc gia đối tác và an ninh chung của các vùng đặc quyền kinh tế vốn tạo nên "nền kinh tế xanh" của khu vực.
"Chúng tôi xem Seychelles là một đối tác quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương. Mối quan hệ của chúng ta là duy nhất và đặc biệt. Nó được thành lập dựa trên nền tảng sâu sắc và sự tin tưởng lẫn nhau. Mối quan hệ an ninh của chúng ta rất vững chắc và cho phép chúng ta thực hiện trách nhiệm chung nhằm tăng cường an ninh biển trong khu vực", trang tin Defense News dẫn lời Thủ tướng Ấn Độ.
"Thật vinh dự được trở thành một đối tác của Seychelles trong việc phát triển các khả năng an ninh. Chúng tôi cũng hi vọng rằng Seychelles sẽ sớm trở thành một đối tác đầy đủ trong sự hợp tác an ninh biển với Ấn Độ, Maldives và Sri Lanka", ông Modi nói thêm.
Các nhà phân tích quốc phòng trong khu vực nói rằng khi hoàn thành, dự án gồm 32 trạm quan sát sẽ cho phép hải quân Ấn Độ, thông qua các đồng minh, giám sát hoạt động của tất cả các tàu thuyền ở Ấn Độ Dương.
Thủ tướng Modi đã cam kết tài trợ chiếc máy bay giám sát hàng hải Dornier thứ 2 nhằm tăng cường các khả năng tình báo, giám sát và do thám của cảnh sát biển Seychelles.
Ấn Độ đã tài trợ chiếc Dornier (Do 228) đầu tiên và một số tàu hải quân cho Seychelles vào giữa năm 2013. Tổng thống Seychelles James Michel cho hay các trạm radar là bằng chứng cho thấy mối quan hệ an ninh và quốc phòng bền chặt của nước này với Ấn Độ.
"Mọi người đều nhận thấy sự tham gia của Ấn Độ trong nhiều mặt của sự phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế của chúng ta. Chúng ta cũng có mối quan hệ đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh", ông Michel nói.
Ngoài trạm radar giám sát ven biển mới kích hoạt trên đảo chính Mahe, nhiều trạm khác sẽ được lắp đặt tại các đảo nhỏ hơn như Farqhuar, Astove và Assumption của Seychelles. Tất cả dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong thời gian từ tháng 7-8 tới.
Tại quốc gia láng giềng Mauritius, Thủ tướng Modi đã ký một thỏa thuận nhằm thiết lập 8 CSR do Ấn Độ kiểm soát và cam kết tiếp tục tăng cường năng lực của cảnh sát biển Mauritius với các máy bay, tàu hải quân mới. Ấn Độ cũng sẽ huấn luyện cho các thủy thủ của Mauritius.
Dự án giám sát vành đai Ấn Độ Dương được xem là sự đối phó của Ấn Độ với các chiến dịch bành trướng mới của Trung Quốc trong khu vực. Hồi tháng 1, Bộ quốc phòng Trung Quốc cho biết nước này sẽ thiết lập việc triển khai các tàu hải quân trong khu vực để bảo vệ các lợi ích kinh tế và an ninh, và đóng góp vào các chiến dịch chống hải tặc quốc tế trong khu vực.
Động thái của Ấn Độ diễn ra sau các báo cáo gần đây nói rằng Trung Quốc đang đẩy mạnh việc thiết lập ít nhất 18 cảng nước sâu với các quốc gia ven biển ở châu Á và châu Phi để thiết lập các căn cứ và các xưởng bảo dưỡng phục vụ tàu thuyền.
An Bình
Theo dantri
Mỹ giúp Ấn Độ đóng tàu sân bay hạt nhân để đối phó với Trung Quốc Một quan chức Ấn Độ cho biết nước này đã quyết định đóng tàu sân bay hạt nhân INS Vishal mới với sự trợ giúp của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Washington mới đây cũng đồng ý bán 48 tên lửa UGM-84L Block II phóng từ tàu ngầm cho Nhật Bản. Hình ảnh thiết kể của tàu...