Ấn Độ nhập thêm vũ khí từ Mỹ
Chuyến thăm ba ngày từ 23 tới 25/6 của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hứa hẹn sẽ mang đến một loạt các hợp đồng buôn bán vũ khí trị giá tới hàng tỷ USD giữa nước này và Ấn Độ
Máy bay vận tải quân sự C-17 do Mỹ chế tạo. Ảnh: Wikipedia
Ấn Độ hiện là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, và đang chuẩn bị một khoản ngân sách mới để hiện đại hóa quốc phòng, trong giai đoạn từ nay tới năm 2022. Trong chuyến đi lần này, Mỹ dự kiến sẽ cùng New Delhi ký được các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD để mua máy bay trực thăng, súng cối, hệ thống vũ khí và bệ phóng tên lửa.
Ngoài việc thúc đẩy các bản hợp đồng về quốc phòng, chuyến thăm của ông Kerry còn nhằm kết thúc hợp đồng về hạt nhân giữa hai nước.
Theo chuyên gia về chính sách đối ngoại và chiến lược Matthew Hoey, người đang làm việc tại Boston, thì: “Mỹ hoàn toàn có thể trở thành nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu cho Ân Độ, nếu những hạn chế cuối cùng trong khâu xuất khẩu vũ khí giữa hai nước được dỡ bỏ”.
“Mong muốn tăng cường sức mạnh quân sự của Ấn Độ được hoàn thiện phần nào thông qua hợp đồng mua thêm 6 chiếc máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules, với trị giá gần 1 tỷ USD”, Hoey nói thêm.
Một nguồn tin thân cận cũng cho hay: “Hai nước đang tiến hành một số phiên thảo luận liên quan tới việc Ấn Độ muốn mua thêm 6 máy bay lên thẳng C-130J của hãng Lockheed Martin. Các đơn đặt hàng cho ba chiếc đã được chuyển đi. Không quân Ấn Độ cũng dự kiến sẽ nhận thêm 10 chiếc máy bay vận tải hạng nặng Boeing C-17 Globemaster III, trị giá 5 tỷ USD. Việc chuyển giao chiếc máy bay này dự kiến sẽ thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2015. Cũng giống như trường hợp của máy bay C-130J, IAF cũng có kế hoạch nâng phi đội C-17 lên thêm 10 chiếc nữa”.
Video đang HOT
Chỉ trong 5 năm qua, nước Mỹ đã nhận được không ít những hợp đồng mua bán vũ khí béo bở từ Ấn Độ, bao gồm phi vụ bán 8 chiếc máy bay tuần tra biển P-81 một máy bay chống tầu ngầm của hãng Boeing trị giá 2,1 tỷ USD. Chỉ trong năm 2011, Mỹ đã kiếm được 4,5 tỷ USD từ các thương vụ mua sắm vũ khí với New Delhi, trong khi tổng số tiền Ấn Độ bỏ ra mua vũ khí của Mỹ trong 10 năm gần đây từ số 0 đã lên đến 10 tỷ USD.
Ngay trước chuyến thăm của ông Kerry, Andrew Shapiro, trợ lý bộ trường ngoại giao phụ trách những vấn đề chính trị và quốc phòng của Mỹ đã phát biểu rằng, ngoài việc chuẩn bị các hợp đồng bán vũ khí với Ấn Độ, “chúng tôi nghĩ rằng sẽ còn có thêm hàng tỷ USD nữa được ký kết trong vài năm tới”.
Cũng trong bài phát biểu của mình, Shapiro đã nhắc lại lời Ashton Carter, người khởi xướng sáng kiến bán vũ khí cho Ấn Độ, rằng: “chúng tôi nghĩ rằng đang đạt được một số tiến triển tốt và hy vọng sẽ hướng tới một nhịp độ thậm chí còn lớn hơn trong thương vụ bán vũ khí cho Ấn Độ”.
Ông Kerry cũng sẽ thúc đẩy hiệp định hạt nhân giữa hai nước. Mỹ muốn sớm kết thúc bản hiệp định làm việc về các lò phản ứng hạt nhân và dàn xếp xong vấn đề về trách nhiệm dân sự, nhằm tạo điều kiện để bắt đầu các thương vụ về thương mại hạt nhân.
Kim ngạch buôn bán hai chiều Mỹ – Ấn hiện ở mức 60 tỷ USD, và một khi hợp đồng hạt nhân được thực hiện, nó sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước.
Theo VNE
Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược mới với Ấn Độ
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tối qua tới thủ đô New Dehli, bắt đầu chuyến thăm chính thức Ấn Độ đầu tiên kể từ khi nhậm chức nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược mới.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cử chỉ rất ngoại giao sau khi kết thúc bài phát biểu về quan hệ đối tác chiến lược mới Mỹ - Ấn Độ.
Trong chuyến thăm 3 ngày, ông Kerry sẽ hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và người đồng cấp Salman Khurshi để giải tỏa những quan ngại của Ấn Độ xung quanh việc Mỹ rút khỏi Afghanistan và kế hoạch đàm phán với lực lượng Taliban.
Phát biểu ngay sau khi tới New Delhi, ông Kerry nhấn mạnh vai trò của Ấn Độ trong việc giúp đỡ ổn định tình hình ở quốc gia láng giềng Afghanistan, nhất là trong việc tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 5/4/2014.
"Nền dân chủ lớn nhất thế giới này có thể đóng vai trò trung tâm trong việc giúp chính phủ Afghanistan cải thiện hệ thống bầu cử và xây dựng cơ cấu tổ chức độc lập, đáng tin cậy nhằm giải quyết các xung đột", ông nhấn mạnh.
Ông cũng cảnh báo về những khó khăn sẽ nổi lên sau khi Mỹ rút hết quân chiến đấu khỏi chiến trường Afghanistan.
"Sẽ có rất nhiều khó khăn nổi lên sau khi Mỹ rút quân khỏi chiến trường Tây Nam Á này", Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo.
Trong bối cảnh đó, theo ông Kerry, hai nước Mỹ và Ấn Độ cần phải tăng cường hợp tác chặt chẽ nhằm đối phó hiệu quả với các thách thức tiềm tàng trong khu vực.
"Nền dân chủ lớn nhất thế giới và nền dân chủ lâu đời nhất thế giới cần phải cùng nhau nỗ lực hơn nữa nhưng không phải để đe dọa bất cứ ai, mà là nhằm tăng cường sức mạnh ứng phó với các thách thức trong khu vực hoặc từ một số nước khác", người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ kêu gọi.
Ông cũng kêu gọi hai nước đẩy mạnh thực thi Hiệp ước đầu tư song phương, Thỏa thuận hạt nhân dân sự Mỹ - Ấn Độ, hợp tác trong lĩnh vực hữu trí tuệ và tiếp cận thị trường của nhau.
Ông cũng bày tỏ chia buồn sâu sắc về thiệt hại do mưa lũ hoành hành ở miền Bắc Ấn Độ làm ít nhất 1.000 người chết và tuyên bố ủng hộ New Delhi 1,5 triệu USD giúp đỡ các nạn nhân.
Theo kế hoạch, trong ngày hôm nay, ông Kerry sẽ cùng người đồng cấp Ấn Độ Salman Khurshid đồng chủ trì Đối thoại Chiến lược Ấn Độ - Trung Quố nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, quốc phòng, an ninh, năng lượng và giáo dục.
Trước khi tới New Delhi, ông Kerry cho biết chính quyền của Tổng thống Barack Obama tin tưởng mạnh mẽ rằng một nước Ấn Độ hùng mạnh phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ và Washington nhiệt liệt ủng hộ sự trỗi dậy của New Delhi.
Chuyến thăm của ông Kerry diễn ra trong bối cảnh chính quyền Mỹ đang bị chấn động bởi tin cựu kỹ thuật viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden đã rời khỏi Hồng Kông (Trung Quốc) để tới một "nước thứ ba", được cho là Ecuador sau khi quá cảnh tại Mátxcơva.
Các quan chức tháp tùng ông Kerry từ chối bình luận về thông tin trên.
Theo Dantri
CCTV: Nhật chuẩn bị khai chiến với Trung Quốc? Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) vừa có chương trình phỏng vấn 2 chuyên gia quân sự diều hâu Doãn Trác và Đằng Kiến Quần về cục diện trên đảo Điếu Ngư/Senkaku. Một nhận định mới được đưa ra là: Nhật Bản đang ráo riết chuẩn bị để đánh một trận với Trung Quốc ở đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nội dung chương...