Ấn Độ nhận tên lửa phòng không S-400 vào năm 2017
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar, không quân Ấn Độ sẽ nhận được hệ thống tên lửa phòng không S-400 vào năm 2017. Chi phí của thỏa thuận không được tiết lộ, tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin, Ấn Độ có thể trả tới 6 tỉ USD cho 5 hệ thống S-400.
Thể hiện sự phấn khích với tên lửa S-400, Bộ trường Parrikar vừa khẳng định trước quốc hội nước này vào ngày 10-5 rằng, S-400 có sự hiệu quả đáng kể so với S-300 về nhiều mặt như tầm bắn, tốc độ đánh chặn tên lửa, tốc độ triển khai và khả năng dò ra nhiều mục tiêu cùng lúc.
Tên lửa phòng không S-400 của Nga
Hội đồng Mua sắm quốc phòng Ấn Độ đã chấp thuận hợp đồng mua tổ hợp tên lửa S-400 từ Nga vào hồi tháng 3-2016. Đại tướng không quân Ấn Độ Anil Chopra nhận định: “S-400 có rất nhiều điểm mạnh. Nó có tầm bắn cực xa. Hệ thống phòng không 40 tuổi của chúng ta chỉ có tầm tấn công 25 – 30km còn S-300 hay S-400 có thể hạ mục tiêu cách xa tới 250km. Nếu chúng ta bảo vệ những thành phố như New Delhi, Mumbai, Bangalore, hệ thống này sẽ phá hủy máy bay và tên lửa quân địch ở khoảng cách vài trăm km. Độ chính xác của S-400 cũng là điều đáng nể với 95% khả năng trúng mục tiêu. Các hệ thống phòng không hiện nay của chúng ta chỉ có tỉ lệ chính xác 80%”.
Trước Ấn Độ, còn có Trung Quốc cũng đã đạt được thỏa thận mua các hệ thống S-400 của Nga. Moscow đã khẳng định với tất cả khách hàng rằng, họ sẽ chỉ bắt đầu cung cấp S-400 cho nước ngoài khi nhu cầu trong nước của quân đội Nga được đáp ứng hoàn toàn.
Theo_An ninh thủ đô
Video đang HOT
Việt Nam tự nâng cấp kho tên lửa phòng không
Để những tên lửa phòng không có tuối đời hàng chục năm có thể tác chiến tốt trong chiến tranh hiện đại, Việt Nam đã tự chủ nâng cấp kho tên lửa của mình.
Bắt đầu từ đầu những năm 1960, bộ đội tên lửa Việt Nam đã được tiếp nhận các tổ hợp tên lửa SA-75 đầu tiên từ Liên Xô. Tiếp tục nhiều năm sau đó, Việt Nam còn nhận thêm các tổ hợp tên lửa mới như S-125 Neva, 9K35 Strela-10, 2K12 Kub...
Dù hiện nay, phòng không Việt Nam đã được trang bị những hệ thống tên lửa hiện đại hơn nhiều nhưng nòng cốt của phòng không vẫn dựa vào những hệ thống tên lửa được sản xuất từ những năm 1960.
Chính vì vậy, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) được giao nhiệm vụ "tiến thẳng lên hiện đại". Khí tài trang bị kỹ thuật có thêm nhiều chủng loại mới, song cũng đồng thời tiếp tục nâng cấp để khai thác, sử dụng hiệu quả các loại khí tài trang bị hiện có. Từ đó, đặt ra cho ngành kỹ thuật quân chủng những yêu cầu cao hơn trong công tác nghiên cứu, bảo đảm kỹ thuật.
Đặc biệt đến nay, ngành kỹ thuật Quân chủng đã phối hợp với đối tác và các nhà máy tổ chức cải tiến hàng loạt bộ khí tài tên lửa ứng dụng công nghệ mới, bắn nghiệm thu thành công và đưa vào trang bị cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Kết quả của các dự án đã góp phần làm tăng khả năng hỏa lực, khả năng cơ động, khả năng chống nhiễu, mở rộng vùng sát thương, giảm quân số kíp chiến đấu, tăng tuổi thọ của tổ hợp tên lửa phòng không và đạn tên lửa...
Đặc biệt trong số đó là việc nâng cấp thành công tên lửa S-125 Pechora lên chuẩn S-125-2TM do Việt Nam tự thực hiện. Gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào cải tiến radar điều khiển hỏa lực, trang bị an-ten mới, bổ sung phầm mềm lái tự động mới, bộ vi xử lý mới. Radar nâng cấp cho phép cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
Sau khi nâng cấp, cự ly phát hiện mục tiêu của S-125-2TM tăng lên 100 km (so với 80 km trước khi nâng cấp), độ cao tối đa phát hiện mục tiêu đạt 25 km (so với 18 km trước khi nâng cấp).
Tên lửa của S-125-2TM có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với vận tốc 900 m/s ở cự ly 35 km (trước khi nâng cấp chỉ tiêu diệt được mục tiêu bay với vận tốc 700 m/s, cự ly 25 km). Khả năng kháng nhiễu của hệ thống đạt 2.700 W/MHz (vượt trội rất lớn so với trước khi nâng cấp là 24 W/MHz), thời gian triển khai chiến đấu chỉ mất 20 phút.
Tỷ lệ tiêu diệt các mục tiêu bay của hệ thống S-125-2TM như sau: Với máy bay chiến đấu: từ 85 - 96 % (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 45 - 87%)- Với trực thăng: từ 40 - 80% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 17 - 67%).
Với tên lửa hành trình: từ 30 - 85% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 4 - 48%). Việc nâng cấp hệ thống S-125 lên chuẩn S-125-2TM giúp cho lực lượng phòng không Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của tác chiến hiện đại với chi phí bỏ ra rất thấp so với việc mua mới các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại hơn.
Theo_Báo Đất Việt
Iran triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-300 Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan ngày 10.5 cho biết nước này đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga cung cấp tại căn cứ quân sự Khatam al-Anbia, theo đài RT. Hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga sản xuấtAFP Vị tướng Iran cũng cho biết tên lửa Bavar-373 tự chế tạo với những...