Ấn Độ ‘nhắm mắt’ nối lại thương vụ M777 với Mỹ
Chương trình trang bị pháo M777 trên tuyến kiểm soát thực tế với Trung Quốc của Ấn Độ đã gần hoàn tất bất chấp giá thành đắt đỏ.
Chương trình trang bị pháo M777 trên tuyến kiểm soát thực tế với Trung Quốc của Ấn Độ đã gần hoàn tất bất chấp giá thành đắt đỏ.
TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ chê Mỹ bán pháo M777 quá đắt Chiến lược vũ khí Ấn Độ: Chọn Mỹ chẳng phụ Nga Toan tính của Ấn Độ khi mua vũ khí Mỹ
Mạng tin quốc phòng Ấn Độ ngày 16/2 cho biết Mỹ đã chấp thuận đề nghị bán lựu pháo M777 cho nước này với một thỏa thuận liên chính phủ và “Thư chấp nhận” (LOA) – bước cuối cùng của một thỏa thuận mua bán vũ khí, dự kiến sẽ được Mỹ gửi tới Ấn Độ ngay trong tuần.
Theo nguồn tin này, sau khi nhận được LOA và được Chính phủ Ấn Độ phê chuẩn, thương vụ trên sẽ được triển khai và ít nhất hai bích kích pháo M777 sẽ được bàn giao cho Lục quân Ấn Độ ngay trong năm 2016.
Trong khi đó tờ Times of India dẫn nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra bởi Mỹ khăng khăng rằng chỉ bán M777 với mức giá khoảng 6 triệu USD/khẩu.
Pháo M777 được thiết kế và sản xuất bởi công ty BAE Systems (Mỹ). Trọng lượng của vũ khí là 4220 kg do sử dụng nhiều titan trong cấu trúc, nhờ đó có thể vận chuyển M777 bằng móc treo bên ngoài máy bay trực thăng. M777 là pháo kéo nhẹ nhất của loại này. Chiều dài của M777 là 10,2 m.
Video đang HOT
Khi vận chuyển M777 sử dụng máy kéo 6×6. Việc giảm trọng pháo cho phép thiết bị có thể được vận chuyển bằng đường hàng không, bao gồm cả pháo V-22 Osprey, nhưng không thể đối với M198.
Pháo kéo hạng nhẹ M777 được sử dụng để thay thế hệ thống đại bác của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nhằm yểm trợ trực tiếp. Hệ thống dùng để yểm trợ các đơn vị chiến đấu và yểm trợ trực tiếp trung đoàn kỵ binh thiết giáp, thay thế pháo kéo M198.
Được biết, phiên bản M777 Mỹ chào bán cho Ấn Độ được Mỹ nâng cấp để cải thiện hệ thống điều khiển hỏa lực. Thậm chí Mỹ xem việc nâng cấp M777 nằm trong khuôn khổ trương trình NLOS-C (vũ khí tương lai không đường ngắm).
Công nghệ này đã thử nghiệm trên nòng pháo M777. Để tăng tính di động một trong những phiên bản M777 được trang bị đai xích. M777 sử dụng cùng một loại đạn giống như phiên bản trước đó.
Pháo được trang bị màn hình hiển thị thông tin cho phép gửi tin nhắn văn bản tính toán hỏa lực. Kết quả là M777 có thể khai hỏa sau 4 phút sau khi nhận được lệnh.
Để khai hỏa có thể sử dụng đạn điều khiển M982 Excalibur với phạm vi tiêu diệt mục tiêu lên đến 40km, độ lệch tối đa không quá 10m.
Theo_Báo Đất Việt
Xuất khẩu quốc phòng Pháp tăng kỷ lục sau thương vụ Mistral
Bất chấp dư luận tiêu cực do thương vụ tàu Mistral với Nga đổ vỡ, ngành xuất khẩu quốc phòng Pháp năm 2015 vẫn tăng gấp đôi so với năm 2014.
Trung tâm Phân tích thị trường vũ khí toàn cầu (CAWAT) vừa đưa ra số liệu thống kê trong năm 2015, Pháp đã có hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu Rafale đầu tiên. Trong đó, đáng kể nhất là hợp đồng cung cấp 24 máy bay loại này cho Ai Cập và hợp đồng tương tự với Qatar.
Tờ Le Monde dẫn thông tin chính thức từ Bộ Quốc phòng Pháp cho biết tổng giá trị xuất khẩu vũ khí, trang bị của nước này trong năm 2015 đã tăng kỷ lục, gấp đôi so với năm 2014 khi đạt mức 16 tỷ Euro, tương đương 17,4 tỷ USD. Trong ảnh: Tiêm kích Rafale.
Báo Pháp Le Monde dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, nhờ xuất khẩu vũ khí, trang bị tăng trưởng mạnh, ngành công nghiệp quốc phòng Pháp đã tạo thêm hàng vạn chỗ làm mới và mở ra tương lai đầy xán lạn. Trong ảnh: Tiêm kích Rafale.
Để có được mức tăng trưởng kỷ lục này, khách hàng chính mua vũ khí Pháp là các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi. CAWAT thống kê, năm 2015, ngoài xuất khẩu chiến đấu cơ Rafale cho Ai Cập và Qatar, Pháp và Ấn Độ còn hoàn thành những bước cuối cùng để thực hiện thương vụ bán 36 máy bay Rafale trị giá nhiều tỷ USD cho New Delhi.
Không chỉ khai thông bế tắc cho việc xuất khẩu tiêm kích Rafale trong nhiều năm liền, năm 2015, Ai Cập đã ký thỏa thuận với hãng chế tạo DCNS cung cấp chiến hạm tàng hình lớp FREMM và nhiều tổ hợp tên lửa hiện đại.
Trong tháng 10/2015, Paris và Cairo cũng nhất trí hợp đồng cung cấp 2 tàu đổ bộ mang trực thăng lớp Mistral, vốn thuộc hợp đồng đổ vỡ với phía Nga. Trong ảnh: Chiến hạm tàng hình lớp FREMM.
Đặc biệt là trong khuôn khổ chuyến thăm Pháp vào tháng 10/2015 của Thủ tướng Kuwait Sheikh Jaber Al-Mubarak Al-Ahmad Al-Sabah đã công bố ý định mua mua 24 trực thăng H-225 Caracal trị giá khoảng 1 tỷ Euro, cùng với đó là gói hợp đồng bảo dưỡng và cung cấp phụ tùng thay thế. Trong ảnh: Chiến hạm tàng hình lớp FREMM.
Ngay khi Pháp công khai kết quả này, giới chuyên gia quốc phòng lẫn truyền thông quốc tế đã tỏ ra khá bất ngờ bởi theo nhận định trước đó, xuất khẩu quốc phòng Pháp sẽ rất thê thảm do những tác động tiêu cực sau khi Paris đơn phương hủy hợp đồng tàu Mistral với Nga. Trong ảnh: Tàu đổ bộ Mistral.
Dù đạt mức tăng trưởng kỷ lục về xuất khẩu quốc phòng nhưng Pháp đã để Trung Quốc đã "vượt mặt" trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba. Đây là kết quả từ một cuộc nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI). Trong ảnh: Tàu đổ bộ Mistral.
Nghiên cứu cho thấy nước Pháp sẽ có được vị trí thứ ba trước Trung Quốc và Đức nếu bàn giao tàu Mistral cho Nga và hoàn thành hợp đồng 1,5 tỷ USD như đã ký kết vào năm 2011. Trong ảnh: Tàu đổ bộ Mistral.
1/10
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ đau đầu vì những thương vụ dùng tiền "bẩn" mua siêu biệt thự Quan ngại dòng tiền bất chính từ nước ngoài ngày càng ồ ạt chảy vào Mỹ và được rửa thông qua các thương vụ mua bán bất động sản cao cấp, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố sẽ điều tra những người bí mật mua nhà cửa, cao ốc siêu sang đắt tiền. Một siêu biệt thự ở ngoại ô New York (Mỹ)....