Ấn Độ: Nguy cơ đụng độ biên giới Trung-Ấn gia tăng
Phía Ấn Độ lo ngại có thể sẽ xảy ra thêm đụng độ giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc dọc biên giới tranh chấp khi Bắc Kinh tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự trong khu vực.
Đánh giá an ninh mới của cảnh sát Ấn Độ ở vùng Ladakh nhận định rằng có thể sẽ xảy ra thêm đụng độ giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc dọc biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya khi Bắc Kinh tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự trong khu vực, hãng Reuters đưa tin ngày 27-1.
Cảnh sát Ladakh đánh giá rằng đụng độ biên giới Trung-Ấn có nguy cơ gia tăng. Ảnh: AFP
Đánh giá trên nằm trong bài nghiên cứu bí mật của cảnh sát Ladakh được trình bày tại một hội nghị của các sĩ quan cảnh sát hàng đầu Ấn Độ diễn ra từ ngày 20 đến 22-1.
Nghiên cứu cho biết đánh giá dựa trên thông tin tình báo do cảnh sát địa phương thu thập ở các khu vực biên giới và mô hình căng thẳng quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong những năm qua.
“Với những áp lực trong nước … ở Trung Quốc và lợi ích kinh tế của họ ở khu vực, quân đội Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự và các cuộc đụng độ sẽ diễn ra thường xuyên theo một mô hình hoặc có thể không theo một mô hình nào” – bài nghiên cứu nhận định.
Video đang HOT
“Nếu chúng ta phân tích mô hình của các cuộc đụng độ và căng thẳng thì cường độ đã tăng lên kể từ năm 2013-2014 với khoảng thời gian 2-3 năm một lần. Với cơ sở hạ tầng khổng lồ do quân đội Trung Quốc xây dựng từ phía Trung Quốc, cả hai quân đội đang thách thức phản ứng, sức mạnh pháo binh và thời gian huy động bộ binh của nhau” – nghiên cứu cho hay.
Theo nghiên cứu, New Delhi đang mất dần đất vào tay Bắc Kinh ở khu vực Ladakh khi biên giới bị đẩy vào bên trong lãnh thổ Ấn Độ thông qua việc tạo ra các vùng đệm.
Quân đội Ấn Độ đã không trả lời yêu cầu bình luận, song đánh giá an ninh trên có ý nghĩa quan trọng vì được trình bày tại hội nghị có sự tham dự của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về đánh giá trên.
Căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh tại khu vực biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong nhiều năm qua, kể từ cuộc đụng độ hồi năm 2020 ở thung lũng Galwan khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng. Một cuộc đụng độ mới ở biên giới tranh chấp nổ ra vào ngày 9-12 năm ngoái giữa quân đội hai bên nhưng không có thương vong.
Ấn Độ gặp rủi ro quốc phòng khi hướng đến tự lực?
Quan ngại về việc quá phụ thuộc vào thiết bị quân sự nước ngoài sản xuất, Ấn Độ đã cấm nhập khẩu nhiều hệ thống và bộ phận vũ khí khác nhau.
Nhưng các chuyên gia cảnh báo quân đội Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt thiết bị quân sự.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khi công bố sáng kiến "Make in India" tại New Delhi năm 2014. Ảnh: AP
Kênh DW (Đức) cho biết Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi nước này "tự lực" trong công nghệ quốc phòng và vũ khí. Thủ tướng Modi vào năm 2020 phát biểu: "Tình hình thế giới hiện nay cho chúng ta thấy Ấn Độ tự lực là con đường duy nhất". Kể từ đó đến nay, New Delhi đã tập trung vào tự lực ở nhiều lĩnh vực, trong đó có xử lý thực phẩm, thiết bị quân sự, điện tử.
Tuy nhiên, việc thúc đẩy hướng tới tự sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự trong nước vẫn là chặng đường dài với Ấn Độ. Nước này hiện nay nằm trong nhóm 5 nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.
Để tăng cường năng lực sản xuất và phát triển vũ khí nội địa, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với một số hệ thống và bộ phận thiết bị quân sự. Bộ Quốc phòng cũng đã đưa ra danh sách các mặt hàng mà lực lượng vũ trang Ấn Độ sẽ buộc phải mua từ các nhà sản xuất địa phương.
Tuy nhiên, trong tháng 9 vừa qua, tờ Bloomberg (Mỹ) cho rằng Ấn Độ không sản xuất đủ vũ khí để đáp ứng nhu cầu quốc phòng của nước này và thậm chí còn đối mặt với tình trạng thiếu hụt vũ khí do chính sách "Make in India" của Thủ tướng Modi.
Bloomberg đánh giá Ấn Độ có nguy cơ đến năm 2026 rơi vào cảnh thiếu trực thăng trầm trọng và đến năm 2030 là thiếu chiến đấu cơ. Trong khi đó, Ông Anil Chopra tại Trung tâm nghiên cứu Không lực ở New Delhi cho rằng Ấn Độ có khả năng phải đối mặt với tình thế khủng hoảng thiếu chiến đấu cơ từ năm 2025.
Ông cho biết những chiếc Mig-21 Bison sẽ "nghỉ hưu" vào năm 2025 nhưng Ấn Độ chưa có chiến đấu cơ thay thế cho phi đội này. Ông cũng nhấn mạnh Ấn Độ đang thiếu hụt hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS) cũng như máy bay tiếp liệu.
Tên lửa Brahmos của Ấn Độ. Ảnh: AP
Các chuyên gia cho biết lý do chính phủ Ấn Độ đẩy mạnh tự lực cho lực lượng vũ trang là do nước này không có quỹ để mua sắm và chi trả cho mức giá các quốc gia đưa ra với vũ khí công nghệ cao.
Nhà phân tích quốc phòng Ajai Shukla nhận xét với DW: "Nếu thiếu nguồn lực tài chính lớn để mua vũ khí từ các nhà cung cấp quốc tế, Ấn Độ không còn nhiều lựa chọn ngoài việc tự sản xuất vũ khí".
Theo ông Shukla, để tự sản xuất vũ khí, Ấn Độ cần mở rộng nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, việc thúc đẩy tự lực của New Delhi dường như đã "chậm chân" nhiều thập niên với một số chuyên gia cho rằng điều này đáng lẽ nên triển khai khi nước này bắt đầu mở cửa kinh tế.
Ông Anil Chopra phân tích: "Trong 35 năm, chúng tôi đã cố gắng tạo động cơ máy bay tại Ấn Độ nhưng chưa thực hiện được và chẳng có ai sẵn sàng hỗ trợ". Ông Chopra cũng cho biết những nước đề nghị hỗ trợ cũng không chuyển giao 100% công nghệ mà chỉ một phần.
Nhà phân tích Shukla cho biết một trong những thách thức với Ấn Độ phải đối mặt trong tự lực về lĩnh vực quốc phòng là mức phát triển công nghệ và khoa học ở nước này vẫn thấp.
Ông bổ sung: "Chúng ta không thể làm việc với thiết bị cũ kỹ và công nghệ thấp. Cần có thời gian cũng như đầu tư để trèo lên nấc thang công nghệ và phát triển vũ khí chất lượng sinh tồn được trong chiến trận hiện đại".
Cả ông Shukla và Chopra đều cho rằng điều cần thiết là chính phủ Ấn Độ phải dành thêm kinh phí đầu tư để đạt được mục tiêu tự lực quân sự.
Quân đội Ấn Độ tăng cường triển khai mạng lưới 5G dọc biên giới Trung Quốc Quân đội Ấn Độ đang tích cực tìm kiếm sự giúp đỡ từ các công ty trong nước để thiết lập mạng di động 5G ở vùng núi cao biên giới nhằm phục vụ cho công tác liên lạc viễn thông, Internet. Trạm phát sóng mạng 5G được đặt trên đường phố Bắc Kinh. Ảnh: AFP Theo đài Sputnik, nhu cầu về việc...