Ấn Độ ngừng mua 2,8 tỷ USD thiết bị điện từ Trung Quốc
Bộ trưởng Năng lượng Ấn Độ Raj Kumar Singh tuyên bố quốc gia Nam Á sẽ ngừng nhập khẩu thiết bị điện của Trung Quốc sau cuộc đụng độ chết người tại biên giới.
Theo Bloomberg, trong cuộc họp với quan chức ngành điện các bang, Bộ trưởng Singh khẳng định Ấn Độ có đủ năng lực sản xuất mọi thiết bị điện. Ông yêu cầu chính quyền các địa phương mua thiết bị điện sản xuất trong nước, thay vì nhập khẩu từ Trung Quốc.
Thống kê của Bộ Năng lượng Ấn Độ cho thấy Trung Quốc xuất khẩu 2,8 tỷ USD thiết bị điện sang Ấn Độ trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2019. Trong quãng thời gian này, Ấn Độ mua sắm tổng cộng 9,5 tỷ USD thiết bị điện để phục vụ các dự án điện truyền thống.
Giá cổ phiếu của Bharat Heavy ELectricals, nhà sản xuất thiết bị điện lớn nhất Ấn Độ, tăng 5,3% sau tuyên bố của Bộ trưởng Singh.
Trước đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đề nghị doanh nghiệp nước này mua hàng từ các nhà cung cấp nội địa để thúc đẩy phục hồi kinh tế và tạo công ăn việc làm sau quãng thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19. Căng thẳng biên giới Ấn – Trung càng thúc đẩy các nỗ lực của chính phủ Ấn Độ.
Người dân Ấn Độ mở chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.
“Một quốc gia dám xâm nhập vào lãnh thổ của chúng ta, giết binh lính của chúng ta, mà chúng ta lại tạo công ăn việc làm cho quốc gia đó. Đó là điều không thể chấp nhận được”, Bộ trưởng Singh nhấn mạnh.
Ông Singh cho biết để kiểm tra thiết bị điện sạch nhập khẩu, chính phủ Ấn Độ sẽ sử dụng hàng rào thuế quan thay vì ra lệnh cấm. Ước tính 80% tấm pin điện mặt trời bán tại Ấn Độ có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Video đang HOT
Ngoài ra, Bộ trưởng Năng lượng Ấn Độ giải thích nguy cơ tấn công mạng là lý do khác buộc nước này phải lựa chọn nhà cung cấp cẩn thận. “Chúng tôi sẽ kiểm tra thiết bị nhập khẩu từ các quốc gia khác để xem chúng có chứa phần mềm độc hại hay không. Hệ thống điện lực rất nhạy cảm và rất dễ bị tấn công mạng”, ông nhấn mạnh.
Tháng 10/2019, một nhà máy điện hạt nhân Ấn Độ bị tấn công bằng mã độc. Vài tháng sau, chính phủ Ấn Độ công bố dự thảo hướng dẫn vận hành các mạng lưới điện, yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp an ninh mạng nghiêm ngặt.
Đấu súng ở biên giới, Ấn Độ rơi vào "thế gọng kìm" chưa từng có trong lịch sử
Quân đội Ấn Độ từ lâu đã bày tỏ lo ngại về sự nguy hiểm khi phải đối phó với "thế gọng kìm" từ Trung Quốc và Pakistan ở biên giới. Giờ đây, mối lo ngại đó đã thực sự xảy ra.
Căng thằng bùng lên ở biên giới Ấn Độ - Pakistan (ảnh: India Today)
Vòng đàm phán cấp tướng diễn ra hồi đầu tuần này giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã kết thúc mà tiếp tục không mang lại kết quả như mong đợi để hạ nhiệt căng thẳng biên giới.
Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng quân, vũ khí ra biên giới và đẩy mạnh việc xây dựng những công trình để củng cố tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.
Giữa lúc đang căng thẳng với Trung Quốc, Ấn Độ lại phải "gồng mình" trên một "mặt trận" mới khi tiếng súng, pháo kích nổ ra ở khu vực biên giới giáp Pakistan.
Ngày 2.7, quân đội Ấn Độ tuyên bố Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn ở Đường kiểm soát (LoC) ranh giới giữa hai nước. Binh sĩ Ấn Độ và Pakistan đã trao đổi hỏa lực ở biên giới. Thương vong hiện chưa được xác nhận.
Truyền thông Ấn Độ cáo buộc Pakistan đã "họp kín" với Trung Quốc trước khi điều 20.000 quân cùng khí tài hạng nặng ra biên giới.
Kể từ khi chính thức giành độc lập từ tay Anh vào năm 1947, Ấn Độ đã có 4 lần chiến tranh biên giới với Pakistan và 2 lần với Trung Quốc.
Tuy nhiên trong suốt hàng thập kỷ tranh chấp biên giới, Ấn Độ chưa bao giờ phải dàn quân bảo vệ cùng một lúc khu vực phía Bắc (giáp Trung Quốc) và khu vực phía Tây (giáp Pakistan) như hiện nay.
Chiến đấu cơ Ấn Độ ở khu vực biên giới với Trung Quốc (ảnh: SCMP)
Quân đội Ấn Độ bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc và đồng minh là Pakistan đang hợp lực đối phó với New Delhi, trong bối cảnh chính quyền của ông Narendra Modi vẫn đang "đau đầu" vì sự bùng phát của dịch Covid-19.
"Ấn Độ rõ ràng đang phải chịu áp lực rất lớn từ số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh và tình trạng căng thẳng biên giới với Trung Quốc, Pakistan. Chúng ta đã chứng kiến mối quan hệ giữa Ấn Độ với Pakistan, Trung Quốc trở nên tồi tệ trong vài năm qua. Pakistan và Trung Quốc có vẻ đang muốn gây áp lực trong đại dịch, khi chính quyền của ông Modi mất tập trung", Ian Hall, chuyên gia quan hệ quốc tế tại đại học Griffith, nhận định.
"Ấn Độ có quân số thường trực rất lớn và sẵn sàng để đối phó với những tình huống bất ngờ. Tuy nhiên, việc phải trải dài nguồn lực phòng thủ cho cả 2 mặt trận cùng một lúc là không hề dễ dàng", một quan chức quân đội Ấn Độ giấu tên nhận xét.
Tư lệnh lục quân Ấn Độ - tướng Manoj Mukund Naravane - đã cảnh báo về kịch bản "lưỡng đầu thọ địch" đầy nguy nan.
"Nguy cơ phải chiến đấu ở 2 mặt trận cùng một lúc là rất đáng lo ngại. Ấn Độ không tham chiến chỉ bằng lực lượng vũ trang, chúng ta còn có cơ quan ngoại giao và những ban ngành khác. Ấn Độ phải đảm bảo không bị dồn vào chân tường và phải đối phó với 2 kẻ địch cùng lúc", ông Naravane phát biểu.
Binh sĩ Ấn Độ ở biên giới (ảnh: India Today)
Trong khi quân đội Trung - Ấn còn chưa hạ nhiệt, khu vực LoC giữa Ấn Độ - Pakistan đã trở nên "nóng" không kém.
Quân đội Ấn Độ tuyên bố đã tiêu diệt 127 "phần tử khủng bố" ở LoC trong 6 tháng đầu năm nay, cao hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Số vụ đấu súng ở LoC giữa Ấn Độ và Pakistan cũng tăng gấp đôi so với năm trước.
Hôm 1.7, Bộ Ngoại giao Pakistan cáo buộc Ấn Độ vi phạm lệnh ngừng bắn ở LoC 1.500 lần, gây thương vong cho dân thường thuộc khu vực do Pakistan quản lý.
Vipin Narang - phó giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) - cho rằng, không thể loại trừ khả năng Pakistan và Trung Quốc bắt tay nhau để gây áp lực với Ấn Độ ở khu vực biên giới.
"Pakistan có thể tận dụng tình hình Ấn Độ đang dồn sự chú ý ở biên giới với Trung Quốc để gia tăng hoạt động tại LoC", ông Vipin Narang nhận định.
Ông Narang nói thêm rằng, đây có thể là mùa hè đẫm máu nhất với Ấn Độ ở cả 2 khu vực đang tranh chấp biên giới.
Chặn đường làm ăn của Trung Quốc, Ấn Độ trụ được bao lâu? Liệu Mỹ hoặc ai đó nữa, ví dụ như Nhật Bản, có thể bù đắp cho những mất mát rõ ràng của Ấn Độ từ sự phân biệt đối xử với các công ty Trung Quốc? Căng thẳng Trung-Ấn bắt đầu từ vấn đề biên giới đến thương mại. Từ căng thẳng biên giới Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đang cố...