Ấn Độ nghi ngờ những “lời đường mật” của Trung Quốc
Sau khi ông Narendra Modi đắc cử chức vụ Thủ tướng Ấn Độ, Trung Quốc tỏ ra rất sốt sắng lấy lòng ông Modi. Họ ca ngợi ông Modi là một người bạn của Trung Quốc mặc dù trong chiến dịch tranh cử, ông Modi luôn nhấn mạnh phải cứng rắn với Bắc Kinh, đặc biệt trong vấn đề biên giới, lãnh thổ.
Sau khi ông Narendra Modi đắc cử chức vụ Thủ tướng Ấn Độ, Trung Quốc tỏ ra rất sốt sắng lấy lòng ông Modi. Họ ca ngợi ông Modi là một người bạn của Trung Quốc mặc dù trong chiến dịch tranh cử, ông Modi luôn nhấn mạnh phải cứng rắn với Bắc Kinh, đặc biệt trong vấn đề biên giới, lãnh thổ.
Những lời đường mật
Trung Quốc cũng là một trong những nước đầu tiên cử Bộ trưởng ngoại giao đến New Delhi và bàn việc hợp tác. Bắc Kinh tuyên bố đã sẵn sàng giải quyết tranh chấp biên giới với Ấn Độ và chuẩn bị đầu tư ở quốc gia Nam Á nếu các quy tắc thương mại được nới lỏng.
“Qua nhiều năm đàm phán, chúng tôi đã đi đến thỏa thuận về những điều cơ bản về chuyện biên giới và chúng tôi đang chuẩn bị để đạt được một giải pháp cuối cùng”, Bộ trưởng Ngoại giao Wang Yi cho biết tại New Delhi. “Hợp tác Trung Quốc-Ấn Độ giống như một kho báu khổng lồ đang chờ được phát hiện”, ông Wang nói. “Tiềm năng là rất lớn.”
Sở dĩ Trung Quốc đột ngột dịu giọng với Trung Quốc là do nước này đang bị các nước láng giềng khác, đặc biệt là Nhật Bản và ASEAN cô lập sau khi Bắc Kinh có những hành động hung hăng trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Hồi tháng 5, Trung Quốc đơn phương đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam. Ngoài ra, họ còn có các hành động khiêu khích khác với Nhật và Philippines.
Video đang HOT
Không có nụ cười khi bắt tay nhau
Trung Quốc vồ vập với Ấn Độ do e ngại Mỹ và Nhật sẽ lôi kéo Ấn Độ vào một liên minh chống lại Bắc Kinh. Việc Trung Quốc hứa hẹn đầu tư vào đất nước đông dân nhì thế giới giống như giơ một món quà trước chính phủ mới của Ấn Độ để đối lấy thái độ hòa hoãn của ông Modi (ít nhất là không liên minh với Nhật và Mỹ để chống Bắc Kinh)
Còn đầy bất đồng
Mặc dù vậy, sự cảnh giác của ông Modi với Trung Quốc vẫn rất lớn. Sự ngon ngọt của Bắc Kinh trong vài câu nói không thể dẹp được những hoài nghi của ông Modi với người láng giềng thích gây rối cũng như những bất đồng sâu sắc giữa hai nước.
Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đã chiếm đóng 38.000 km vuông ở tỉnh Jammu và Kashmir, trong khi chính quyền Bắc Kinh tuyên bố 90.000 km vuông đất ở bang Arunachal Pradesh là của họ.
Ấn Độ và Trung Quốc đều đã đụng độ nhau trong một cuộc xung đột biên giới ngắn ngủi vào năm 1962. Cho đến giờ Trung Quốc vẫn rêu rao đó là một chiến thắng trong bảo vệ lãnh thổ.
Tình hình hiện nay vẫn chưa hạ nhiệt khi năm ngoái, Ấn Độ tố cáo Trung Quốc cho quân xâm nhập sâu qua biên giới thực tế hai nước. Bản thân ông Modi hiểu dã tâm của Trung Quốc hơn ai hết. Trong chiến dịch tranh cử, ông Modi thề sẽ có một cứng rắn hơn về việc bảo vệ biên giới của Ấn Độ với Trung Quốc hơn chính quyền tiền nhiệm.
Báo Ấn Độ luôn cảnh giác Trung Quốc
Do vậy, ông Modi không thể nhượng bộ Trung Quốc trong vấn đề nhạy cảm này dù Trung Quốc có đưa ra những hứa hẹn kinh tế hấp dẫn. Điều quan trọng hơn khiến Ấn Độ cảnh giác là hiện giờ Bắc Kinh đang ngon ngọt do cần Ấn Độ hợp tác. Một lúc nào đó, khi các vấn đề với láng giếng khác giải quyết xong, Bắc Kinh lại có thể tiến hành những hoạt động thù địch như năm ngoái.
Ông Modi vẫn ngả về Nhật – Mỹ?
“Với Trung Quốc, Modi sẽ cố gắng để cân bằng để đạt lợi ích là những nguồn đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng, đồng thời cố gắng để củng cố an ninh biên giới,” Srikanth Kondapalli, giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi nói. Tất nhiên, ông Modi không có muốn căng thẳng với Trung Quốc trong thời gian đầu nắm quyền.
Tuy nhiên, Ấn Độ khó coi Bắc Kinh có thể là một đối tác tin cậy trong thời gian dài. Bản thân ông Modi cũng coi Nhật và Mỹ mới là những đối tác đáng tin cậy thật sự. Điều này thể hiện trong hành trình công du của ông trong thời gian tới trên cương vị Thủ tướng.
Chuyến đi đầu tiên của Modi ở nước ngoài sẽ đến Bhutan vào cuối tháng này để thể hiện mối quan tâm với các nước láng giềng Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ. Tiếp theo là Nhật Bản trong tháng Bảy và đó là hành động xác định ai là người bạn lớn nhất của Ấn Độ tại châu Á. Sau đó là tới thăm Mỹ trong tháng Chín dù trước đó, ông Modi có khúc mắc với chính quyền Mỹ thời George Bush.
Theo MTG
"Nữ quái" chuyên lừa các cô gái nhẹ dạ, bán sang Trung Quốc
Với mục đích lừa gạt các cố gái nhẹ dạ cả tin để bán sang Trung Quốc, từ tháng 11/2013, Lương Thị Mộng Hoài (SN 1986), trú tại xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) từ Trung Quốc về xã Quảng Sơn (Đắk Glong) để tìm các cô gái, thiếu nữ dụ dỗ lừa bán sang Trung Quốc.
Theo đó, Hoài dùng lời đường mật lừa em H'Brông (SN1994), H'Đuyên (SN1997) đều trú tại xã Quảng Sơn, rằng đi sang Trung Quốc lấy chồng và bán quần áo với mức lương 8 - 10 triệu đồng/tháng mà không phải làm lụng vất vả.
Đối tượng Hoài tại cơ quan điều tra
Ngày 1/12/2013, khi Hoài đang dẫn H'Đuyên, H'Brông và H'Diệu (con gái của H'Brông, chưa đầy 4 tháng tuổi) đang đi trên xe khách từ thị xã Gia Nghĩa ra Móng Cái (Quảng Ninh) để đưa sang Trung Quốc thì bị các trinh sát bắt giữ. Qúa trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Lương Thị Mộng Hoài về hành vi mua bán người.
Mới đây vào đầu tháng 5 năm 2014, Tòa án nhân dân tỉnh đã đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Lương Thị Mộng Hoài 8 năm tù giam về hành vi mua bán người.
Bản án nghiêm khắc trên là bài học cảnh tỉnh cho nhiều đối tượng đã và đang có dã tâm dụ dỗ các cô gái trẻ nhẹ dạ cả tin đưa ra nước ngoài bán lấy tiền tiêu xài.
Theo ANTD
Tâm sự của nữ đại gia bị "phi công trẻ" lừa tình, tiền Chỉ vì những lời đường mật của gã "phi công trẻ", chị Nguyễn Thị N (SN 1972, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) tố cáo đã nhiều lần bị lừa chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Sau khi "no xôi, chán chè", gã "phi công" đã cao chạy xa bay. Kẻ lừa đảo vốn làm nghề đồng nát Cho tới tận bây giờ...