Ấn Độ ngày càng thu hút sinh viên quốc tế
Những năm gần đây, Ấn Độ liên tục vào top khu vực có nhiều trường đại học tầm cỡ quốc tế, đi kèm với đó là tốc độ tăng trưởng ấn tượng về số lượng sinh viên nước ngoài.
Những năm qua, nền giáo dục Ấn Độ đã cho thấy một tốc độ tăng trưởng ấn tượng vể số lượng sinh viên nước ngoài
Khi Ấn Độ và Anh kỷ niệm 70 năm mối quan hệ song phương phát triển kinh tế và văn hóa, chính phủ cả 2 nước đã nhận định một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng trong những năm qua chính là giáo dục, khi mà Anh mở ra cho các sinh viên Ấn Độ cơ hội tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp bậc nhất thế giới.
Tuy nhiên, với chi phí quá cao cùng với những hạn chế về visa khi học tập tại Anh, các nhà chức trách Ấn Độ, bên cạnh những tranh luận nảy lửa về vấn đề chảy máu chất xám còn liên tục đưa ra vấn đề làm sao để sinh viên được hưởng nền giáo dục tiêu chuẩn quốc tế ngay tại trong nước.
Theo đó, Chính phủ Ấn Độ đã có những cải cách quan trọng, không chỉ cung cấp cho các sinh viên Ấn Độ một nền giáo dục đẳng cấp mà còn biến đất nước này trở thành trung tâm giáo dục toàn cầu.
Video đang HOT
Những năm gần đây, Ấn Độ liên tục vào top khu vực có nhiều trường đại học tầm cỡ quốc tế, đi kèm với đó là tốc độ tăng trưởng ấn tượng về số lượng sinh viên nước ngoài. Từ 6.988 sinh viên quốc tế vào năm 2000, Ấn Độ đã thu hút tới 33.156 sinh viên vào năm 2014, phần lớn đến từ các nước châu Á. Theo một cuộc khảo sát năm 2011-2012 của UNESCO, 10 quốc gia có số lượng sinh viên lựa chọn du học Ấn Độ nhiều nhất là Nepal, Bhutan, Iran, Afghanistan, Malaysia, Sri Lanka, Sudan, Iraq, Trung Quốc và Mỹ, chiếm tới 62% tổng số sinh viên quốc tế.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, hệ thống giáo dục đại học của Ấn Độ hiện lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Mỹ. Tính đến năm 2012, Ấn Độ có hơn 150 trường đại học cấp trung ương, 316 trường đại học công lập và 191 trường đại học tư nhân với thế mạnh về khoa học công nghệ.
Một số trường đại học như Viện Công nghệ Ấn Độ (IITs) và Viện Quản lý Ấn Độ (IIMs) liên tục vào top trường hàng đầu về các tiêu chuẩn cũng như chất lượng đào tạo, Đại học BITS là 1 trong 20 trường khoa học và công nghệ tốt nhất châu Á, Trường kinh doanh Ấn Độ (ISB) cung cấp bằng Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) có uy tín bậc nhất toàn cầu, trong khi Viện Khoa học Y tế Ấn Độ (AIIMS) được thế giới biết đến nhiều nhất về nghiên cứu y học và điều trị.
Kết quả là không ít giám đốc C-suite xuất sắc thế giới xuất thân từ các trường đại học của Ấn Độ, riêng ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ cung cấp tới gần 30% số lượng kỹ sư toàn cầu. Theo thống kê, 38% chuyên gia y tế Mỹ đã được đào tạo tại Ấn Độ, trong khi 40% các nhà khoa của NASA, 34% kỹ sư tại Microsoft, 28% tại IBM, 17% tại Intel và 13% ở Xerox là người Ấn Độ.
Chất lượng đào tạo hàng đầu đi kèm với chi phí thấp hơn đáng kể so với các trường cùng hệ tại Mỹ hay châu Âu là một trong những lý do khiến số lượng sinh viên quốc tế lựa chọn Ấn Độ cho con đường học vấn của mình ngày càng tăng.
Theo Danviet
Những bí mật trong nền giáo dục hàng đầu Châu Âu
Ở Phần Lan, trẻ em không phải học văn hóa cho đến khi 7 tuổi, tuy nhiên những gì diễn ra trong 6 năm trước đó mới là điều đáng bàn.
Những đứa trẻ cùng nhau chơi đùa tại Trường mẫu giáo Franzenia, quận Kallio, thủ đô Helsinki
Một buổi chiều ấm áp tại Trường mẫu giáo Franzenia, quận Kallio, thủ đô Helsinki, một nhóm trẻ từ 2-3 tuổi đang lang thang ngoài sân. "Bạn có muốn ăn kem không?", một đứa bé hỏi "khách hàng" của mình sau khi xây dựng xong xuôi "gian hàng" cạnh các hố cát. Giáo viên di chuyển giữa các "gian hàng", trò chuyện, quan sát và ghi chép. Đó là một phần "bí mật" trong các lớp học tại Phần Lan - nơi có nền giáo dục liên tiếp giữ vị trí số 1 trên bảng xếp hạng các nền giáo dục hàng đầu của châu Âu trong 16 năm qua.
Tại ngôi trường Franzenia cũng như tất cả trường mẫu giáo khác ở Phần Lan, những khái niệm về toán học, đọc hoặc viết đều không tồn tại, thay vào đó là... chơi. "Chúng tôi tin rằng những đứa trẻ dưới 7 tuổi chưa sẵn sàng để bắt đầu việc học", Tiina Marjoniemi, Hiệu trưởng trường Franzenia cho biết. "Thay vào đó, chúng cần thời gian để chơi và tham gia các hoạt động thể chất. Đây là thời gian dành cho sự sáng tạo".
Mối quan tâm chính của giáo dục những năm đầu đời là sức khỏe và niềm hạnh phúc của mỗi đứa trẻ, định hướng chúng phát triển các kỹ năng xã hội tốt như tạo lập các mối quan hệ với bạn bè và tôn trọng người khác, làm giàu ngôn ngữ và khả năng giao tiếp, hình thành thói quen hoạt động thể chất. "Bậc mẫu giáo ở Phần Lan không tập trung vào việc chuẩn bị môi trường học tập cho trẻ em", Chuyên gia giáo dục Pasi Sahlberg nói. "Thay vào đó, phải đảm bảo rằng mỗi đứa trẻ đều là những cá nhân hạnh phúc và có trách nhiệm".
Khi tham gia vào một hoạt động, dù đó đơn giản là kể một câu chuyện hoặc xây một ngôi nhà bằng cát, sẽ đều trở thành những động lực giúp trẻ không ngừng hoàn thiện và nâng cao ý thức công việc cũng như tìm cách đối phó với những thách thức, phát triển khả năng tập trung, kiên trì trong việc xử lý và giải quyết vấn đề.
Trường Franzenia hiện có 44 giáo viên được sắp xếp theo tỷ lệ 1 giáo viên - 4 học sinh với lớp dưới 3 tuổi và 1 giáo viên - 7 học sinh với lớp lớn hơn. Các trò chơi diễn ra hàng ngày là một sự kết hợp giữa "chơi tự do" và "chơi theo hướng dẫn của giáo viên". "Chúng tôi luôn kết hợp chơi mà học", Marjoniemi cho biết.
Chính phủ Phần Lan rất quan tâm bảo đảm quyền lợi cho trẻ em nhất là trong những năm đầu đời. Theo đó, mỗi đứa trẻ đều được tiếp cận với giáo dục mầm non chất lượng cao, phụ huynh chỉ phải trả tối đa 250 bảng Anh/tháng, còn lại sẽ được nhà nước trợ cấp, với những gia đình thu nhập thấp thì được miễn phí hoàn toàn. Giáo viên tại đất nước này cũng được trả lương khá cao và được đào tạo bài bản.
Nhiều năm gần đây, trong các bài kiểm tra Pisa (một chương trình đánh giá học sinh quốc tế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện để đánh giá về hệ thống giáo dục trên toàn thế giới), học sinh Phần Lan liên tục sở hữu những số điểm cao nhất thế giới trong môn Toán, Khoa học và Đọc hiểu. Đằng sau nền giáo dục xuất sắc ấy là cả một hệ thống an sinh xã hội và y tế toàn diện.
Theo Danviet
Những thành phố đông học sinh quốc tế nhất Những thống kê mới đây cho thấy, sự toàn cầu hóa của giáo dục không hề có dấu hiệu chậm lại trong những năm gần đây. Dưới đây là danh sách các thành phố có nhiều học sinh quốc tế nhất trong năm 2016. Sinh viên quốc tế tại đại học King nước Anh Thủ đô của London dẫn đầu danh sách này,...