Ấn Độ – Nga và hợp đồng vũ khí tỷ đô
Ấn Độ và Nga đã ký các hợp đồng mua bán vũ khí kỷ lục từ trước tới nay giữa hai nước trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Narendra Modi với tổng giá trị lên tới 10 tỷ USD.
Ấn Độ đã ký hợp đồng mua các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 hiện đại nhất của Nga hiện nay với tổng trị giá hàng tỷ USD
Trong chuyến thăm chính thức Nga từ ngày 23 đến 25-12 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hai đối tác chiến lược truyền thống này đã ký kết các hợp đồng mua bán vũ khí trị giá tới 700 tỷ Rupee (khoảng 10 tỷ USD). Hợp đồng mua bán vũ khí có giá trị kỷ lục này giúp Nga duy trì vị trí là đối tác cung cấp vũ khí hàng đầu cho Ấn Độ, cường quốc đang trỗi dậy và có nhu cầu mua sắm vũ khí tới hàng trăm tỷ USD.
Nặng ký nhất trong các hợp đồng mua bán vũ khí này là hợp đồng Ấn Độ mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf hiện đại nhất của Nga với tổng giá trị khoảng 4,5 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên hệ thống tên lửa phòng không S-400 với khả năng tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu như máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình từ khoảng cách xa 400 km được phía Nga cho “xuất ngoại”, bán cho đối tác nước ngoài.
Video đang HOT
Cùng với việc mua tổ hợp tên lửa S-400, các hợp đồng mua bán vũ khí khác được ký trong chuyến công du của Thủ tướng Modi còn có việc hiện đại hóa các hệ thống tên lửa phòng không S-125 của Ấn Độ vốn được sản xuất từ thời Liên Xô trước đây. Ngoài ra, Ấn Độ sẽ tiến hành sản xuất trực thăng đa năng Ka-226T theo giấy phép của Nga…
Những hợp đồng vũ khí mới nhất sẽ giúp Nga lấy lại vị thế đối tác cung cấp trang bị vũ khí lớn nhất cho cường quốc đông dân thứ hai thế giới này, vị trí cho tới trước chuyến thăm Nga của Thủ tướng Modi thuộc về Mỹ. Quốc gia này cho tới năm 2009 mới chỉ xuất sang Ấn Độ những thiết bị quân sự trị giá 200 triệu USD song đã “bùng nổ” bằng liên tiếp các hợp đồng lớn để cung cấp trực thăng AH-64 Apache, trực thăng Chinook, máy bay vận tải C-130 Hercules và C-17 Globemaster, máy bay tuần thám trên biển P-8I Poseidon… để nhanh chóng “soán ngôi” Nga từ năm 2013.
Ấn Độ bắt đầu đẩy mạnh mua sắm các loại trang bị vũ khí tối tân để hiện đại hóa lực lượng vũ trang bắt đầu từ vài năm nay cùng với sự trỗi dậy nhanh về sức mạnh kinh tế. Nhu cầu quốc phòng của Ấn Độ rất lớn bởi bên cạnh tranh chấp biên giới với Pakistan và Trung Quốc, New Delhi còn đang rất quan ngại trước việc Bắc Kinh bắt đầu “dòm ngó” tới Ấn Độ Dương, vùng biển chiến lược trọng yếu với Ấn Độ.
Do vũ khí của Trung Quốc đều có gốc từ Nga, trong khi vũ khí của Pakistan lại xuất xứ từ Trung Quốc và Mỹ nên Ấn Độ phải đa dạng hóa kho vũ khí trang bị của mình để đối phó hiệu quả nhất. Điều đó cho thấy vì sao Ấn Độ bên cạnh việc mua vũ khí của cả Nga và Mỹ còn mua hoặc hợp tác phát triển trang bị vũ khí trang bị với Pháp (máy bay chiến đấu Rafale và Mirage) hay Israel, Nhật Bản (thủy phi cơ ShinMaywa US-2i)…
Tuy nhiên, trong các đối tác nước ngoài, Nga với ưu thế giá thành và chi phí vận hành rẻ, đồng thời lại là đối tác truyền thống nên luôn giữ vị trí là nguồn cung vũ khí trọng yếu hàng đầu của Ấn Độ. Hiện ngoài hệ thống tên lửa S-400, Ấn Độ đang đàm phán với Nga về việc mua hay hợp tác sản xuất tàu ngầm, tàu khu trục hiện đại… và đặc biệt là việc sản xuất 127 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm FGFA, được chế tạo trên nguyên mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Nga là Sukhoi PAK FA T-50, với tổng trị giá 25 tỷ USD.
Theo_An ninh thủ đô
Ai Cập và Saudi Arabia muốn mua tàu chiến Mistral của Pháp
Tờ Le Monde của Pháp hôm nay cho biết (8/8), Ai Cập và Saudi Arabia sẵn sàng mua hai tàu chiến Mistral của Pháp.
Hợp đồng mua bán mới này là nằm trong khuôn khổ việc thành lập một lực lượng quân sự Arab chung.
Tàu chiến Mistral. (Ảnh: Defenseindustrydaily)
Trước đó, Pháp đã từ chối giao 2 tàu Mistral đã đóng xong cho Nga vì lệnh cấm vận mà phương Tây áp đặt sau khi Nga sát nhập vào lãnh thổ nước này, cũng như vai trò của Nga đối với cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Theo nguồn tin, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm 6/8 tuyên bố, nước này không gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc tìm kiếm khách hàng mới, Ai Cập và Saudi Arabia đã trở thành những đối tác tiềm năng muốn mua lại hai tàu chiến Mistral.
Tới Ai Cập để dự lễ khánh thành mở rộng kênh đào Suez, Tổng thống Pháp Hollande đã tận dụng chuyến thăm để ký các hợp đồng mới với Ai Cập, trong đó có hợp đồng bán hai tàu quân sự của Pháp.
Hồi đầu năm, Pháp và Ai Cập cũng đã đạt được hợp đồng mua bán 24 máy bay Rafale và một tàu chiến.
Theo một nguồn tin ngoại giao Pháp, ngoài Ai Cập, Saudi Arabia cũng rất quan tâm tới tàu chiến Mistral. Trên thực tế, Quốc vương Saudi Arabia Sanman và Tổng thống Pháp Hollande ngày 30/7 đã ký tại thủ đô Cairo, Ai Cập, một thỏa thuận hợp tác an ninh và kinh tế, trong đó đề cập khả năng thành lập một lực lượng Arab chung. Hai tàu chiến Mistral, có khả năng vận chuyển 1.000 người cùng các xe thiết giáp và máy bay trực thăng có thể là một trong những trang thiết bị của lực lượng này.
Theo tờ Le Monde, Canada và Singapore cũng nằm trong danh sách "những khách hàng tiềm năng"./.
Theo Thu Hoài/VOV-Trung tâm Tin/ AFP
Trung Quốc thắng lớn khi mua phi cơ Su-35 của Nga Mua máy bay Su-35 là một ván bài thắng lớn của Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ không chỉ có các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất của Nga mà còn tìm ra giải pháp về động cơ phản lực mạnh mẽ cho các mẫu máy bay của chính mình. Máy bay J-20 của Trung Quốc. (Ảnh: Ausairmilitary) Tháng 4 vừa qua,...