Ấn Độ nắng nóng, Canada vỡ đê
Miền Tây Ấn Độ, lại đang trải qua những trận nắng nóng khắc nghiệt. Theo giới chức địa phương, nhiệt độ tại Gujarat đã lên tới 44C trong ngày 28-4 và nhiều khả năng lên tới 45C trong những ngày tới.
Nắng nóng kỷ lục khiến nhựa đường tan chảy ở Ấn Độ
Ngày 29-4, Cơ quan Khí tượng Ấn Độ (IMD) cảnh báo cơn bão có tên Fani đang mạnh dần lên ở khu vực Đông Nam vịnh Bengal và sẽ thành cơn bão cực mạnh vào ngày 30-4. Bão Fani có khả năng đổ bộ vào bang Odisha. Một số khu vực ở các bang miền Nam Ấn Độ có thể có mưa lớn do ảnh hưởng của bão.
Trái ngược với miền Nam, các bang Gujarat và Maharashtra, miền Tây Ấn Độ, lại đang trải qua những trận nắng nóng khắc nghiệt. Theo giới chức địa phương, nhiệt độ tại Gujarat đã lên tới 44C trong ngày 28-4 và nhiều khả năng lên tới 45C trong những ngày tới.
Ở bang Odisha, miền Đông Ấn Độ có tới 14 khu vực với nhiệt độ trên 40C. Titlagarh là khu vực nóng nhất của bang Odisha với nhiệt độ lên tới 45C.Trong khi đó, thủ đô New Delhi cũng phải hứng chịu mức nhiệt tối đa là 42C.
Video đang HOT
Cơ quan y tế địa phương đã ra cảnh báo cam, cho thấy nguy cơ xảy ra hiện tượng thời tiết xấu hoặc cực đoan. Nhà chức trách khuyến cáo người dân nên hạn chế ra đường dưới ánh nắng gay gắt và không để cơ thể mất nước.
Trong khi đó, nhà chức trách Canada lại đang phải đối phó với lụt lội ở 2 thành phố Quebec và Ottawa.
Cảnh sát đã được huy động để sơ tán khoảng 5.000 người sống dọc hồ Two Mountains, Quebec sau khi con đê tại Sainte-Marthe-sur-le-Lac bị vỡ. Hiện chưa có báo cáo con số thương vong.
Tại Ottawa, hàng trăm quân nhân cũng được điều động để ứng phó với mực nước vẫn đang dâng lên. Theo nhận định của Chính phủ Canada, nếu lượng khí thải CO2 trên toàn cầu tiếp tục tăng, lượng mưa hàng năm tại khu vực Atlantic của Canada sẽ tăng 12% trong thế kỷ tới.
MINH CHÂU
Theo SGGP
Chi tiêu quốc phòng Mỹ tăng lần đầu tiên sau 7 năm
Chi tiêu quân sự của Mỹ đã tăng lần đầu tiên sau 7 năm, phản ánh chính sách của chính quyền Trump đối với lĩnh vực quốc phòng kể từ năm 2017.
Theo báo cáo mới được Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm 29/4, chi tiêu quân sự trên toàn thế giới đã tăng 2,6% lên 1,8 nghìn tỷ USD trong năm 2018.
Đó là năm thứ hai con số này tăng lên, đưa chi tiêu quân sự lên mức cao nhất kể từ năm 1988.
"Sự gia tăng chi tiêu của Mỹ được thúc đẩy bởi việc thực hiện các chương trình mua sắm vũ khí mới dưới thời chính quyền Trump từ năm 2017", Aude Fleurant, giám đốc chương trình vũ khí và chi tiêu quân sự (AMEX) của SIPRI, cho biết.
Thủy quân lục chiến Mỹ theo dõi tàu đổ bộ USS Wasp và tiêm kích F35 trong cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Philippines vào ngày 11/4. Ảnh: AFP.
Riêng con số 649 tỷ USD của Mỹ đã bằng ngân sách quốc phòng của 8 nước xếp sau trong danh sách.
Báo cáo cho biết chi tiêu của Trung Quốc và Mỹ đã đẩy tổng ngân sách trong năm lên cao.
Chi tiêu của Trung Quốc đã tăng 83% kể từ năm 2009, đưa nước này lên vị trí thứ hai, xếp trước Saudi Arabia, Ấn Độ và Pháp.
Theo AFP, Trung Quốc đã chi 1,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho chi tiêu quân sự kể từ năm 2013.
Trong khi đó, Nga bị loại khỏi danh sách 5 nước đứng đầu với ngân sách quân sự giảm kể từ năm 2016.
Các lệnh trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây đối với Nga, được áp dụng từ năm 2014 vì xung đột với Ukraine, đã ảnh hưởng đến ngân sách quân sự của nước này.
Theo tính toán của SIPRI, tại Ukraine, chi tiêu quân sự đã tăng 21% lên 4,8 tỷ USD.
Theo Danviet
Ấn Độ cảnh báo khủng bố tại 8 bang miền Nam Các cơ quan tình báo và an ninh Ấn Độ phát đi cảnh báo khủng bố tại 8 bang miền Nam. Truyền thông Ấn Độ hôm nay 27/4 đưa tin, các cơ quan tình báo và an ninh nước này phát đi cảnh báo khủng bố tại 8 bang miền Nam, cụ thể là Tamil Nadu, Karnataka, Puducherry, Kerala, Maharashtra, Andhra Pradesh, Telangana...