Ấn Độ nâng cấp siêu radar AESA cho máy bay Su-30MKI
Ấn Độ đang đề nghị Nga nâng cấp các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI với hệ thống radar tối tân AESA.
Chiến đấu cơ Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Các quan chức cấp cao của Nga và Ấn Độ vừa tổ chức một cuộc đàm phán cấp cao ở thủ đô New Delhi về việc bảo trì vũ khí đạn dược do Nga sản xuất trong lực lượng vũ trang Ấn Độ, trong đó, bao gồm cả kế hoạch nâng cấp những chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MKI
Theo tờ Deccan Herald, trong cuộc gặp ở New Delhi diễn ra hôm 5 – 6/6, các quan chức Nga và Ấn Độ đã tập trung thảo luận về việc nâng cấp radar cho máy bay chiến đấu Su-30MKI – loại chiến đấu cơ tiên tiến nhất đang phục vụ trong Không quân Ấn Độ (IAF) hiện nay.
Bên cạnh đó, hai bên cũng đã tiến hành một số vòng thảo luận ban đầu về máy bay chiến đấu phản lực. Trong đó Ấn Độ đã đưa ra yêu cầu phía Nga tham gia nâng cấp hệ thống radar tiên tiến loại AESA (radar mảng pha quét điện tử chủ động) cho máy bay Su-30MKI trong tương lai gần.
Video đang HOT
Dẫn đầu phái đoàn quan chức Ấn Độ trong cuộc thảo luận vừa qua là Thứ trưởng Quốc phòng R K Mathur và các quan chức cấp cao của lực lượng lục quân, hải quân và không quân Ấn Độ, phía Nga có đại diện các quan chức của Tổ hợp Công nghiệp – Quốc phòng và các quan chức chính phủ.
Deccan Heral cũng tiết lộ thêm rằng, Tổng Công ty Hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của nước này đã thông báo cho phía Nga về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra đối với một vài hệ thống máy tính đa nhiệm và hệ thống màn hình hiển thị HUD trên các máy bay chiến đấu Su-30MKI. Một quan chức HAL đã thông báo tình hình với Hiệp hội Hàng không Irkut về hàng loạt lỗi “lặp đi lặp lại của máy tính đa nhiệm” trên máy bay Su-30MKI, ngoài ra, hệ thống màn hình hiển thị HUD cũng thường xuyên có hiện tượng “trắng xóa” trong suốt chuyến bay.
Vì sao Ấn Độ phải đa dạng hóa nguồn cung vũ khí?
Đại diện HAL, ông Chairman R K Tyagi nói với Deccan Heral rằng: “Có rất nhiều máy bay được báo cáo xảy ra vấn đề lỗi trên máy tính đa nhiệm và trắng xóa màn hình HUD trong lô (loạt) đầu tiên”.
Ông này nói thêm rằng, các vấn đề này liên tục xảy ra một cách rất tự nhiên, có lẽ do liên quan đến phiên bản phần mềm đã cũ. Do vậy cần được giải quyết bằng cách nâng cấp phiên bản phần mềm của phía Nga và thay thế máy tính đa nhiệm cùng màn hình HUD, tóm lại là thay tất cả những bộ phận nào không thể hoạt động khi kiểm tra dưới mặt đất. Trong khi đó, tờ RIR dẫn nguồn tin thân cận cho biết rằng, thỏa thuận tiềm năng về việc cung cấp các máy bay trực thăng vận tải/tấn công đa năng Mi-35 của Nga cho Pakistan cũng được Ấn Độ đưa ra trong cuộc đàm phán vừa qua. Nguồn tin của RIR cũng cho rằng Moscow chỉ đang cố gắng tạo sức ép với New Delhi trong các cuộc đàm phán cung cấp vũ khí trong tương lai, họ sẽ không mạo hiểm cung cấp vũ khí cho Pakistan bởi điều đó sẽ làm quan hệ quốc phòng Nga – Ấn suy giảm tới mức nghiêm trọng.
Theo Đất Việt
Tìm thấy máy bay sau hơn nửa thế kỷ mất tích
Một máy bay dân sự, vốn mất tích bí ẩn hơn nửa thế kỷ qua trên vùng biển giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, đã được các ngư dân tìm thấy tại eo biển Đài Loan, gần nơi nó được tin là đã gặp nạn, tờ China Times đưa tin.
Chiếc thủy phi cơ PBY-5A mất tích tháng 10/1958.
Chiếc thủy phi cơ PBY-5A, mang biệt hiệu "Thiên Nga Xanh" hoặc "Ngỗng Xanh", chở 7 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn dân sự Đài Loan, đã mất bí ẩn vào tháng 10/1958.
Các ngư dân tại eo biển Đài Loan gần đây đã tình cờ tìm thấy xác chiếc máy bay do hãng Hamilton Standard chế tạo, 56 năm kể từ khi mất tích.
Liên lạc với chiếc máy bay đã bị mất sau khi nó đi vào vùng không có radar rộng 24 km tại eo biển Đài Loan ở độ cao 304 m để tránh radar Trung Quốc. Máy bay gửi liên lạc cuối cùng với tháp kiểm soát không lưu từ vị trí cách Đài Bắc khoảng 130 km và ở độ cao 304 m.
Chiếc máy bay đã được quân đội Mỹ thuê để đưa 4 quân nhân Mỹ và 3 quan chức quân đội Đài Loan khỏi quần đảo Matsu tới Đài Bắc. Vào thời điểm đó, Mỹ đang hỗ trợ quân đội Đài Loan sau khi Trung Quốc ném bom vài hòn đảo quanh Đài Loan và đe dọa chiếm quần đảo.
Dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng vụ việc trên vẫn gây ra những so sánh với chiếc máy bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, từ việc sử dụng độ cao để tránh radar cho với các giả thuyết âm mưu vốn lan truyền sau đó và sau sự thất bại của các nhân viên điều tra Malaysia nhằm xác định nguyên nhân khiến MH370 bị rơi.
Trong trường hợp của Ngỗng Xanh, đã xuất hiện các đồn đoán rằng các binh sĩ buộc phải hạ cánh máy bay tại Trung Quốc và máy bay bị bắt cóc. Một số người tin rằng máy bay bị bắn hạ hoặc bị quân đội Trung Quốc cướp.
Các nhân viên điều tra hàng không khi đó đã kết luận rằng không có bằng chứng chứng minh các giả thuyết trên - và các giả thuyết khác - và tuyên bố máy bay mất tích "không để lại dấu vết".
An Bình
Theo Dantri/News
Chiến đấu cơ Rafale so tài Su-30MKI: Ai sẽ thắng? Chiến đấu cơ Rafale của Pháp sắp gặp phải một thử thách lớn khi đối đầu với máy bay Su-30MKI ở Ấn Độ. Su-30MKI Ấn Độ đã từng đánh bại F-15 Strike Eagle của Mỹ, giờ đây sẽ tiếp tục đối đấu với máy bay chiến đấu hàng đầu châu Âu Rafale. Ai sẽ chiến thắng? Các máy bay chiến đấu đa năng...