Ấn Độ nâng cấp hàng loạt sân bay gần biên giới Trung Quốc
Ấn Độ vừa đưa vào sử dụng 2 sân bay mới nâng cấp nằm tại bang Arunachal Pradesh, có biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, nhằm nâng cao khả năng tác chiến của không quân nước này.
Trực thăng của Ấn Độ hạ cánh xuống một sân bay gần biên giới
Ngày 12-3, tham dự và phát biểu tại buổi lễ đưa vào sử dụng 2 sân bay tại bang Arunachal Pradesh, Tư lệnh Không quân miền Đông Ấn Độ cho biết, việc đưa hai sân bay này vào hoạt động là nhằm tiếp tục nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng không quân hiện có của bộ tư lệnh miền Đông. Đồng thời, là cơ sở để đưa vào sử dụng một số trang thiết bị tác chiến mới, trong đó bao gồm máy bay vận tải C-130J.
Video đang HOT
Từ tháng 8-2010, không quân Ấn Độ bắt đầu tiếp quản sân bay Ziro từ cục quản lý sân bay nước này và bắt đầu triên khai công tác tu sửa. Đây là một phần nằm trong kế hoạch nâng cấp 8 sân bay tiền tiêu hiện có tại khu vực Arunachal Pradesh. Kế hoạch tái thiết còn bao gồm cả cơ sở hạ tầng của một số căn cứ không quân xung quanh khu vực mà Bộ Tư lệnh Không quân miền Đông đảm trách.
Được biết, tổng chi phí cho chương trình này lên đến 10 tỷ rupee. Hiện nay, một số sân bay khác tại khu vực này cũng đều đang ở vào giai đoạn nâng cấp khác nhau.
Ngoài hai sân bay vừa được đưa vào sử dụng ra đã có 3 sân bay vùng biên khác đã bước vào giai đoạn hoàn thành công việc nâng cấp, như đã tu sửa mới đường băng, xây dựng xong cơ sở hạ tầng và tháp kiểm soát không lưu…, tất cả đều tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn sân bay hiện đại của Ấn Độ.
Độ dài, độ rộng đường băng của sân bay ở gần khu vực biên giới tiếp giáp với Trung Quốc được nới ra, cho nên trong thời gian tới, phần lớn các sân bay này đều có thể cho phép các loại máy bay cánh cố định cất và hạ cánh.
Theo_An ninh thủ đô
Nga nâng cấp xe tăng chủ lực T-72B mạnh ngang ngửa T-90
Theo tạp chí National Interest, Nga đang có kế hoạch nâng cấp 150 xe tăng T-72B lên phiên bản T-72B3M với sự hiệu quả được đáng giá ngang bằng dòng xe tăng chủ lực T-90.
Quân đội Nga vẫn phải dựa vào hơn 500 chiếc T-72 ở các phiên bản khác nhau, trong khi đây là loại xe tăng rất dễ bị tiêu diệt bởi tên lửa. Chính vì vậy, để nâng cấp lực lượng bộ binh một cách nhanh chóng và tiết kiệm, Nga đã quyết định hiện đại hoá các xe tăng T-72B song song với chương trình phát triển xe tăng thế hệ mới Armata T-14.
Xe tăng T-72B có thể mạnh ngang T-90 sau khi nâng cấpPhó giám đốc hãng sản xuất Uralvagonzavod, ông Alex Zharich, vừa tiết lộ, chính phủ Nga đã quyết định dành khoảng 35 triệu USD để nâng cấp 150 chiếc T-72B lên tiêu chuẩn T-72B3M, tương đương chi phí mỗi chiếc là 234.000 USD. Đây được cho là mức giá khá tốt so với những tính năng mới mà T-72B3M mang lại.
Ngoài việc được thay thế pháo nòng trơn 2A46M5 125mm, T-72B3M cũng có thêm hệ thống quan sát Sosna-U, kiểm soát hoả lực 1A40-4 và tự vệ chủ động Arena-E mới. Hệ thống máy tính bên trong buồng lái cũng được đổi mới hoàn toàn nhằm điều khiển tên lửa tấn công tốt hơn.
Lớp giáp phản ứng nổ (ERA) Relikt trên xe tăng T-90AM cũng sẽ được đưa lên T-72B3M, nhằm thay thế cho lớp giáp Kontakt-5 cũ. Lớp giáp phản ứng nổ này vốn bao gồm các khối thuốc nổ đặt trong các hộp thép bên ngoài mảng giáp chính, có tác dụng vô hiệu hóa hoặc giảm khả năng công phá của tên lửa chống tăng. Relikt được đánh giá là sẽ hiệu quả hơn gấp đôi so với Kontakt-5.
Về động cơ, T-72B3M sẽ có động cơ V-92S2F 1.130 mã lực mới, thay thế cho loại 780 mã lực. Động cơ sẽ được điều khiển bằng hộp số tự động và giúp chiếc xe cơ động hơn rất nhiều.
Quân đội Nga có thể nhận lô T-72B3M nâng cấp đầu tiên ngay trong năm 2016 và gói nâng cấp này hoàn toàn có thể được xuất khẩu ra cả nước ngoài.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ sử dụng "pháo đài bay" B-52 tới năm 2040 Sau khi được nâng cấp, máy bay ném bom chiến lược B-52 sẽ tiếp tục phục vụ trong lực lượng không quân Mỹ tới năm 2040. "Pháo đài bay" B-52. Ảnh: US Navy Theo hợp đồng được ký giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và nhà thầu Quốc phòng Harris Corp (trụ sở ở bang Florida, Mỹ), từ tháng 1/2016, Harris Corp sẽ thực...