Ấn Độ-Mỹ tái khẳng định cam kết thúc đẩy ổn định khu vực
Ngày 11/4, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết trong đối thoại cấp bộ trưởng theo hình thức “2 2″, Ấn Độ và Mỹ tái khẳng định cam kết thúc đẩy ổn định khu vực, pháp quyền và giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Ngoại trưởng Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo sau đối thoại, ông Blinken khẳng định hai bên đang sát cánh cùng nhau thực hiện cam kết chung về việc duy trì một trật tự quốc tế tự do và dựa trên luật lệ nhằm bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Blinken cũng thông báo Ấn Độ và Mỹ đang hợp tác chặt chẽ trong công tác phòng chống đại dịch COVID-19. Các nhà khoa học và các tổ chức tại mỗi nước đang cùng phát triển và sản xuất vaccine phòng bệnh an toàn và hiệu quả. Ấn Độ và Mỹ đang hợp tác thông qua quan hệ đối tác vaccine trong khuôn khổ đối thoại an ninh Bộ tứ (QUAD) cùng với Australia và Nhật Bản để cung cấp vaccine ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.
Theo Ngoại trưởng Mỹ, hai bên cũng thảo luận về các mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện của mỗi nước và trên toàn khu vực. Hai bên mong muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ thương mại bằng cách tái khởi động Đối thoại thương mại Ấn Độ – Mỹ và diễn đàn CEO Ấn Độ-Mỹ vào cuối năm nay. Về tình hình xung đột tại Ukraine, Ngoại trưởng Mỹ cho biết nước này sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ Ukraine đồng thời kêu gọi các quốc gia khác cùng hành động.
Video đang HOT
Trong phát biểu mở đầu đối thoại, ông Blinken đánh giá cuộc đối thoại theo hình thức “2 2″ Ấn Độ-Mỹ lần thứ tư, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường quan hệ song phương. Hai bên sẽ thảo luận về các vấn đề như tình hình xung đột tại Ukraine, đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng khí hậu, duy trì một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương an ninh và thịnh vượng, cải thiện hợp tác chống khủng bố và giáo dục đại học.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh kêu gọi Mỹ đầu tư vào Ấn Độ và hỗ trợ chương trình “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India) và lĩnh vực hàng không vũ trụ để cùng phát triển và hợp tác sản xuất. Trước đó, trong phần phát biểu mở đầu đối thoại, Bộ trưởng Singh khẳng định Ấn Độ đặt ưu tiên hàng đầu cho quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ. Theo ông, quan hệ đối tác quốc phòng lớn là một trong những trụ cột quan trọng nhất của quan hệ chiến lược Ấn Độ-Mỹ.
Theo các nguồn tin tại New Delhi, bất chấp đại dịch, Ấn Độ và Mỹ tiếp tục thúc đẩy hợp tác quân sự với nhiều dự án hợp tác mới, tăng cường chia sẻ thông tin và tăng cường hỗ trợ hậu cần lẫn nhau..v.v. phản ánh chiều sâu và quy mô ngày càng tăng của mối quan hệ đối tác quốc phòng.
Lãnh đạo "Bộ Tứ" sẽ phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Theo Kyodo, trong cuộc gặp thượng đỉnh các nước "Bộ Tứ" gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, lãnh đạo từ 4 quốc gia này có thể sẽ phản đối các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Các nhà lãnh đạo nhóm Bộ Tứ gồm: (Từ trái sang phải) Thủ tướng Australia Scott Morrison, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (Ảnh: Reuters).
Hãng tin Kyodo News của Nhật Bản dẫn nguồn thạo tin hôm 22/9 cho hay, lãnh đạo 4 nước "Bộ Tứ" được cho là sẽ phản đối các nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông khi họ gặp thượng đỉnh ở Washington, Mỹ vào tuần này.
Theo các nguồn tin, một bản nháp tuyên bố chung của các lãnh đạo dường như đã sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ hơn mức bình thường trước đó liên quan tới tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuyên bố này được cho là sẽ "phản đối những thách thức gây ảnh hưởng tới trật tự dựa trên quy tắc" ở các khu vực trên.
Cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 24/9, sẽ là sự kiện họp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.
Mỹ cho biết, sự kiện sẽ mang tới một cơ hội để củng cố quan hệ, thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở.
Tại hội nghị thượng đỉnh "Bộ Tứ" hồi tháng 3, các nhà lãnh đạo đã đồng ý tìm cách để đối phó với việc Trung Quốc gia tăng hoạt động xây dựng quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương.
Năm ngoái, Trung Quốc từng nghi ngờ rằng Mỹ muốn xây dựng "NATO Ấn Độ - Thái Bình Dương" với nòng cốt là nhóm "Bộ Tứ", cũng như cáo buộc Washington muốn tạo ra "tâm lý Chiến tranh Lạnh" và "khuấy động sự đối đầu giữa các nhóm và khối khác nhau" cũng như "kích thích cạnh tranh địa chính trị".
Sự kiện diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, với hàng loạt mâu thuẫn xoay quanh nhiều vấn đề từ Hong Kong, Đài Loan, Biển Đông, Tân Cương cho tới chiến tranh thương mại, vấn đề sở hữu trí tuệ...
Thế giới vượt 230,5 triệu ca mắc COVID-19; dịch bệnh tại Đông Nam Á vẫn phức tạp Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 22/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 230.530.424 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.725.824 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 207.255.543 người. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Tình hình...