Ấn Độ muốn ‘thế chân’ phương Tây trong các dự án mỏ dầu của Nga
New Delhi được cho là muốn duy trì và mở rộng cổ phần trong dự án mỏ dầu Sakhalin-1.
Giàn khoan Orlan ở phía Đông Bắc đảo Sakhalin trên biển Okhotsk. Ảnh: Rosneft.
Theo nhật báo Times of India, tập đoàn Dầu khí Tự nhiên Ấn Độ (ONGC) đang huy động thêm nhân lực để tham gia nhiều hơn nữa việc vận hành mỏ dầu Sakhalin-1 sau khi ExxonMobil – tập đoàn dầu khí lớn của Mỹ – tuyên bố rút lui. Công ty Ấn Độ hiện có 20% cổ phần trong dự án năng lượng nằm ở Viễn Đông nước Nga.
Video đang HOT
Cụ thể, chi nhánh đầu tư ra nước ngoài của ONGC là OVL đã đề nghị cử thêm nhân sự có chuyên môn phù hợp để lấp đầy khoảng trống, sau khi tập đoàn năng lượng khổng lồ ExxonMobil hồi tháng 3 tuyên bố ý định rút khỏi các hoạt động dầu khí ở Nga do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
ONGC cũng bày tỏ hy vọng số cổ phần của công ty trong dự án của Nga sẽ không bị ảnh hưởng trong trường hợp Moskva tái cơ cấu dự án Sakhalin-1, tương tự như đã làm với dự án Sakhalin-2 gần đó.
“Tôi hy vọng ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến chúng tôi. Mối quan hệ giữa hai bên quá bền chặt và đã tồn tại từ rất lâu”, Chủ tịch ONGC Alka Mittal trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters ngày 7/7.
ONGC cũng đang xem xét mua thêm cổ phần trong các mỏ dầu và khí đốt của Nga từ các công ty phương Tây có kế hoạch rời khỏi đất nước. ONGC có kế hoạch đấu thầu 30% cổ phần của Exxon trong Sakhalin-1 và 27,5% lãi suất của Shell trong dự án Sakhalin-2.
Trước đó, loạt “ông lớn” dầu phương Tây như BP, Shell và ExxonMobil đã thông báo ý định chấm dứt hoạt động đầu tư về dầu mỏ và khí đốt tại Nga do các lệnh trừng phạt.
Về phần mình, Ấn Độ tiếp tục thúc đẩy việc mua dầu Nga và đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của quốc gia này bất chấp những lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva sau chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ấn Độ là nhà nhập khẩu năng lượng lớn thứ ba thế giới. Khoảng 80% lượng dầu tiêu thụ của Ấn Độ là nhập khẩu.
IAE cảnh báo nhu cầu điện than sẽ tăng lên mức kỷ lục trong năm nay
Ngày 17/12, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo xu hướng gia tăng sử dụng than đá tại Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ có thể khiến nhu cầu sản xuất điện từ nguyên liệu này lên mức cao kỷ lục trong năm nay, qua đó làm suy yếu các nỗ lực cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Khói bốc lên từ nhà máy nhiệt điện ở Adamsville, bang Alabama, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
IEA dự báo sản lượng nhiệt điện than sẽ đạt mức 10.350 TWh trong năm 2021. Nguyên nhân là do đà phục hồi kinh tế nhanh chóng khiến nhu cầu điện tăng mạnh, vượt quá khả năng đáp ứng của các nguồn cung điện sử dụng nguyên liệu có mức phát thải thấp. Dự báo nhu cầu than đá, bao gồm nhu cầu của các ngành sản xuất xi măng và thép, sẽ tăng 6% trong năm nay.
Mặc dù con số này sẽ không vượt mức tiêu thụ kỷ lục của năm 2013 và 2014, song có khả năng sẽ tăng lên mức kỷ lục vào năm tới. Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol khẳng định xu hướng này là dấu hiệu đáng quan ngại, cho thấy những nỗ lực nhằm đạt mục tiêu trung hòa khí thải của thế giới đã đi chệch hướng như thế nào.
IEA cho biết Trung Quốc đóng góp tới hơn 50% sản lượng nhiệt điện than trên toàn cầu. Dự báo trong năm 2021, con số này sẽ tăng 9% so với năm 2020. Trong khi đó, sản lượng nhiệt điện than tại Ấn Độ sẽ tăng 12% trong năm nay.
Tháng trước, tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow (Vương quốc Anh), các nước đã nhất trí giảm mức tiêu thụ than đá trong nỗ lực nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Phía Trung Quốc đã cam kết bắt đầu giảm tiêu thụ than đá sau năm 2025, điều này làm dấy lên quan ngại rằng công suất nhiệt điện than của nước này sẽ tiếp tục tăng trong 4 năm tới.
Mỹ chính thức bổ nhiệm đại sứ mới tại Trung Quốc sau một năm bỏ trống Thượng viện Mỹ phê duyệt đề cử của Tổng thống Joe Biden cho vị trí đại sứ của nước này tại Trung Quốc sau hơn một năm bỏ trống, trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 bên liên tục leo thang. Ông Nicholas Burns điều trần trước ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 20/10 sau khi được ông Biden đề cử...