Ấn Độ muốn Nga sớm bàn giao tên lửa S-400
Ấn Độ có thể hối thúc Nga tăng tiến độ chuyển giao hệ thống phòng không S-400 trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Trung Quốc chưa hạ nhiệt.
“Bắt đầu lên đường đến Moskva. Chuyến thăm ba ngày sẽ mang tới cơ hội đối thoại nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng Ấn – Nga và quan hệ đối tác chiến lược. Tôi cũng sẽ dự lễ Duyệt binh Chiến thắng tại thủ đô Nga”, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh viết trên mạng xã hội Twitter hôm nay.
New Delhi đang xem xét lựa chọn hối thúc Moskva đẩy nhanh tiến độ chế tạo và chuyển giao các hệ thống phòng không tầm xa S-400, quan chức quốc phòng Ấn Độ giấu tên tiết lộ. Nga dường như đã lùi thời điểm bàn giao hệ thống đầu tiên tới tháng 12/2021 do đại dịch Covid-19.
Bộ trưởng Singh dự kiến gặp Phó thủ tướng Nga Yury Borisov, quan chức phụ trách các vấn đề kỹ thuật quân sự và hàng không vũ trụ Nga.
Video đang HOT
Xe phóng đạn thuộc tổ hợp S-400 tại nhà máy sản xuất của Nga năm 2018. Ảnh: Sputnik.
Ấn Độ ký hợp đồng mua tên lửa phòng không tầm xa S-400 trị giá 5,4 tỷ USD của Nga hồi năm 2018. Mỹ nhiều lần khẳng định điều này có thể làm ảnh hưởng tới kế hoạch chuyển giao công nghệ quốc phòng của Washington cho New Delhi trong tương lai, đồng thời đe dọa sẽ trừng phạt nước này theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA) nếu hợp đồng được thực hiện.
Giới chức Ấn Độ khẳng định hợp đồng mua S-400 đáp ứng đòi hỏi cấp bách về an ninh quốc gia, đảm bảo các hệ thống này sẽ không gây nguy hiểm cho những vũ khí mà New Delhi đã hoặc sẽ mua của Washington. Ấn Độ hồi giữa năm ngoái chuyển khoản đặt cọc đầu tiên cho Nga.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng New Delhi – Bắc Kinh leo thang sau vụ binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả tại thung lũng Galwan, khu vực tranh chấp giữa hai nước, khiến ít nhất 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng hôm 15/6. Đây được coi là vụ đụng độ tồi tệ nhất giữa hai bên trong 4 thập kỷ, trong khi giới chuyên gia cảnh báo khu vực Ladakh nói chung và thung lũng Galwan nói riêng có thể trở thành điểm nóng địa chính trị mới tại Nam Á trong những năm tới.
Ngoài tên lửa S-400, quân đội Ấn Độ cũng đang đề xuất chính phủ mua gấp 12 tiêm kích hạng nặng Su-30MKI cùng 21 chiến đấu cơ đa năng MiG-29 để bổ sung khoảng trống của lực lượng không quân sau nhiều tai nạn, cũng như thay thế những máy bay lạc hậu đang được loại biên.
Ấn Độ quyết bảo vệ 'lòng tự tôn' trước Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cáo buộc lính Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ, khẳng định sẽ không để ai "làm tổn thương lòng tự tôn" dân tộc.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh ngày 2/6 thừa nhận quân đội Trung Quốc đã vượt Đường Kiểm soát Thực tế (LOC), xâm phạm lãnh thổ của Ấn Độ ở miền đông Ladakh hồi đầu tháng 5. Tuy nhiên, ông khẳng định Ấn Độ đã có những bước đi cần thiết, triển khai một lực lượng quân đội lớn để ứng phó.
"Chính sách rõ ràng của chúng tôi là không làm tổn thương lòng tự trọng của láng giềng, song tôi đảm bảo với đất nước rằng chính phủ sẽ không để bất cứ ai làm tổn thương lòng tự tôn của Ấn Độ", Bộ trưởng Singh nói trong lần đầu tiên đề cập công khai đến căng thẳng biên giới đang diễn ra giữa hai nước.
Xe quân sự của Ấn Độ trên cao tốc Srinagar-Leh, gần biên giới với Trung Quốc, ngày 28/5. Ảnh: AFP.
Singh cho biết hai bên đang tìm cách giải quyết căng thẳng thông qua đàm phán quân sự và ngoại giao. "Kiểu leo thang căng thẳng này từng diễn ra trong quá khứ và giải pháp đã được đưa ra", Bộ trưởng Singh nói, đề cập căng thẳng biên giới kéo dài 73 ngày giữa Ấn Độ và Trung Quốc năm 2017 tại cao nguyên Doklam.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã đối đầu với nhau tại thung lũng Galwan và hồ Pangong Tso, phía đông vùng Ladakh trong hơn một tháng qua. Binh sĩ hai bên đăng các hình ảnh "chiến tích" ẩu đả lên mạng xã hội trong khi các chỉ huy tìm cách hạ nhiệt xung đột.
Khu vực tranh chấp trên biên giới Trung-Ấn. Đồ họa: SCMP.
Nước đi hiểm của Mỹ có chặn được S-300 và S-400 của Nga "rơi' vào tay Iraq? Sự hiện diện của hệ thống phòng không Mỹ ở Iraq cho thấy Baghdad sẽ không mua S-300 và S-400 của Nga mặc dù cho hai bên đã có nhiều cuộc đàm phán và Mỹ được cho là chịu trách nhiệm bảo vệ bầu trời Iraq. Theo Avia-pro, theo giới chức quân sự từ Bộ Quốc phòng Mỹ, quân đội nước này bắt...