Ấn Độ muốn có 6 trung đoàn pháo phản lực Pinaka mới
Quân đội Ấn Độ mới đề xuất tăng cường lực lượng pháo binh của nước này với việc tăng thêm 6 trung đoàn pháo phản lực Pinaka phiên bản hiện đại.
Quân đội Ấn Độ mới đề xuất tăng cường lực lượng pháo binh của nước này với việc tăng thêm 6 trung đoàn pháo phản lực Pinaka phiên bản hiện đại.
Theo Armyrecognition, với đề xuất tăng thêm 6 trung đoàn pháo binh Pinaka mới với 108 dàn phóng, Ấn Độ sẽ bù đắp được các khoảng trống hiện nay của các đơn vị pháo binh Pinaka đang có.
Đây được xem là một động thái để đón đầu sản phẩm đầu ra trong chương trình tăng cường công suất chế tạo 5.000 quả tên lửa mỗi năm đã được chính phủ Ấn Độ phê duyệt trong một dự án trị giá 210 triệu USD (1.338 core) từ năm 2012. Con số đó sẽ vượt hẳn so với định mức sản suất 1.000 quả tên lửa mỗi năm như trước đó.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt Pinaka trong lễ diễu hành tại New Delhi.
Đồng thời Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ cũng sẽ nghiên cứu tăng cường tầm bắn của hệ thống pháo Pinaka từ 40 km thành 60 km bằng việc cải thiện các quả tên lửa. Dự kiến các cuộc thử nghiệm thực địa với các tên lửa cải tiến mới Pinaka II sẽ sớm được bắt đầu.
Video đang HOT
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt Pinaka vốn được Ấn Độ phát triển từ năm 1986 và hoàn thành vào năm 1994. Trung đoàn tên lửa Pinaka đầu tiên được biên chế trong tháng 2/2000. Hiện nay mới chỉ có 3 trung đoàn tên lửa Pinaka hoạt động trong Lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Sự ra đời của Pinaka nhằm để thay thế các hệ thống pháo phản lực BM-21 Grad do Nga sản xuất đã trở nên cũ kĩ. Mỗi tiểu đoàn Pinaka sẽ gồm một dàn phóng trên khung xe tải lắp 12 quả đạn, hai xe chỉ huy gồm hệ thống điều khiển hỏa lực bằng máy tính, radar Digicora MET và 6 xe nạp đạn.
Pinaka có tầm bắn xa tối đa 40 km với loại tên lửa Mark-I và 65 km với loại tên lửa Mark-II. Nó có thể bắn với tốc 12 quả tên lửa trong vòng 44 giây và phạm vi sát thương mục tiêu trong vòng 3.9 km vuông.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Pháo phản lực Chunmoo có vô hiệu hóa nổi pháo binh Triều Tiên?
Chunmoo được Hàn Quốc kỳ vọng sẽ trở thành khắc tinh vô hiệu hóa sức mạnh hùng hậu của pháo binh Triều Tiên.
Pháo phản lực phóng loạt (MLRS) luôn là một loại hỏa lực mặt đất có sức mạnh tấn công vô cùng khủng khiếp. Khi tác chiến, loại pháo này tạo nên một trận mưa đạn về phía đối phương tạo nên sức hủy diệt ghê gớm. Dù đã xuất hiện trên thế giới hơn nửa thế kỷ nhưng pháo phản lực vẫn là trụ cột cho sức mạnh tấn công mặt đất với chi phí tương đối.
Chính lợi thế chiến thuật lớn của pháo phản lực bắn loạt nên rất nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư phát triển các hệ thống MLRS cho riêng mình. Hàn Quốc vốn được mệnh danh là "con rồng châu Á" không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Seoul đã tự chế tạo được khá nhiều loại vũ khí công nghệ cao như xe tăng chiến đấu chủ lực K-2 Black Panther, pháo tự hành K-9. Một trong những vũ khí mới do công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc sản xuất là hệ thống pháo phản lực bắn loạt Chunmoo.
Pháo phản lực bắn loạt Chunmoo là thiết kế kiểu module có thể sử dụng nhiều loại đạn tên lửa khác nhau.
Chunmoo còn được gọi K-MLRS được phát triển bởi công ty Hanwha bắt đầu từ năm 2009. Nó được dự định thay thế cho pháo phản lực K136 Kooryong.
Khái niệm thiết kế của Chunmoo tương tự như pháo phản lực M270 của Mỹ. Tuy nhiên, Chunmoo được đặt trên khung gầm xe tải bánh lốp 88 bánh, còn hệ thống M270 của Mỹ đặt trên khung gầm bánh xích.
Chunmoo được thiết kế theo dạng module, đạn tên lửa được nạp sẵn ở nhà máy trong các ống phóng kiêm bảo quản. Đạn tên lửa có thể nằm trong ống phóng nhiều năm mà không cần bảo dưỡng. MLRS Chunmoo có thể phóng nhiều loại đạn phản lực khác nhau từ 133-230mm.
Mỗi xe phóng được trang bị 2 module phóng có thể sử dụng 2 loại đạn khác nhau, gồm: đạn cỡ 133mm có chiều dài 2,4m, trọng lượng 55kg, tầm bắn tối đa 23km, cơ số đạn 36 quả; đạn cỡ 227mm có chiều dài 3,96m, trọng lượng 296kg, tầm bắn tối đa 45km, cơ số đạn 12 quả và đạn cỡ 230mm có chiều dài 3,96m, trọng lượng 300kg, tầm bắn tối đa 80km, cơ số đạn 12 quả (có nguồn thông tin cho rằng loại đạn này đạt tầm bắn tới 160km).
Chunmoo được xem là khắc tinh đối với lực lượng pháo binh hùng hậu của Triều Tiên.
Các cỡ đạn dùng cho Chunmoo có thể lắp nhiều kiểu đầu nổ gồm: liều nổ mạnh, đạn cháy, đạn pháo sáng, đạn hóa học hoặc đạn phân mảnh sát thương bộ binh.
Xe tải mang bệ phóng được bọc thép với khả năng bảo vệ ê kíp vận hành trước các loại vũ khí cá nhân hạng nhẹ, mảnh đạn pháo. Chunmoo có thời gian triển khai đội hình chiến đấu tương đối nhanh, hệ thống có thể tác chiến ngay sau khi dừng lại chỉ vài phút. Việc khai hỏa có thể thực hiện từ bên trong xe hoặc điều khiển từ xa.
Việc tái nạp đạn tên lửa cho hệ thống chỉ mất từ 5-10 phút bằng cách thay thế các container chứa tên lửa được đóng sẵn từ nhà máy.
So với các hệ thống MLRS trên thế giới thì hệ thống Chunmoo của Hàn Quốc không hề thua kém. Với tầm bắn tối đa 80km, Chunmoo có thể tác chiến trên một khu vực rộng lớn.
Vai trò chính của MLRS Chunmoo là vô hiệu hóa năng lực của pháo binh Triều Tiên nếu xảy ra một cuộc xung đột quân sự giữa đôi bên. Tuy nhiên, điểm yếu của Chunmoo là trang bị trên khung gầm bánh lốp nên không có khả năng di chuyển trên mọi địa hình như các xe bánh xích.
Theo Kiến Thức
Xe thiết giáp Stryker Mỹ sẽ được lắp pháo 30mm Xe thiết giáp Stryker thuộc Trung đoàn Kỵ binh số 2 Mỹ sẽ được lắp pháo tự động cỡ 30 mm nhằm tăng khả năng sát thương cho loại phương tiện này. Xe thiết giáp Stryker thuộc Trung đoàn Kỵ binh số 2 Mỹ sẽ được lắp pháo tự động cỡ 30 mm nhằm tăng khả năng sát thương cho loại phương tiện...