Ấn Độ mua tàu chiến Mỹ : Ràng buộc đủ đường, một lần ‘tởn tới già’
Với một loạt các ràng buộc rất vô lý, Ấn Độ cho tới nay vẫn chưa bao giờ dám… hỏi mua thêm bất cứ một tàu chiến nào từ Mỹ nữa.
Trong biên chế của Hải quân Ấn Độ có một tàu đổ bộ duy nhất mang quốc tịch Mỹ trước đây đó là tàu đổ bộ lớp Austin hiện được Ấn Độ đặt tên là INS Jalashwa mang số thân L41. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tàu đổ bộ lớp Austin này của Mỹ có độ giãn nước tối đa 16.000 tấn, tàu từng mang tên USS Trenton khi phục vụ trong biên chế của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tàu được hạ thủy từ năm 1968 và phục vụ trong Hải quân Mỹ cho tới tận năm 2007. Sau đó, nó được bán cho Hải quân Mỹ với giá tổng cộng chỉ có 90 triệu USD. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tưởng chừng như đây sẽ là một món hời với Hải quân Ấn Độ, tuy nhiên các điều khoản được Mỹ liệt ra và buộc Ấn Độ phải tuân theo nếu muốn sở hữu tàu chiến của nước này khiến không ít người giật mình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Video đang HOT
Cụ thể, tàu đổ bộ INS Jalashwa khi phục vụ trong biên chế Hải quân Ấn Độ sẽ không được phép sử dụng trong… chiến đấu mà chỉ được sử dụng trong các nhiệm vụ cứu hộ, vận tải,… Nguồn ảnh: Pinterest.
Tất nhiên, trong trường hợp bất khả kháng Ấn Độ được phép mang tàu INS Jalashwa ra tham chiến nhưng đầu tiên phải… liên hệ với Mỹ để xin phép trước. Chỉ khi Mỹ cho phép, INS Jalashwa mới được xung trận. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nếu điều khoản trên nghe đã có vẻ vô lý thì điều khoản tiếp theo thậm chí còn vô lý hơn rất nhiều. Đó là thi thoảng khi phía Mỹ có yêu cầu, Ấn Độ phải cho phép Mỹ lên thăm tàu để kiểm tra tình trạng của con tàu cũng như đảm bảo rằng Ấn Độ không tìm cách vũ trang cho tàu đổ bộ này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây là những điều khoản bó buộc có thể coi là “oái oăm” bậc nhất thế giới, nhất là những điều khoản này được sử dụng để áp đặt lên một tàu đổ bộ có tuổi đời hơn nửa thế kỷ như chiếc INS Jalashwa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Có lẽ đây cũng chính là lý do mà Ấn Độ chỉ dám mua tàu từ Hải quân Mỹ “một lần và duy nhất” trong lịch sử. Bằng chứng là tới nay, trong biên chế của Hải quân Ấn Độ vẫn không có bất cứ một tàu chiến Mỹ nào khác ngoài chiếc INS Jalashwa “vô dụng” này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi ký hợp đồng mua tàu đổ bộ USS Trenton từ Mỹ, Ấn Độ cũng dự định sẽ mua một tàu nữa mang tên USS Nashville cũng thuộc lớp Austin này. Tuy nhiên sau khi cân nhắc kỹ những ràng buộc của Mỹ, Ấn Độ chỉ quyết định chi tiền cho một chiếc duy nhất, hủy hợp đồng mua chiếc còn lại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuấn Anh
Theo kienthuc
Chủ tịch USC xác nhận Ấn Độ đã thanh toán khoản tiền cho Dự án 11356
Hai tàu khu trục của Dự án 11356 sẽ được sản xuất tại Nga, hai chiếc còn lại sẽ được đóng tại Ấn Độ.
Tàu khu trục mang số hiệu F-50 thuộc Dự án 11356 của Nga.
Ấn Độ đã thanh toán hoàn toàn kinh phí để đóng mới 2 tàu khu trục của Dự án 11356, được đóng ở Nhà máy đóng tàu Baltic Yantar của Nga ở Kaliningrad.
Điều này đã được tuyên bố bởi Chủ tịch Tập đoàn đóng tàu Thống nhất của Nga (USC) Alexei Rakhmanov.
Theo ông Rakhmanov, Ấn Độ đã thanh toán tất cả theo thỏa thuận hợp đồng đóng mới 2 tàu khu trục của Dự án 11356. Việc khởi đóng sẽ bắt đầu trong tương lai. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng Nhà máy đóng tàu Baltic Yantar sẽ nỗ lực hết sức để đảm bảo việc xây dựng diễn ra đúng tiến độ.
Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng đóng mới 4 tàu khu trục của Dự án 11356 cho Hải quân Ấn Độ.
Theo các thỏa thuận hợp đồng, 2 tàu khu trục sẽ được đóng tại Nhà máy đóng tàu Baltic Yantar và 2 tàu khác sẽ đóng tại xưởng đóng tàu Goa của Ấn Độ.
Dự kiến, việc chuyển giao tàu cho Hải quân Ấn Độ sẽ được diễn ra vào tháng 6 và tháng 12 năm 2026.
Tàu khu trục thuộc Dự án 11356 của Nga được thiết kế để tấn công mục tiêu mặt nước, dưới lòng biển và trên không. Tàu có chiều dài 125 m, chiều rộng 15 m và có lượng giãn nước lên tới 3.850 tấn.
Vũ khí chính là 8 ống phóng thẳng đứng có khả năng sử dụng tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 Oniks hoặc tổ hợp tên lửa hành trình đa năng Kalibr-NK với tầm bắn tối đa tới 2.500 km.
Ngoài ra, các tàu còn được trang bị pháo chính A-190 cỡ nòng 100 mm, 24 tên lửa phòng không tầm trung của hệ thống Shtil-1 với tầm bắn 50 km, 2 pháo phòng thủ tầm cực gần AK-630M cùng nhiều khí tài chống tàu ngầm khác.
Thạch Bình
Theo baogiaothong
Trộm viếng tàu sân bay Ấn Độ, cuỗm mất ổ cứng máy tính Cảnh sát Ấn Độ đang điều tra một nghi án đánh cắp trang thiết bị điện tử trên tàu sân bay tự đóng đầu tiên của nước này tại xưởng đóng tàu ở bang Kochi. Theo RT, các đối tượng đã đánh cắp một ổ cứng, bộ nhớ tạm (RAM) và bộ xử lý của 4 máy tính vừa được lắp đặt trên...