Ấn Độ mua 126 tiêm kích Eurofighter Typhoon
Thông tấn xã Đức (Deutsche Presse-Agentur) mới đây đưa tin, Ấn Độ có thể sẽ mua 126 máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của nước này.
Theo Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, các quan chức Ấn Độ và Đức đang tiến hành đàm phán một hợp đồng trị giá hàng chục tỉ USD về việc cung cấp 126 máy bay chiến đấu cho không quân Ấn Độ.
Thông tấn xã Đức tiết lộ, giá trị của hợp đồng dự kiến lên tới 7,6 tỉ euro (khoảng 9,8 tỉ USD). Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon do tập đoàn Eurofighter GmbH có trụ sở tại bang Bavaria của Đức phát triển sản xuất.
Được biết, Eurofighter Typhoon (Chiến binh Châu ÂuCuồng phong) thuộc loại tiêm kích cánh tam giác, cánh mũi đa nhiệm vụ với tốc độ tối đa 2.500 km/giờ; tầm hoạt động 3.000 km; có tính năng hạn chế thám sát radar và theo dõi mục tiêu hồng ngoại.
Video đang HOT
Sở hữu sự nhanh nhẹn, khả năng tàng hình và hệ thống điện tử hiện đại, Eurofighter Typhoon được xếp vào nhóm những máy bay chiến đấu lợi hại nhất thế giới.
“Chiến binh châu Âu” được trang bị một pháo hàng không cỡ 27 mm và 13 móc treo vũ khí dưới thân và cánh máy bay cho phép mang nhiều loại vũ khí như: súng, tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom các loại…
Trước đó, ĐứcẤn đã có một thảo luận cũng về vấn đề này. Nhưng tới năm 2012, Ấn Độ đã quyết định bỏ qua mẫu máy bay chiến đấu của Đức và chọn mua mẫu máy bay chiến đấu Dassault Rafale do Pháp chế tạo. Thế nhưng cho đến nay, hợp đồng mua bán vẫn chưa được ký kết, nguyên nhân có thể liên quan đến vấn đề giá cả.
Tư lệnh Không quân Ấn Độ Marshal Arup Raha cho hay, Ấn Độ hiện vẫn đang đàm phán với phía Pháp về vấn đề này, và những sửa đổi liên quan đến đơn hàng mua 126 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ mới của Ấn Độ.
Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Đức Steinmeier hiện đang ở thăm Ấn Độ, nơi ông đã có các cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Ngoại trưởng Sushma Swaraj về các chủ đề: thương mại, đầu tư, hợp tác công nghệ cao và hợp tác năng lượng tái tạo.
Theo PetroTimes
Nga tiếp tục thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa Bulava
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới mang tên "Vladimir Monomakh" của Nga vừa rời nhà máy đóng tàu Sevmash để bắt đầu chuyến chạy thử nghiệm trên biển Trắng.
"Vladimir Monomakh" là chiếc thứ 3 trong tổng số 8 chiếc thuộc lớp Borei (Project 955A) mà Nga đang tiến hành chế tạo. Theo kế hoạch, 8 chiếc tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thuộc Project này sẽ được đóng xong toàn bộ vào năm 2020, để thay thế các tàu ngầm Project 941 lớp Akula (được NATO định danh là Typhoon) và Project 667 - lớp Delta.
Đợt thử nghiệm trên biển lần này sẽ mất khoảng 2 tuần, dự kiến đợt thử nghiệm chiếc thứ 3 này sẽ thuận lợi hơn so với 2 chiếc "đàn anh" của nó là "Yuri Dolgoruky" và "Alexander Nevsky".
Trong đợt thử nghiệm này, mọi hệ thống của tàu ngầm như: Hệ thống thông tin, dẫn đường, thiết bị phát hiện tiếng ồn (sonar) và thiết bị vô tuyến điện tử đều được tiến hành khảo nghiệm tính năng.
Yury Dolgoruky, tàu ngầm lớp Borei đầu tiên, đã được đưa vào hoạt động từ tháng 1-2013
Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch thử nghiệm phóng 2 quả tên lửa xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) SS-NX-30 (R-30) "Bulava " trên chiếc tàu này vào tháng 7 và tháng 8 năm nay.
Được biết, tàu ngầm hạt nhân Project 955A do nhà máy đóng tàu Sevmash khởi công đóng từ tháng 3 năm 2006, thiết kế khung thân tàu được dựa trên nền tảng của tàu ngầm hạt nhân lớp Akula.
Tàu có chiều dài 170m, tốc độ hành trình dưới nước 29 hải lý/h, thủy thủ đoàn 107 người. Nó được trang bị 16 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm "Bulava", trong đó mỗi quả có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân kiểu phân hướng.
Lễ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân chiến lược "Vladimir Monomakh"
Bulava là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) có thiết kế 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, chiều dài 14,8m, đường kính 1,9m. trọng lượng phóng từ 36,8 tấn - 40,3 tấn (tùy theo số đầu đạn hạt nhân), tầm bắn xa lý thuyết trên 8.000km.
Một tên lửa Bulava có thể mang tối thiểu là 6, tối đa là 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn hạt nhân đều có thể cảm ứng tấn công mục tiêu riêng rẽ, được coi là có khả năng tấn công mạnh hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-29 "Sineva".
Theo ANTD
Trung Quốc lộ chiến đấu cơ tàng hình phiên bản mới Trong một bức ảnh đang được lan truyền trên các trang mạng Trung Quốc, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 J-20 của nước này dường như đã được thiết kế lại, và gắn một động cơ hoàn toàn khác phiên bản mẫu 2011. Thông tin được các trang mạng Trung Quốc cùng tờ thời báo Hoàn cầuđăng tải. Theo đó, trên...