Ấn Độ: Mỗi giờ 1 phụ nữ chết vì của hồi môn
Những quan niệm nặng nề về của hồi môn trong xã hội Ấn Độ đã khiến trung bình mỗi giờ có một phụ nữ bị sát hại vì của hồi môn ở đất nước này.
Số liệu của Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia Ấn Độ mới được công bố gần đây cho thấy trung bình cứ một giờ lại có một phụ nữ ở nước này chết vì các lý do liên quan đến của hồi môn, và tình trạng này gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2007-2011.
Số liệu này cho thấy chỉ riêng trong năm 2012 đã có 8.233 phụ nữ chết vì vấn đề của hồi môn ở các bang của Ấn Độ, đồng nghĩa với việc cứ một giờ lại có một người chết vì nguyên nhân này.
Cứ mỗi giờ lại có một phụ nữ bị giết vì của hồi môn ở Ấn Độ
Số những phụ nữ thiệt mạng vì loại tội phạm này trong năm 2011 là 8.618, tuy nhiên tỉ lệ nghi phạm bị kết tội chỉ là 35,8%. Những vụ giết người liên quan đến của hồi môn này liên tiếp tăng trong giai đoạn từ năm 2007 cho tới 2011.
Hôm 29/8, cảnh sát bang Dharakote đã bắt giữ 4 thành viên trong một gia đình ở quận Ganjam vì cáo buộc liên quan đến một vụ giết người do của hồi môn.
Theo đó, sau khi cho con trai lấy cô Manasi về làm vợ, gia đình nhà Tukuna chê cô gái đem về nhà chồng ít tài sản và bắt đầu hành hạ cô để đòi thêm của hồi môn. Vài hôm sau, cô Manasi đã chết ở nhà chồng trong hoàn cảnh đầy nghi vấn. Bố đẻ của Manasi cáo buộc gia đình thông gia đã bức tử cô, trong khi nhà Tukuna lại tuyên bố cô gái tự treo cổ chết.
Video đang HOT
Sau khi đưa thi thể cô Manasi đi khám nghiệm, cảnh sát đã bắt giữ bố mẹ chồng, em chồng và cả người chồng của cô để điều tra và sẽ đưa những người này ra xét xử trong thời gian tới.
Ông Suman Nalwa, phó cảnh sát trưởng Delhi cho biết những vụ giết người vì của hồi môn như thế này không chỉ xảy ra ở các gia đình nghèo khó hay trung lưu. Ông cho hay mặc dù tầng lớp trên trong xã hội Ấn Độ được giáo dục tốt nhưng họ vẫn không thể bỏ qua vấn đề của hồi môn vì “nó đã ăn sâu vào trong hệ thống xã hội”.
Một cô gái bị hành hạ dã man vì của hồi môn
Đạo luật Cấm đòi của hồi môn được Ấn Độ thông qua năm 1961 nghiêm cấm việc đòi hỏi, trả hay chấp nhận của hồi môn “như một điều kiện tiên quyết để kết hôn”. Tuy nhiên ông Nalwa cho rằng đạo luật này còn có nhiều lỗ hổng và các chế tài chưa đủ nghiêm khắc để răn đe những vụ giết người vì của hồi môn.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Phụ nữ Mamata Sharma cho rằng nguyên nhân duy nhất khiến quá nhiều phụ nữ chết vì của hồi môn như vậy là do việc thực thi luật pháp không đúng đắn.
Bà này cho biết: “Cảnh sát Ấn Độ cần phải nhạy cảm hơn và dư luận cần phải được đánh động về quyền lợi của họ và luật pháp của đất nước. Có như thế chúng ta mới thực thi hiệu quả các điều luật đã ban hành.”
Theo khampha
Phụ nữ ở vùng nào Trung Quốc 'rẻ nhất'?
Với các nam thanh niên Trung Quốc trong độ tuổi kết hôn, chi phí để "rước" cô dâu về nhà ngày càng trở thành vấn đề gây đau đầu.
Một cô dâu Trung Quốc đeo đầy vàng trong lễ cưới của mình.
"Không có tiền là không có gì"
Mới đây trên internet đã lan truyền kết quả của một cuộc khảo sát về " chi phí để cưới vợ" phân theo các khu vực, vùng miền. Theo đó, kết hôn với các cô gái sống ở Thượng Hải là tốn kém nhất, khoảng 100.000 nhân dân tệ, bao gồm tiền mặt, đồ trang sức, túi xách và các món đồ xa xỉ khá. Đứng thứ 2 là Thiên Tân với 60.000 nhân dân tệ. Còn nếu cưới một cô gái Trùng Khánh, người đàn ông sẽ không mất một đồng phí nào.
Peter Fu, 28 tuổi, tâm sự: "Nếu là một cô dâu người Thượng Hải, tôi sẽ cực kì hạnh phúc, nhưng thật không may, tôi lại là chú rể sắp cưới một cô vợ người Thượng Hải".
"Cha mẹ tôi đang rất lo lắng vì sẽ phải bỏ ra 2 triệu nhân dân tệ (hơn 326.000 USD) để mua cho tôi một căn hộ. Ban đầu tôi định mua tặng vợ tương lai 1 chiếc nhẫn kim cương, nhưng yêu cầu phải có tiền mặt và quà tặng thực sự là gánh nặng cho cả gia đình tôi."
Rachel Lun, nhân viên quan hệ công chúng, 28 tuổi, nói: "Thành thật mà nói tôi không quan trọng chuyện sau khi cưới phải có nhà cửa vì gia đình nhà chồng tôi hiện nay cũng khá rộng. Nhưng mẹ tôi nói sống chung sẽ rất bất tiện và vợ chồng trẻ cần có không gian riêng."
Cô cho rằng yêu cầu mua một căn nhà mới đã trở thành nỗi ám ảnh ở Thượng Hải. Gia đình vị hôn phu của cô đã đồng ý cho họ 1 triệu nhân dân tệ để mua nhà nhưng điều đó có nghĩa là cô mất đi 1 triệu nhân dân tệ để tiêu.
Trong khi đó, bà Wan Mengqi, mẹ của cô con gái 25 tuổi cho rằng việc đòi hỏi nhà trai như vậy không có gì quá đáng, vì muốn làm trụ cột trong gia đình, người đàn ông cần chứng minh khả năng độc lập và có cơ sở tài chính. "Tiền không phải tất cả nhưng không có tiền là không có gì. Thời thanh xuân của con gái quá ngắn và tôi cho rằng món quà thể hiện tình cảm cũng như sự tôn trọng của gia đình chú rể".
Bà Pan Yiching, 55 tuổi, giải thích: " Ở Thượng Hải, các gia đình cô dâu không phải là không biết quy tắc. Chúng tôi không keo kiệt và hợm hĩnh.Chúng tôi tự hiểu rằng mình sẽ sắm các nội thất, mua các vật dụng và một chiếc xe hơi cho cặp vợ chồng mới". Theo bà, cùng chia sẻ các chi phí sẽ giúp 2 nhà thông gia có mối quan hệ tốt hơn.
Hậu quả của những cô gái ế
Nhiều người nói giá bất động sản hiện nay tăng vọt, một phần là do các bà mẹ vợ, những người luôn yêu cầu chú rể phải có nhà, càng lớn càng tốt, thì mới cho cưới.
Thế nhưng yêu cầu về vật chất quá cao trước khi kết hôn là một lí do khiến nhiều phụ nữ ngoài 30 mà vẫn chưa lấy được chồng. Thêm vào đó, đàn ông vẫn thường thích phụ nữ trẻ trung hơn.
Chen Yinuo, một giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu ngậm ngùi: "Khi con gái tôi dưới 28 tuổi, tôi khăng khăng rằng chàng trai nào muốn kết hôn với công chúa của tôi phải sở hữu một căn hộ ở trung tâm thành phố. Nhưng nó đã chia tay bạn trai cũ và hiện giờ nó đã 32 tuổi mà chưa lấy chồng."
Trong khi đó, con gái bà, cô Chen, vẫn tỏ ra tiếc nuối người bạn trai cũ: "Tôi rất mong đợi 1 người đến với mình, kể cả anh ta không có nhà riêng. Thật kinh khủng khi bị gọi là gái ế."
Theo Xahoi
Tỷ phú Hồng Kông kén rể cho con gái đồng tính Một trong những tỷ phú giàu có nhất Hồng Kông vẫn giữ nguyên lời hứa trao thưởng 65 triệu USD cho ai muốn lấy cô con gái đồng tính của ông. Giải thưởng vẫn chưa có người nhận Thông tin về lời hứa của tỷ phú Cecil Chao được loan báo trên khắp thế giới từ tháng 9 năm ngoái. Giờ đây, đại...