Ấn Độ lập đội đặc nhiệm nữ chống hiếp dâm
Các quan chức ở New Delhi dự định sử dụng một lực lượng bao gồm phụ nữ được đào tạo võ thuật để ngăn chặn nạn hiếp dâm trên đường phố.
Các nhà hoạt động của đảng Quốc đại Ấn Độ với dải băng đen trên miệng biểu tình phản đối vụ thiếu nữ 16 tuổi bị cưỡng hiếp rồi thiêu sống
Theo Telegraph, bà Rakhi Birla, tân Bộ trưởng Phụ nữ và Phúc lợi trẻ em của New Delhi đang có kế hoạch tuyển cựu quân nhân cùng chuyên gia võ thuật để huấn luyện cho những người phụ nữ tự nguyện tham gia đi tuần trên các con phố. Bà tin rằng một lực lượng như vậy sẽ giúp thủ đô New Delhi trở nên an toàn hơn.
“Còn rất nhiều sai sót trong hệ thống của chúng tôi. Các biện pháp khắc phục cần được thực hiện để đảm bảo giao thông công cộng buổi đêm sẽ an toàn đối với phụ nữ”, Birla nói. “Chúng tôi đang bắt đầu với một lực lượng với thành viên là phụ nữ. Cựu quân nhân và huấn luyện viên võ thuật sẽ đào tạo họ”.
Video đang HOT
“Họ sẽ được dạy Tae Kwan Do và điều động tới các tuyến đường vào buổi đêm”, bà cho biết thêm. Tân bộ trưởng này còn có kế hoạch tuyển 5.000 phụ nữ làm tài xế xe ba bánh để giúp phụ nữ cảm thấy ít bị đe dọa.
Tuy nhiên, kế hoạch trên lại gặp phải sự nghi ngờ từ phía các nhà hoạt động nữ quyền. Những người này cho rằng kế hoạch này có thiện ý nhưng nó chỉ tạo ra một lực lượng tương tự cảnh sát Delhi mà không có sự hỗ trợ từ họ.
“Chúng ta cần thêm sự hiện diện của phụ nữ trong cảnh sát Delhi, chứ không phải là một lực lượng tương tự. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta củng cố lại lực lượng an ninh và yêu cầu đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền New Delhi”, bà Ranjana Kumari đến từ Trung tâm nghiên cứu xã hội nói.
Thủ hiến New Delhi, bà Sheila Dikshit, từng lên tiếng phàn nàn về việc cảnh sát không nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền thủ đô ngay sau khi xảy ra vụ hiếp dâm tập thể cuối năm 2012. Vụ việc trên làm dấy lên làn sóng biểu tình trên khắp Ấn Độ, buộc chính phủ phải đưa ra luật mới và bản án nghiêm khắc hơn đối với tội danh hiếp dâm và tấn công tình dục.
Theo Xahoi
Hợp tác quốc phòng - an ninh là trụ cột quan hệ song phương
Ngày 20-11, tại Nhà khách Chính phủ ở Thủ đô New Delhi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Sau cuộc hội đàm hai nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Bảo tàng Quốc hội Ấn Độ ở Thủ đô New Delhi
Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những kết quả và Kế hoạch Hành động đã được thông qua tại cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 15 tại New Delhi ngày 11- 7- 2013 và đánh giá cao những đóng góp quan trọng của các cơ chế song phương hiện có nhằm củng cố và mở rộng mối quan hệ song phương hiện nay. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh quyết định thực hiện trao đổi đoàn hàng năm theo "Chương trình Khách quý" giữa Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tăng cường hiểu biết, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trên các lĩnh vực quản trị, chính sách công, thách thức đối với phát triển và vấn đề tăng trưởng kinh tế.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng hợp tác quốc phòng trở thành trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thường xuyên tiến hành đối thoại quốc phòng, huấn luyện, tập trận, tàu Hải quân và Cảnh sát biển thăm lẫn nhau, nâng cao năng lực, trao đổi các cố vấn và giao lưu giữa các cơ quan liên quan của hai nước những năm gần đây. Hai nhà lãnh đạo đề nghị hai bên tiếp tục trao đổi về các điều khoản của khoản tín dụng 100 triệu USD trong lĩnh vực quốc phòng để tạo thêm động lực cho sự hợp tác sẵn có này. Hai bên hoan nghênh việc ký Thỏa thuận về Bảo vệ Tương hỗ đối với Trao đổi Thông tin mật và Biên bản ghi nhớ hiện đang được triển khai về đào tạo sỹ quan hải quân và không quân Việt Nam.
Hai nhà lãnh đạo khẳng định mong muốn và quyết tâm hợp tác nhằm duy trì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở châu Á; nhất trí cho rằng tự do hàng hải ở Biển Đông không nên bị cản trở và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hai nhà lãnh đạo cũng hoan nghênh các cam kết chung của các bên liên quan về việc tuân thủ và thực hiện Tuyên bố ứng xử của các Bên liên quan ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về sự tăng trưởng ổn định của thương mại song phương hướng tới mục tiêu 7 tỉ đô la Mỹ vào năm 2015. Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng thương mại song phương lên 15 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020 và thúc đẩy đầu tư giữa hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực như giáo dục, cơ sở hạ tầng, dầu khí, năng lượng, năng lượng mới và năng lượng tái tạo, nông nghiệp, dệt, công nghệ thông tin và dược.
Văn bản hợp tác quan trọng
Hiệp định Vận chuyển Hàng không, Bản ghi nhớ về thành lập Phòng thí nghiệm phục hồi dữ liệu điện tử Indira Gandhi tại Hà Nội, Thỏa thuận về bảo vệ tương hỗ trao đổi thông tin mật, Bản ghi nhớ giữa hai Bộ Tài chính, Thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Hội đồng Nghiên cứu và Công nghiệp Ấn Độ, Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Quản lý Ấn Độ, Bangalore, Bản Ghi nhớ hợp tác Dầu khí giữa PetroVietnam và Công ty OVL Ấn Độ, Bản ghi nhớ về Dự án nhiệt điện Long Phú II giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tập đoàn Tata.
Theo ANTD
Sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Việt-Ấn Sáng 20-11, Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống Ấn Độ theo nghi thức cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc gia. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh chủ trì lễ đón. Thủ tướng Manmohan Singh đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú...