Ấn Độ lắp camera triên biên giới giám sát Trung Quốc
Các camera giám sát với khả năng quan sát sâu trên 20 km vào lãnh thổ Trung Quốc đã được lực lượng Cảnh sát biên giới Ấn Độ-Tây Tạng (ITBP) của Ấn Độ lắp đặt để giám sát biên giới Trung-Ấn, tờ Times of India đưa tin.
Binh sĩ Ấn Độ đứng gác tại khu vực biên giới gần Trung Quốc.
Động thái trên diễn ra một tháng sau khi các binh sĩ của quân đội Trung Quốc xâm nhập các khu vực tranh chấp Demchok và Chumar tại vùng Ladakh.
Chính phủ Ấn Độ cũng đang trong quá trình mua các phương tiện và trực thăng cho ITBP. “Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng”, Subhash Goswami, người đứng đầu đơn vị ITBP, cho hay.
Ông Goswami cho biết đơn vị của ông sẵn sàng đối mặt với bất kỳ thách thức nào từ Trung Quốc. Do không thể triển khai các binh sĩ ngay tức thì tới mọi khu vực dọc biên giới, ITBP đã lắp đặt một hệ thống camera giám sát hiện địa tại chốt Thakung.
Video đang HOT
Camera giám sát sẽ cho phép quan sát ở cự ly xa trong mọi điều kiện, thậm chí vào ban đêm. Hình ảnh từ camera thu được có thể được sử dụng để phân tích các động thái quân sự và kế hoạch cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.
Ít nhất 50 chốt biên giới tại vùng Ladakh sẽ được trang bị các camera như vậy, ông Goswami cho hay.
Khi chính phủ Ấn Độ hoàn thành dự án nhằm triển khai các sợi cáp quang dọc biên giới, các camera sẽ được kết nối với các chốt kiểm soát biên giới và cuối cùng là với các trụ sở tại thủ đô Delhi để giám sát thực tế.
Ấn Độ và Trung Quốc chung có đường biên giới dài 4.000 km. Hai quốc gia láng giềng đang tranh chấp vài khu vực biên giới thuộc dãy Himalaya. Căng thẳng liên tục bùng phát hết lần này tới lần khác.
Trung Quốc và Ấn Độ đã lâm vào một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu vào năm 1962. Biên giới của hai nước vẫn chưa đường phân định, và cả hai bên thường xuyên cáo buộc nhau điều binh sĩ vào trong bên trong lãnh thổ của bên kia.
Ấn Độ và Trung Quốc đã tổ chức nhiều vòng đàm phán về phân chia đường biên giới dài giữa hai nước nhưng cho tới nay vẫn chưa thành công.
An Bình
Theo TOI
Trung Quốc có thể triển khai tàu chiến giám sát tập trận Mỹ-Nhật
Sau khi Mỹ và Nhật Bản thông báo tập trận đổ bộ chung ở Hoa Đông, báo chí Nga nhận định rằng hải quân Trung Quốc có thể sẽ triển khai tàu chiến để giám sát cuộc tập trận.
Một tàu khu trục của hải quân Trung Quốc. Ảnh minh họa
Được biết tới với tên gọi "Keen Sword", cuộc tập trận đổ bộ song phương được Mỹ và Nhật Bản tổ chức 2 năm một lần. Cuộc tập trận nhằm đảm bảo các hoạt động chung giữa quân đội hai nước cũng như thúc đẩy các khả năng bảo vệ đảo.
Cuộc tập trận sẽ được tiến hành trong 2 ngày 8-9/11. Trong bối cảnh Nhật Bản đang vướng vào cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông, "Keen Sword" được dự đoán sẽ gây ảnh đối với mối quan hệ đang đóng băng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Tuy nhiên, giới chức từ Bộ quốc phòng Nhật cho hay cuộc tập trận không nhằm vào một quốc gia nào khác.
Khoảng 10.000 binh sĩ Mỹ và 30.700 binh sĩ Nhật sẽ tham gia cuộc tập trận. Ngoài ra, 25 tàu chiến và 260 máy bay sẽ được huy động.
Dù cuộc tập trận diễn ra trong khi Trung Quốc chủ trì hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh, chuyên gia Nga Konstanty Schiffkov về địa chính trị cho rằng Bắc Kinh sẽ phản ứng.
Do cuộc tập trận là diễn tập ngăn chặn đối thủ một thủ tiềm tàng nhằm chiếm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, chuyên gia Schiffkov dự đoán Trung Quốc có thể thực hiện vài hành động để khẳng định chủ quyền.
Một phương án mà Trung Quốc có thể làm là tiến hành giám sát cuộc tập trận tại vùng biển tranh chấp. Cùng lúc đó, các tàu chiến Trung Quốc có thể khoe cờ nước này trong sứ mệnh giám sát.
An Bình
Theo WCT
Trung Quốc phóng 2 vệ tinh mang "mục đích quân sự" Vệ tinh cảm biến từ xa Dao Cảm 21 cùng vệ tinh thí nghiêm Thiên Thác 2 mà Trung Quốc phóng từ tỉnh Thái Nguyên hôm 8/9 vừa qua có thể mang theo các ứng dụng quân sự, như giám sát trên biển. Tên lửa Trường Chinh của Trung Quốc mang theo vệ tinh Dao cảm 21 Thông tin được đăng tải trên...