Ấn Độ lần đầu phóng thử tên lửa đất đối không tầm xa Barak 8
Hải quân Ấn Độ đã lần đầu tiên phóng thử tên lửa đất đối không tầm xa Barak 8 (LRSAM) được nghiên cứu, phát triển cùng với Israel.
Tên lửa Barak 8. (Nguồn: AP)
Mạng tin Zeenews cho biết ngày 29/12,
Cuộc bắn thử trên được tiến hành từ tàu chiến INS Kolkata, diễn ra sau cuộc thử nghiệm thành công trên một tàu chiến khác của Israel hồi tháng trước.
Phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ DK Sharma cho biết cuộc thử nghiệm sẽ tiếp tục được tiến hành trong ngày hôm nay 30/12.
Theo ông Sharma, hệ thống tên lửa LRSAM sẽ được trang bị cho tàu chiến lớn nhất của Ấn Độ INS Kolkata được đưa vào phiên chế hải quân năm ngoái. Ngoài ra, LRSAM cũng có thể được triển khai trên tàu khác như INS Kamrota.
Video đang HOT
Tên lửa trên do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Israel (IAI), Cơ quan Phát triển Vũ khí và Cơ sở hạ tầng Israel, và một số công ty khác cùng hợp tác nghiên cứu phát triển./.
Theovietnamplus.vn
Xem Tor-M2U Nga vừa di chuyển vừa phóng tên lửa cực ưu việt
Video ghi lại những hình ảnh hiếm về tên lửa đất đối không Tor-M2U khai hỏa trong lúc chuyển động, một kỳ tích mà chưa đối thủ nào có thể thực hiện được.
Hãng tin RT dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga cho biết Tor-M2U đã bắn trúng mục tiêu với quả tên lửa đầu tiên được phóng ra trong lúc đang di chuyển với tốc độ 25km/h.
Cuộc thử nghiệm đã diễn ra vào mùa hè năm 2015 tại trường bắn Kapustin Yar ở khu vực Arkhangelsk.
Khả năng phóng tên lửa trong lúc chuyển động là điểm khác biệt của biến thể M2U.
Nhờ đó, xe tên lửa có thể phản ứng với một cuộc tấn công bất ngờ và trụ chuyển động không cần phải dừng lại để bảo vệ giống như các phiên bản trước đó.
Nhiệm vụ chính của hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M2U là bảo vệ các cơ sở quân sự và chính phủ có ý nghĩa quan trọng nhất chống lại các cuộc tấn công của máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay không người lái của đối phương.
hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M2U.
Mỗi hệ thống mang 8 tên lửa cùng với các ống phóng thẳng đứng. Hệ thống này đem đến sự bảo vệ tin cậy đối, khi có thể phóng trúng các mục tiêu trên không đang bay ở tốc độ lên đến 700 m/giây (tương đương 2.520 km/giờ).
Hệ thống tên lửa Tor-M2U không chỉ phát hiện và phân biệt được 48 mục tiêu trên không, mà còn có thể tự động xác định mục tiêu nào là nguy hiểm nhất.
Ngoài ra Bộ Quốc phòng Nga cũng tiết lộ cảnh quay về một cuộc phóng thử tên lửa tầm xa S-300 vào ban đêm. Hệ thống được sử dụng trong buổi phóng thử là S-300V4, một trong những biến thể mới nhất của S-300.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 của Nga.
S-300V4 do tập đoàn Phòng không Almaz- Antey nghiên cứu phát triển, tuy nhiên, sức mạnh của hệ thống này được thông tin là gấp 1,5 đến 2 lần so với tiền nhiệm.
Các thông số cho biết, hệ thống có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự li đến 400km và ở độ cao 37km, tiêu diệt tên lửa chiến thuật, tên lửa chiến thuật- chiến dịch và tên lửa đạn đạo tầm trung
Hệ thống phòng không S-300V4 được trang bị hai loại tên lửa: Tên lửa hạng nặng có cự li tiêu diệt mục tiêu trên không đến 400km tốc độ sau siêu thanh (khoảng 7,5 lần Mach), và tên lửa hạng nhẹ có cự li tiêu diệt mục tiêu đến 150km.
Phan Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Nga thử một loạt vũ khí hạng nặng tiên tiến Sputnik ngày 22/12 đăng tải video ghi lại việc Lực lượng tên lửa chiến lược Nga thử một loạt vũ khí hạng nặng tiên tiến trong một tuần trở lại đây tại căn cứ Kapustin Yar, khu vực Astrakhan thuộc miền nam nước Nga. Nga thử loạt vũ khí hạng nặng hiện đại tại Kapustin Yar (Ảnh: Sputnik) Loạt vũ khí hiện đại...