Ấn Độ: Làm ăn thua lỗ, cha mẹ đầu độc con rồi tự vẫn
Một cặp vợ chồng ở Ấn Độ đã đầu độc hai con nhỏ rồi treo cổ tự vẫn do những rắc rối về tài chính.
Vụ việc xảy ra đêm hôm 5-10 tại nhà của gia đình này ở khu Chintal, Ấn Độ.
Thi thể của Keshava Rao (40 tuổi), làm kinh doanh về tài chính, và vợ là Vanaja (36 tuổi) được phát hiện hôm 6-10. Hai con của họ là Deepak (11 tuổi) và Nandini (4 tuổi) cũng tử vong bên cạnh cha mẹ.
Điều tra viên thuộc sở cảnh sát Jeedimetla, ông Chandra Shekar, cho biết: “Cặp vợ chồng này đã treo cổ tại nhà riêng sau khi cho các con uống thuốc độc khiến chúng tử vong”.
Theo kết quả điều tra ban đầu, các rắc rối về tài chính có thể là nguyên nhân khiến Keshava Rao đi tới bước đường cùng. Có vẻ như Keshava bị thua lỗ rất nhiều trong công việc kinh doanh.
Hiện cảnh sát đang tiếp tục làm rõ vụ việc.
Theo_An ninh thủ đô
Nhà máy chết mòn đeo bám nền kinh tế Trung Quốc
Nền kinh tế giảm tốc kéo theo khủng hoảng dư thừa năng suất khiến nhiều nhà máy ở Trung Quốc lâm vào cảnh thua lỗ, tồn tại lay lắt, đe dọa sự phát triển của quốc gia này.
Nhà máy của Tập đoàn Xi măng Trường Trị ngừng sản xuất cách đây hai năm. Ảnh:New York Times
Nhà máy xi măng Lucheng Zhuoyue ở thành phố Trường Trị, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, do ông Miao Leijie làm tổng giám đốc, đang hứng chịu thua lỗ nặng nhưng không thể ngừng sản xuất. Ông phải duy trì hoạt động của nhà máy để trả lãi cho các khoản nợ ngân hàng.
Video đang HOT
Lucheng Zhuoyue gặp vô vàn khó khăn trong công cuộc tìm đường thoát khỏi đống nợ nần bởi khách hàng và các nguồn đầu tư ngày càng khan hiếm. Thậm chí, công ty của Miao Leijie phải vay tiền để tiếp tục vận hành nhà máy.
"Nếu chúng tôi dừng sản xuất, các khoản lỗ sẽ rất kinh hoàng", ông Miao nói, miệng rít thuốc liên tục, giữa một văn phòng tĩnh lặng và sơ sài. "Chúng tôi quả thật đang làm việc cho ngân hàng", ông thừa nhận.
Những nhà máy xi măng hoạt động lay lắt như Lucheng Zhuoyue cùng các xưởng bỏ hoang đang xuất hiện ngày một nhiều ở Trường Trị và các vùng lân cận. Đó thực sự là một khung cảnh đáng sợ đối với nền kinh tế ảm đạm của Trung Quốc hiện tại, theo New York Times.
Để đảm bảo việc làm và sự tồn tại các nhà máy, chính phủ Trung Quốc cùng ngân hàng nhà nước chấp nhận nối "ống trợ sinh" cho các doanh nghiệp thua lỗ bằng cách tái cấu trúc các khoản nợ, cung cấp nguồn tín dụng mới kết hợp với nhiều hình thức hỗ trợ khác. Đây là một phần của chiến lược bao quát nhằm duy trì ổn định xã hội, mục tiêu quan trọng của bộ máy lãnh đạo Trung Quốc.
Nhưng các chiến lược như vậy từng được thử nghiệm ở các quốc gia khác mà không đem lại kết quả khả quan. Tại Nhật Bản, các "công ty chết mòn" chính là một nhân tố góp phần khiến quốc gia này trải qua hai thập kỷ trì trệ kinh tế.
Đe dọa thịnh vượng
Than chất đống trước nhà máy xi măng Shawang ở Trường Trị. Ảnh: New York Times
Trường Trị là thành phố tầm trung với khoảng 3 triệu dân sống trong những khu chung cư thấp tầng và làm việc ở các nhà máy. Nền kinh tế địa phương, chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp nặng, điển hình là sản xuất thép, đã hỗ trợ cho kỷ nguyên tăng trưởng cao qua nhiều thập kỷ của Trung Quốc.
Khi thị trường bất động sản phát triển, chính phủ đổ tiền đầu tư vào đường sá và các cơ sở hạ tầng khác, những nhà máy xi măng từ đó mọc lên như nấm tại các vùng ngoại ô của Trường Trị để tận dụng vận hội này.
Những năm gần đây, sự thịnh vượng mới là những gì người ta dễ dàng nhìn thấy tại các cửa tiệm đông đúc và nhà hàng thức ăn nhanh chật cứng người nằm dọc theo các tuyến phố nhỏ hẹp ở trung tâm Trường Trị. Song, thực trạng kinh tế trì trệ đang đe dọa làm xấu đi bức tranh tuyệt đẹp này.
Tại các thành phố và thị trấn yếu kém trong khâu đa dạng hóa kênh đầu tư, một số ngành công nghiệp đang trên đà lao dốc, sẵn sàng sụp đổ bất cứ lúc nào. Những khu chung cư bỏ hoang được xây dựng từ thời kỳ kinh tế bùng nổ giờ đây đè nặng ngành bất động sản. Nhiều doanh nghiệp ở Trường Trị phàn nàn rằng các dự án xây dựng được chính quyền địa phương hỗ trợ cũng bị thu hồi.
Hệ quả tất yếu là các nhà máy xi măng tại Trường Trị rơi vào cảnh khốn đốn khi hàng hóa sản xuất ra thừa mứa, không có nơi tiêu thụ. Theo Hiệp hội Ngành Vật liệu Xây dựng Sơn Tây, các công ty ở đây đủ sức sản xuất số lượng xi măng gấp ba lần nhu cầu thực tế năm 2014. 2/3 trong số các công ty này phải chịu thua lỗ.
Công ty xi măng Huatai ở Trường Trị cũng đang lâm vào cảnh ảm đạm khi chỉ sản xuất 200.000 tấn xi măng trong năm nay, dù công suất thiết kế lên đến một triệu tấn.
Là một doanh nghiệp nhà nước, Huatai duy trì hoạt động nhờ những nguồn hỗ trợ đặc biệt. Huatai được mua than nợ và tiếp cận các nguồn vay ưu đãi từ công ty mẹ do chính quyền tỉnh Sơn Tây sở hữu. Điều này cho phép ban quản lý công ty duy trì việc làm cho 300 công nhân.
Các biện pháp như trên có khả năng bảo vệ việc làm cho người dân nhưng chúng cũng trì hoãn công cuộc cải cách nền công nghiệp sản xuất, theoNYTimes. Xét trên quan điểm kinh tế, sẽ tốt hơn nếu các doanh nghiệp thua lỗ tinh giảm công nhân, thậm chí đóng cửa để giải phóng các lao động qua đào tạo của họ đến làm việc ở những công ty hay ngành nghề khác có triển vọng hơn.
Nguồn lực cần dịch chuyển khỏi các khu vực kém năng suất để giúp đà tăng trưởng trở lại tiến trình của nó. Không có sự dịch chuyển đó, nền kinh tế sẽ phải chịu tổn thất trong tương lai.
Mất 'bát cơm sắt'
Các bao xi măng vứt bỏ trong một nhà kho của nhà máy xi măng 7016, một công ty nhà nước ở Trường Trị. Ảnh: New York Times
Nhiều công nhân đang gặp khó khăn vì họ không đủ may mắn để giữ công việc của mình.
Tại nhà máy của Tập đoàn Xi măng Trường Trị, âm thanh duy nhất vang lên là tiếng chó sủa. Cô Zhao Liwei, 43 tuổi, trước là thợ điện, đang ngồi xem tivi trong một căn phòng bảo vệ cũ nát tại lối vào khuôn viên tập đoàn. Cách đây hai năm, khi hoạt động sản xuất tại nhà máy ngừng lại, hầu hết công nhân bị bỏ mặc. Họ phải tự xoay sở để cứu lấy mình.
Zhao cho hay vì nhà máy chưa bao giờ chính thức đóng cửa nên họ không nhận được các khoản bồi thường do bị cắt hợp đồng đột ngột hay những khoản trợ cấp khác.
"Chúng tôi từng được hứa hẹn sẽ có 'bát cơm sắt'", Zhao nói, nhắc đến cụm từ mà người Trung Quốc thường dùng để chỉ những công việc có thu nhập và lợi ích ổn định. Nhưng bây giờ "chúng tôi giống như đang bị bỏ rơi với kỳ nghỉ phép không lương trọn đời", cô chia sẻ.
Ngồi bên ngoài một khu chung cư đang xuống cấp, Du Jianping, 45 tuổi, cho biết cô phải dựa vào trợ cấp của cha mẹ để nuôi đứa con gái 12 tuổi. Cô và chồng đã mất việc tại Tập đoàn Xi măng Trường Trị. Kể từ đó, cô phải kiếm từng đồng bạc lẻ bằng nghề bán quần áo phụ nữ và đồ chơi trẻ em tại một sạp hàng bên ngoài ga tàu lửa.
"Chúng tôi quá lớn tuổi nên không thể tìm việc ở các thành phố. Tôi hy vọng chính phủ sẽ vực dậy ngành công nghiệp xi măng", Du nói.
Tháng 8 vừa qua, một công ty tư nhân thuê một phần nhà máy của Tập đoàn Xi măng Trường Trị để tiếp tục sản xuất. Vài công nhân được tuyển vào làm nhưng công việc chỉ mang tính tạm thời.
Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch sử dụng các ngân hàng nhà nước để cấp vốn cho một gói chi tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng nữa nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp sản xuất đang kiệt quệ. Bằng cách thúc đẩy tăng trưởng với nguồn tín dụng và gói kích thích mới, chính phủ Trung Quốc sẽ tạm thời hồi phục một số nhà máy nhưng hệ quả là làm trầm trọng thêm các vấn đề của nền kinh tế, như năng suất dư thừa và nợ tăng cao.
Công ty tư vấn IHS Global Insight ước tính nợ trên GDP của Trung Quốc sẽ vượt 254% trong năm 2015. Con số này gần gấp đôi năm 2008. Mức nợ cao sẽ tạo ra rủi ro lớn cho một nền kinh tế nếu bên vay nợ mất khả năng hoàn trả, kéo theo một làn sóng vỡ nợ diễn ra sau đó.
Về lâu dài, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cần tìm cách giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế đối với các khoản đầu tư quá lớn dành cho phát triển, đồng thời nâng cao vai trò của tiêu dùng hộ gia đình. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà máy trong những ngành công nghiệp nặng ở một số địa phương sẽ không bao giờ có thể hoạt động trở lại.
Dù vậy, Wang Xiaohu, doanh nhân 40 tuổi, chưa từ bỏ hy vọng. Wang đã bỏ ra khoảng 3,1 triệu USD đầu tư vào Công ty Vật liệu Xây dựng Thụy Lệ Trường Trị, nơi có khả năng sản xuất 300.000 tấn xi măng mỗi năm. Nhưng đến nay, xưởng của Wang đang phải "đắp chiếu" khiến hơn 100 công nhân mất việc làm.
Bất chấp tình trạng sản xuất, kinh doanh đình trệ, Wang nhất quyết không thanh lý nhà máy. Thay vào đó, ông vẫn duy trì máy móc, chờ đợi một ngày nền kinh tế hồi sinh và ông sẽ được tiếp tục làm công việc của mình. Nhưng mặt khác, Wang cũng hiểu rõ rằng tương lai mà ông mong mỏi có thể sẽ không bao giờ đến.
"Nhiều nhà máy xi măng vừa và nhỏ tại vùng này cũng ở vào tình trạng giống cơ sở của tôi", Wang nói. "Cơ hội để mở cửa trở lại là vô cùng hiếm hoi".
Hồng Vân
Theo New York Times
Thua lỗ chứng khoán, dân Trung Quốc nhảy lầu tự vẫn Người đàn ông nhảy lầu tự vẫn vì thua chứng khoán từ tầng 17 của tòa trụ sở phòng Thương mại thuộc thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Người đàn ông nhảy lầu tự vẫn vì thua chứng khoán từ tầng 17 của tòa trụ sở phòng Thương mại thuộc thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Một nhân chứng kể với...