Ấn Độ lại chấn động vụ nghị sĩ hiếp dâm vợ dân
Một chính khách hàng đầu Ấn Độ đã bị người làng lột áo, tát vào mặt sau khi ông này bị buộc tội cưỡng hiếp một phụ nữ ngay tại nhà của cô vào lúc 2h sáng.
Ông nghị sĩ “râu xanh” bị dân làng đánh
Nghị sĩ Bikram Singh Brahma thuộc Đảng Quốc đại cầm quyền của Ấn Độ bị cáo buộc hãm hiếp một người phụ nữ tại làng Santipura thuộc quận Chirang, bang Assam, khi ông này có việc đến ngôi làng nằm trên khu vực biên giới với Bhutan này.
Theo cảnh sát Chirang cho biết, một người đàn ông đã tố cáo việc vợ mình bị ông Brahma cưỡng hiếp trong đêm. Vị chính khách này đã xông hẳn vào nhà người phụ nữ và cưỡng hiếp cô lúc khoảng 2h sáng theo giờ địa phương (tức 3h30 sáng hôm qua – 3/1).
Nghe tiếng kêu cứu, người làng chạy đến nhà người phụ nữtrên và bắt giữ nghị sĩ Brahma, hãng tin AP đưa tin.
Video đang HOT
Đài truyền hình Ấn Độ sau đó đã phát đi hình ảnh ông Brahma bị bao vây bởi những người đàn ông và phụ nữ ở trên đường trong buổi sáng ngày hôm qua (3/1).
Một số người đàn ông đá và đánh ông này bằng cái giống như gậy nhưng người khác đã can ngăn. Sau đó nhiều người phụ nữ phẫn nộ xông vào xé áo ông Brahma và tát liên tiếp vào mặt ông này.
Cảnh sát đã đến làng Santipura vào buổi trưa nhưng người làng ban đầu từ chối không giao ông Brahma cho cảnh sát. Họ đòi các sĩ quan cảnh sát phải ghi lại lời thú tội của vị nghị sĩ này trước khi để cho ông ta đi theo cảnh sát, tờ Times of India cho biết.
Vụ việc trên xảy ra sau vụ hãm hiếp nữ sinh y khoa 23 tuổi trên xe buýt gây chấn động không chỉ ở đất nước Ấn Độ mà còn gây bàng hoàng cho cả thế giới. 6 tên yêu râu xanh đã hãm hiếp, tra tấn một cô gái đến chết trên xe buýt và còn ném cô xuống đường trong tình trạng khỏa thân.
Trong một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong thái độ của cảnh sát Ấn Độ kể từ sau vụ hãm hiếp kinh hoàng trên, cảnh sát đã bắt giữ ông Brahma
“Đó là một trong những hành động tội ác đáng lên án nhất. Bất kỳ ai mắc tội hãm hiếp hoặc cố tình làm điều đó đều cần phải bị xử phạt nghiêm khắc”, một quan chức Ấn Độ phát biểu.
Thủ Hiến chính quyền bang Assam – ông Tarun Gogoi tuyên bố, bất kỳ ai phạm tội ác đáng sợ như vậy “đều sẽ không được dung thứ, dù là nghị sĩ hay không”. Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Digvijay Singh nhấn mạnh, nếu ông Brahma bị kết tội, ông này sẽ bị khai trừ khỏi đảng.
Theo xahoi
Nghị sĩ Nhật ủng hộ sửa hiến pháp, tái vũ trang
Đại đa số các thành viên vừa trúng cử tại Hạ viện Nhật Bản kêu gọi sửa đổi hiến pháp để nâng cấp Lực lượng Phòng vệ của nước này lên mức quân đội đầy đủ, nhằm đối phó với tình hình mới trong an ninh quốc tế.
Ông Shinzo Abe mong muốn sửa đổi hiến pháp để tăng cường sức mạnh quân sự cho Nhật và nhận được sự ủng hộ của đa số các nhà lập pháp. Ảnh: AFP
Trong số 454 nhà lập pháp, có 45,6% ủng hộ sửa đổi hoàn toàn và 30% ủng hộ sửa đổi một số nội dung quy định về chiến tranh. Chỉ có 4,6% không đồng tình với việc sửa đổi hiến pháp, theo kết quả khảo sát do hãng tin Kyodo News thực hiện trong cuộc bầu cử.
Trong số 454 người trả lời có 311 thành viên của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng đồng minh Công minh Mới và nghị sĩ của các chính đảng khác tại Nhật.
Để thay đổi hiến pháp, cần có sự ủng hộ của hai phần ba số thành viên của Hạ viện, bao gồm tổng cộng 480 ghế và một tỷ lệ tương tự đối với Thượng viện, cũng như sự ủng hộ trong cuộc trưng cầu dân ý.
Có 81,1% các nhà nghị sĩ tham gia trả lời kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm huy động lực lượng phòng vệ, và 15% phản đối dỡ bỏ lệnh cấm.
Cuộc thăm dò còn hỏi ý kiến các nhà lập pháp Nhật về các vấn đề khác như việc tham gia vào Hiệp ước thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương hay việc các nghị sĩ nghĩ rằng Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức nào trong những năm tới. 96,9% cho rằng vấn đề kinh tế và nạn thất nghiệp là thử thách lớn nhất, 44,9% cho rằng chính sách đối ngoại và an ninh là khó khăn của Nhật Bản và 44,7% cho rằng cải cách an sinh xã hội là việc làm cấp bách.
Sau khi kết quả khảo sát được công bố, Trung Quốc bày tỏ quan ngại đối với xu hướng "từ chối phát triển hòa bình" ở Nhật trong những năm gần đây.
Bắc Kinh cảnh báo Tokyo "nên rút ra bài học từ lịch sử xâm lược và nên đi theo con đường phát triển hòa bình, góp phần vào sự ổn định của khu vực và duy trì mối quan hệ tốt đẹp vì lợi ích của cả Trung Quốc và Nhật Bản", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói.
Hai nước láng giềng Đông Bắc Á có quan hệ khá căng thẳng trong những tháng trở lại đây vì tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ngay sau khi vừa giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, thủ tướng tương lai của Nhật Shinzo Abe đã gửi đi lời cảnh báo sớm với Trung Quốc, thể hiện quyết tâm không nhượng bộ và sẽ mạnh tay trong vấn đề quần đảo tranh chấp với Bắc Kinh.
Theo VNE
Kết án 25 bị cáo trong vụ tham nhũng lớn nhất Brazil Tòa án Tối cao Brazil vừa kết thúc phiên xét xử vụ án tham nhũng chính trị lớn nhất trong lịch sử nước này. 25 bị cáo, trong đó có cả những chính trị gia hàng đầu của Đảng Lao động cầm quyền, đã bị kết án vì tội sử dụng công quỹ hối lộ các liên minh đảng phái để giành lấy...