Ấn Độ: Không vũ khí nào đánh chặn được Agni-V
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Agni-V, đã được thử nghiệm thành công với tầm bắn lên tới 5.000 km vào hôm 15/9 vừa qua, hệ thống tên lửa cơ động này sẽ hoạt động theo chế độ “dừng và phóng” để có thể tấn công trong vài phút.
Trả lời phỏng vấn của tờ The Hindu trong nhiệm vụ gần đây ở đảo Wheeler Island, Cố vấn khoa học của Bộ trưởng Quốc phòng đồng thời là Tổng giám đốc Tổ chức Nghiên cứu Quốc phòng và phát triển (DRDO), ông Avinash Chander, nói rằng, tên lửa Agni-V một khi đã được phóng đi, sẽ không có loại tên lửa nào có thể thể đánh chặn được nó.
“Sẽ rất khó khăn để phát hiện, theo dõi và đánh chặn nó. Đó là điểm mạnh của tên lửa Agni mới”, ông Chander nói.
Sử dụng ba tầng đẩy nhiên liệu rắn, tên lửa Agni-V như một hệ thống vũ khí “bắn và quên”, ông nói, loại tên lửa tích hợp ống phóng này khi chuyển giao cho quân đội sử dụng sẽ được nạp đạn đầy đủ và tạo ra khả năng hoạt động rất linh hoạt. “Nó sẽ là một hệ thống có tính cơ động cao và trở nên bất khả xâm phạm”, vị Giám đốc DRDO nói.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-V
Video đang HOT
Một trong những đặc điểm quan trọng của tên lửa Agni-V đó là nó có thể sử dụng các hệ thống dẫn đường vệ tinh, gồm GPS, Glonass và Hệ thống vệ tinh định hướng khu vực của Ấn Độ (IRNSS).
Ông Chander nói rằng Agni-V là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nên nó sẽ tạo ra một chiến lược theo chiều sâu. “Theo ý nghĩa đó, nó sẽ trở thành một vũ khí đe dọa thực sự”.
Ông Chander cho biết Ấn Độ hoàn toàn có thể tự trang bị các hệ thống tên lửa tầm xa Agni-V sau lần thử nghiệm thứ 2 rất thành công. Hai bài kiểm tra liên tục của loại vũ khí này nhìn chung đủ để được chấp nhận thiết kế và các bài kiểm tra khác sẽ chủ yếu phục vụ cho đào tạo sử dụng.
Sau một vụ phóng bằng ống phóng trong các tháng tới và một vài thử nghiệm khác, Agni-V sẽ được đưa vào phục vụ trong quân đội vào năm 2015. Mặc dù vẫn có khả năng mở rộng phạm vi tấn công cho tên lửa so với hiện tại, nhưng phạm vi 5.000km là đáp ứng đủ khả năng nhận biết các mối đe dọa hiện tại.
Trả lời một câu hỏi được đưa ra, ông Chander nói, “Không có kế hoạch trang bị các đầu đạn phân tách độc lập (MIRV) trên Agni V. “Đó là một công nghệ riêng biệt và sẽ được áp dụng trên một phương tiện khác. Nó vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển công nghệ”, ông nói thêm.
Theo Báo Đất Việt
Ấn Độ thừa sức phát triển tên lửa "đấu" với Trung Quốc?
Ấn Độ tuyên bố, nước này có khả năng phát triển loại tên lửa hạt nhân có tầm bắn ấn tượng lên tới 10.000km để trở thành đối thủ của tên lửa DF-31A của Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo tầm xa DF-31A của Trung Quốc.
Một ngày sau khi Ấn Độ lần thứ hai phóng thử thành công siêu tên lửa Agni-V có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có thể tấn công vào các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, người đứng đầu Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) - ông Avinash Chander hôm 16/9 đã mạnh miệng tuyên bố, chỉ mất khoảng "2 năm rưỡi" là nước này có thể phát triển tên lửa có tầm bắn lên tới 10.000km nếu thấy cần thiết.
"Tầm bắn là vấn đề ít khó khăn nhất đối với chúng tôi. Chúng tôi có đủ khả năng để đạt tới bất cứ tầm xa nào. Vấn đề chỉ nằm ở chất nổ đẩy tên lửa hay là những động cơ lớn hơn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chúng tôi chưa thấy sự cần thiết phải phát triển các tên lửa ở tầm cao hơn", ông Chander nhấn mạnh.
Agni-V vừa được Ấn Độ thử nghiệm là một tên lửa 3 giai đoạn được thiết kế để mang theo một đầu đạn nặng 1,5 tấn với tầm bắn hơn 5.000km. Loại siêu tên lửa nặng 50 tấn và dài 17m này được báo chí đặt cho biệt danh là "sát thủ diệt Trung Quốc" bởi nó đặt toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, trong đó có các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, nằm trong tầm bắn. Tên lửa Agni-V còn có thể tiêu diệt mục tiêu ở khắp Châu Á cũng như một số khu vực ở Châu Âu, Châu Phi và Australia.
"Tôi không hiểu tại sao chúng tôi cần phải khiêm tốn về năng lực của mình. Agni-V chắc chắn là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM),"" ông Chander cho biết.
Agni-V sẽ cần phải trải qua từ 3 đến 4 lần thử nghiệm nữa trước khi nó chính thức được đưa vào biên chế của quân đội Ấn Độ trong vòng 2 năm tới.
Tên lửa tầm bắn xa nhất của Ấn Độ hiện nay là Agni-III, ở khoảng 3.500km. Những tên lửa mà Ấn Độ sở hữu hiện nay có khả năng bao trùm toàn bộ lãnh thổ của "địch thủ lâu đời" ngay bên cạnh - Pakistan. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, New Delhi đang tăng chi tiêu quốc phòng cho mục tiêu hướng tới việc đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Giữa Trung Quốc và Ấn Độ còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới. Hai nước từng có cuộc chiến tranh biên giới năm 1962. Ấn Độ gần đây còn nghi ngờ Bắc Kinh đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ bắt đầu phát triển tên lửa Agni-V từ năm 1983 với mục tiêu là để răn đe Trung Quốc.
Vụ thử tên lửa mới nhất của Ấn Độ được cho là có thể châm ngòi cho một cuộc đua tên lửa giữa hai cường quốc lớn nhất Châu Á. Hồi tháng trước, báo chí cũng từng đưa tin về việc quân đội Trung Quốc tiến hành vụ thử nghiệm thứ ba đối với tên lửa đạn đạo tầm xa DF-31A. Tên lửa DF-31A có tầm bắn khoảng 11.200 km và có khả năng mang 5 đầu đạn cùng lúc.
Theo khampha
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo hạt nhân Ngày hôm qua (15/9), Ấn Độ đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Agni-V. Theo hãng tin Tân Hoa Xã, cuộc thử nghiệm được tiến hành vào hôm qua trên đảo Wheeler ở ngoài khơi bờ biển bang Odisha, Ấn Độ. Đây là cuộc phóng thử nghiệm thứ hai của...