Ấn Độ khoe pháo tự hành 130mm mới cực lạ mắt
Ấn Độ vừa tiết lộ một số hình ảnh đầu tiên về một hệ thống pháo tự hành 130mm mới của nước này, với thiết kế lạ mắt.
Pháo 130mm M-46 đặt trên xe tăng Arjun MK I sẽ được Quân đội Ấn Độ đưa vào trang bị trong thời gian tới.
Các kỹ sư và nhà thiết kế thuộc Tổ chức Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã một lần nữa gây ngạc nhiên cho giới chuyên gia quân sự, sau khi họ bắt đầu thử nghiệm một nguyên mẫu pháo tự hành 130mm mới, đặt trên khung gầm cơ sở xe tăng Arjun MK I, tờ Indian Express đưa tin.
Sở dĩ, thiết kế pháo tự hành 130mm này của Ấn Độ đã tạo ra ấn tượng đặc biệt bởi nó có thiết kế khá lạ mắt, tháp pháo hoàn toàn mở so với môi trường bên ngoài và không có các ngăn bọc thép chiến đấu. Đây là một giải pháp giúp đơn giản hóa vấn đề cần tạo ra một hệ thống pháo tự hành mới và giúp giảm được đáng kể trọng lượng cho toàn hệ thống pháo.
Được biết, hệ thống pháo tự hành 130mm mới này được Ấn Độ thiết kế để thay thế cho những cỗ pháo tự hành lỗi thời đặt trên khung gầm xe tăng Vijayanta. Pháo mới dự kiến sẽ được nước này giới thiệu trước công chúng tại triển lãm Defexpo India-2014 sẽ diễn ra ở thủ đô New Delhi từ ngày 6 – 9/2 tới.
Pháo tự hành 130mm M-46 được Quân đội Ấn Độ lắp lên khung gầm xe tăng Arjun MK I tạo ra một thiết kế pháo tự hành rất lạ mắt.
Giám đốc Phòng Nghiên cứu và Phát triển các Phương tiện chiến đấu (CVRDE) của DRDO, ông P Sivakumar nói rằng, hệ thống pháo mới sở hữu các đặc điểm công nghệ tiên tiến từ hệ thống xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun tự động, trang bị pháo 130mm M-46.
“Nó đề xuất cho người sử dụng một hệ thống pháo tự hành có sức mạnh hỏa lực tuyệt vời, khả năng cơ động cao và yêu cầu bảo vệ. Pháo mới sẽ đáp ứng được các yêu cầu cấp thiết về việc cần thay thế cho 2 trung đoàn pháo tự hành Vijayanta”, ông Sivakumar nói.
Trong quá trình phát triển pháo tự hành 130mm mới, CVRDE đã áp dụng cả một số đặc điểm công nghệ mới trên biến thể xe tăng hiện đại MBT Arjun MK II mà hiện cũng đang được quân đội thử nghiệm.
“Pháo tự hành mới có thể tham gia phá hủy các hệ thống pháo, xe tăng hạng nặng và các khẩu đội cối của địch. Nó có thể tiêu diệt nhân lực và xe tăng của đối phương trong một khu vực tập trung, cũng có thể phá hủy các mục tiêu kiên cố, các công sự, hầm hào, các sở chỉ huy đặt ở tuyến sau của đối phương”, ông K Sreethar, quản lý chương trình pháo của CVRDE nói.
Video đang HOT
Theo thiết lộ ban đầu, pháo tự hành 130mm M-46 đặt trên xe tăng Arjun MK I đạt tầm bắn xa nhất 27.4km. Có thể bắn thẳng để tiêu diệt mục tiêu ở cự li xa 1,4km. Mặc dù tháo pháo gần như không được bảo vệ, nhưng phi hành đoàn ngồi bên trong thân xe vẫn được bảo vệ ở chuẩn STANAG cấp 2 (theo tiêu chuẩn NATO).
Dự kiến, Ấn Độ sẽ đặt hàng khoảng 40 hệ thống pháo này để trang bị cho quân đội.
Theo Báo Đất Việt
Những pháo tự hành nguy hiểm nhất thế giới
Quân đội nhiều nước sở hữu các loai phao tư hanh vơi tôc đô bắn nhanh, uy lực mạnh, sức tàn phá lớn nhât thê giơi.
BM-13, hay còn được biết đến với cái tên Katyusha huyền thoại, la đại diện nổi tiếng nhất của các pháo phản lực tự hành của Liên Xô.
BM-13 gồm một xe tải gắn các ray phóng. Nó bắn các đạn rocket M-13 cỡ 132 mm, tầm bắn 5,4 km.
Chỉ trong vòng chưa đến 10 giây, pháo phản lực BM-13 trút hơn 4 tấn thuốc nổ mạnh xuống diện tích khoảng 4 héc ta với uy lực hủy diệt lớn.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Liên Xô tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu các pháo phản lực tự hành như BM-24 (12 ống phóng, 240 mm), BMD-20 (4 ống phóng, 200 mm), BM-14-16 (16 ống phóng, 140 mm)...
Pháo phản lực BM-21 Grad là một huyền thoại của pháo binh, bậc thầy của pháo phản lực.
Xuất hiện năm 1964, BM-21 là nỗi kinh hoàng của mọi mục tiêu mà nó tấn công.
Với 40 ống phóng rocket 122 mm mỗi xe, một tiểu đoàn BM-21 có thể trút đến 720 quả đạn xuống mục tiêu chỉ trong 20 giây, hủy diệt một vùng rộng lớn cách xa 20-40 km.
BM-21 còn có thể dùng để rải mìn từ xa rất nhanh chóng, cho phép triển khai chặn bước tiến hay cắt đường rút lui của đich.
Sau sự thành công của BM-21 Grad, Liên Xô sau này ghi dấu ấn với thiết kế BM-30 Smerch. Đây được xem là bước nhảy vọt mang tính cách mạng trong pháo phản lực tự hành.
BM-30 Smerch được thiết kế với 12 ống phóng cỡ 300 mm. Chúng có thể bắn các loại đạn rocket chứa thuốc nổ tới 200-300 kg, tầm bắn xa 90 km.
Đặc biệt, BM-30 có thể bắn các đạn mẹ - con 9M55K1 tự săn tìm mục tiêu, tiêu diệt xe tăng - thiết giáp của địch ở cự ly không tưởng 70-90 km.
Sự phát triển của pháo phản lực Liên Xô (Nga) cũng tạo ảnh hưởng ít nhiều đến quốc gia có truyền thống dùng vũ khí Liên Xô như Trung Quốc, Triều Tiên.
Với Trung Quốc, dựa trên cơ sở tham khảo BM-21 Grad hay BM-30 Smerch, nước này tự tạo cho mình hàng loạt thiết kế pháo phản lực như Type-82, Type-89, WM-80, WS-1, A-100...
Mỹ cung sơ hưu một loại pháo phản lực là M270 MLRS do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất và trang bị cho lục quân.
Một xe M270 khai hỏa sẽ phóng 8.000 đầu đạn (nhỏ) trong 60 giây với tầm bắn khoảng 32 km.
Theo Zing
Điểm danh vũ khí lục quân "lợi hại" của Trung Quốc Pháo phản lực PHL-03, WS-2, pháo tự hành PLZ-05, xe tăng Type 99... là những vũ khí mà truyền thông Trung Quốc coi là lợi hại nhất trong lục quân nước này. Hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa PHL-03 do Trung Quốc sản xuất có thể đạt tầm bắn đến 150km. Dù vậy, Trung Quốc không công bố chi tiết...