Ấn Độ khẳng định không “dính” linh kiện quốc phòng Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phủ nhận thông tin cho rằng nước này mua máy bay Mỹ có chứa linh kiện Trung Quốc, theo hãng tin UPIngày 12.12.
UPI dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony phát biểu tại quốc hội Ấn Độ: “Không quân Ấn Độ đã nhận được danh sách các nhà cung cấp từ chính phủ Mỹ liên quan đến các máy bay mua của nước này, và không nhà cung cấp nào được phát hiện là các hãng chế tạo Trung Quốc”.
Máy bay vận tải Hercules của Lockheed – Ảnh: AFP
Những máy bay bị nghi ngờ là các máy bay vận tải Hercules C-130J của tập đoàn Lockheed và máy bay do thám Poseidon P-8 do tập đoàn Boeing chế tạo.
Video đang HOT
“Dù chính phủ biết có một số bản tin truyền thông nói về việc sử dụng các linh kiện điện tử dỏm của Trung Quốc trong những máy bay quân sự được sản xuất tại Mỹ, cho đến nay chưa có máy bay P8I (tức Poseidon P-8I) nào được chuyển giao cho Ấn Độ”, ông Antony nói.
“Hơn nữa, trong bốn năm vận hành các thiết bị quốc phòng của Mỹ vừa qua, bao gồm các máy bay vận tải C-130J, Không quân Ấn Độ đã không gặp phải bất kỳ linh kiện rời hoặc thiết bị bị lỗi nào”, ông cho biết thêm.
Ấn Độ đã mua các máy bay Hercules C-130J và Poseidon P-8 theo chương trình Mua bán Quân sự Nước ngoài với Mỹ.
Theo TNO
Ấn Độ chọn trực thăng Chinook của Mỹ
Ấn Độ đã xác nhận ưu tiên lựa chọn chiếc trực thăng Chinook của Mỹ trong cuộc chạy đua trang bị 15 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng cho không quân nước này, RIA Novosti dẫn lời Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết hôm 5.12.
Như vậy, thêm một lần nữa, Nga lại thất bại trong việc dự thầu cung cấp vũ khí cho đất nước Nam Á, trước các đối thủ đến từ Mỹ và châu Âu.
Trong cuộc mời thầu cung cấp 15 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng cho Ấn Độ bắt đầu từ tháng 9 qua, hai chiếc trực thăng Mi-26T2 Halo của Nga và Boeing Chinook CH-47F của Mỹ đã lọt vào "vòng chung kết", khi đều đạt được những yêu cầu cơ bản của phía Ấn Độ như các thông số kỹ thuật và tài chính.
Boeing Chinook CH-47F - Ảnh: AFP
Các cuộc thử nghiệm kiểm tra những tính năng của hai chiếc trực thăng trên được thực hiện bởi Không quân Ấn Độ, và theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng nước này thì Boeing với chiếc Chinook CH-47F nổi lên như là nhà bán hàng hàng đầu.
Cũng theo tuyên bố trên thì hiện quân đội Ấn Độ và hãng Boeing đang đàm phán để xác định chi phí cho bản hợp đồng mua trực thăng trên.
Được biết, đất nước Nam Á này là khách hàng truyền thống quan trọng bậc nhất trong ngành xuất khẩu vũ khí Nga, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, Ấn Độ đã nhiều lần bỏ qua Nga để nhập khẩu vũ khí từ Mỹ và châu Âu.
Trong năm ngoái, hãng Boeing cũng đã giành chiến thắng cung cấp 22 chiếc trực thăng chiến đấu AH-64D Apache trị giá 1,4 tỉ USD cho Ấn Độ, đánh bại chiếc trực thăng Mil Mi-28 Night Hunter của Nga.
Còn trong cuộc mời thầu cung cấp máy bay chiến đấu đa nhiệm tầm trung cho Không quân Ấn Độ hồi năm ngoái để thay thế cho phi đội MiG-21, chiếc MiG-35 của Nga đã không vào được "vòng chung kết", nơi hai chiếc Eurofighter Typhoon của châu Âu và Dassault Rafale của Pháp cùng nhau tranh giành bản hợp đồng "béo bở" trị giá hơn 10 tỉ USD và phần thắng cuối cùng thuộc về chiếc Rafale.
Ngoài ra, tại thị trường Ấn Độ trong những năm qua, Mỹ cũng có được hợp đồng trị giá đến 4,1 tỉ USD mua 10 chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III của hãng Boeing hợp đồng 2,1 tỉ USD mua tám chiếc máy bay tuần tra hải quân P-8I Poseidon và hợp đồng 962 triệu USD mua sáu chiếc máy bay vận tải C-130J.
Theo TNO
Nhiều linh kiện quốc phòng, công nghệ cao ở Mỹ là đồ giả Rất nhiều các sản phẩm, linh kiện công nghệ đang được Chính phủ Mỹ sử dụng là hàng giả - hàng kém chất lượng. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, lượng hàng được các nhãn hiệu "nguy cơ cao" này cung cấp cho Chính phủ Mỹ tăng đến 63%. Con số trên được hãng tư vấn quản lý chuỗi cung...