Ấn Độ kết “chuỗi ngọc trai” đọ với Trung Quốc
Theo chuyên gia phân tích quân sự Rob Edens của trang The South China Morning Post (Hồng Kông), Ấn Độ đang thiết lập “chuỗi ngọc trai” của riêng mình để đối đầu với lực lượng Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Ấn Độ và Pháp gần đây đã ký một thỏa thuận chiến lược cho phép mở cửa các căn cứ hải quân của 2 nước cho tàu chiến của hai bên trên khắp Ấn Độ Dương. Bước đi này diễn ra 2 năm sau thỏa thuận tương tự với Mỹ và nêu bật quyết tâm ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở khu vực sân sau của Ấn Độ lâu nay.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã có những động thái tăng cường kiềm chế Ấn Độ, trong đó có các thỏa thuận được ký kết với Myanmar, Sri Lanka, Maldives và Pakistan. Chính vì vậy, thỏa thuận giữa Ấn Độ và Pháp là bước đi nhằm thúc đẩy quyền lực của New Delhi trong khu vực. Theo thỏa thuận, lực lượng Hải quân Ấn Độ sẽ được tiếp cận các cảng chiến lược quan trọng của Pháp, trong đó có cảng ở Djibouti, nơi đặt căn cứ quân sự nước ngoài duy nhất của Trung Quốc và là vị trí chiến lược trong cuộc cạnh tranh ở Ấn Độ Dương. Căn cứ này có thể chứa hơn 10.000 binh sĩ và là bàn đạp hỗ trợ các hoạt động của Hải quân Trung Quốc trên khắp Ấn Độ Dương.
New Delhi từ lâu lo ngại bị bao vây trong cái gọi là “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc, một mạng lưới các cơ sở quân sự được thiết lập ở Ấn Độ Dương. Do đó, Ấn Độ đang tìm cách giành vị thế ở Djibouti, quốc gia có vị trí chiến lược, từ đó có thể dễ dàng tiếp cận vịnh Aden, các tuyến đường cung cấp dầu và thương mại chính.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến thăm Ấn Độ hôm 10-3 Ảnh: BUSINESS STANDARD
Trong khi đó, mối quan hệ của Trung Quốc với Tổng thống Djibouti Ismail Omar Guelleh khiến nhiều người cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách đẩy các nước Pháp, Nhật, Ý và Mỹ ra khỏi khu vực. Một mặt rộng cửa đón nhận hàng loạt khoản vay ưu đãi và các chuyến thăm thường xuyên của Trung Quốc; mặt khác, ông Guelleh một mực bác bỏ những lo ngại của Mỹ về việc cho phép Trung Quốc mở rộng hoạt động. Thế nhưng, việc Tổng thống Guelleh sốt sắng tịch thu các cơ sở cảng tư nhân ngày càng làm gia tăng mối lo ngại chúng sẽ là quà tặng cho Bắc Kinh.
Liên minh của Hải quân Trung Quốc trong khu vực đã gia tăng sự lo ngại của Ấn Độ kể từ khi chúng hạn chế khả năng của hải quân New Delhi đối đầu với các động thái của Bắc Kinh trên khắp Ấn Độ Dương. Bên cạnh cảng Gwadar ở Pakistan, Trung Quốc có kế hoạch thiết lập căn cứ quân sự ở thị trấn Jiwani và Bangladesh. Những dự án này sẽ đưa quân đội Trung Quốc vào sân sau của Ấn Độ và mở đường tiếp cận vịnh Bengal.
Hồi đầu tháng 3, Ấn Độ đã nhận thức được ảnh hưởng từ sự hiện diện của hải quân Trung Quốc đối với các hoạt động của nước này trong khu vực mà New Delhi vốn có ảnh hưởng lâu nay. Sau khi Tổng thống Maldives thân Trung Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp, Ấn Độ đã đưa máy bay và tàu đến các căn cứ phía Nam của nước này nhưng đã hoãn mọi hành động sau khi Trung Quốc cũng điều lực lượng hải quân đến đó.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Ấn Độ không ngồi yên trước dã tâm độc chiếm Ấn Độ Dương của Trung Quốc. Thủ tướng Narendra Modi đã đạt được thỏa thuận xây dựng căn cứ mới ở Seychelles và đàm phán cho phép quân đội tiếp cận các cơ sở hải quân tại cảng và sân bay của Oman trong năm nay. Một hiệp định cho phép triển khai các hoạt động quân sự từ những cơ sở hải quân của Ấn Độ và Singapore cũng được ký kết trong năm 2017.
Với các căn cứ mở rộng trên quần đảo Andaman và Nicobar gần eo biển Malacca, Ấn Độ đang tăng cường khả năng quân sự trong cuộc cạnh tranh tại Ấn Độ Dương. Dù hơi muộn nhưng Ấn Độ đã nhận ra cần phải hành động trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Kết quả từ các thỏa thuận quân sự chung này sẽ cho phép tàu chiến Ấn Độ tiếp cận “chuỗi ngọc trai” của mình từ Madagascar, qua Djibouti, Oman và Seychelles đến Singapore.
Sẵn sàng cho cuộc chiến hai mặt trận
Trung tướng BS Jaswa, cựu tư lệnh Bộ Chỉ huy phía Bắc của Ấn Độ, hôm 25-3 nói rằng New Delhi sẵn sàng biến Trung Quốc và Pakistan thành đống đổ nát nếu phải đối mặt với “cuộc chiến tranh hai mặt trận”.
Chia sẻ với trang Daily Star giữa lúc Trung Quốc và Pakistan mới thiết lập hành lang kinh tế chung, ông Jaswa khẳng định chính sách của Ấn Độ không phải là sử dụng hạt nhân trước tiên mà là ưu tiên trả đũa bằng sức mạnh tổng lực. Song ông nhấn mạnh: “Nếu chúng tôi trả đũa, Pakistan sẽ quay lại với thời kỳ đồ đá… Còn một khi Trung Quốc khai chiến đồng nghĩa với nguy cơ bị cô lập quốc tế và đối mặt với những tổn thất đối với tham vọng kinh tế của họ”.
Trong khi đó, giới chức Bắc Kinh hồi tuần rồi thừa nhận đã bán công nghệ tên lửa tiên tiến cho Pakistan. Động thái trên được cho là có thể đẩy mạnh hơn cuộc đua vũ trang tên lửa đạn đạo đang ngày càng gia tăng hơn giữa Pakistan với Ấn Độ. Việc bán thiết bị nhạy cảm này diễn ra chỉ 2 tháng sau khi Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo có năng lực hạt nhân Agni V. Với tầm xa hơn 8.000 km, tên lửa này có thể vươn tới cả Bắc Kinh và Thượng Hải.
Theo trang The South China Morning Post, Trung Quốc đã bán cho Pakistan nhiều vũ khí hiện đại, trong đó có tàu chiến, chiến đấu cơ, tên lửa tầm ngắn, tàu ngầm và máy bay không người lái. Trong năm 2017, Pakistan từng triển khai hệ thống tên lửa đối không do Trung Quốc sản xuất để canh phòng chiến đấu cơ của Ấn Độ.
Thu Hằng
Theo Xuân Mai
Người lao động
Thuê cảng Hambantota, Trung Quốc ôm mộng Ấn Độ Dương
Đây là một phần của chiến lược Hai đại dương mới của Trung Quốc, trong đó Ấn Độ Dương đã được thêm vào cùng với Thái Bình Dương.
Mới đây, Sri Lanka đã bàn giao một cảng biển sâu cho công ty của Trung Quốc theo thỏa thuận nhằm giúp nước đang kẹt tiền này có thêm nguồn tài chính.
Cụ thể, thỏa thuận trị giá 1,12 tỉ USD lần đầu được công bố hồi tháng 7 cho phép doanh nghiệp Đại lục kiểm soát cảng Hambantota ở phía nam Sri Lanka trong 99 năm. Cảng Hambantota nằm trên tuyến đường vận tải hàng hải đông - tây bận rộn nhất thế giới.
Sri Lanka từng cho hay họ muốn giảm núi nợ nước ngoài chất đống bằng số tiền thu được từ cảng Hambantota. Quốc gia Nam Á cũng đang bán một số doanh nghiệp khác để tăng nguồn thu.
Một số nước như Ấn Độ và Mỹ đã và đang lo ngại rằng chỗ đứng của Trung Quốc tại cảng biển sâu của Sri Lanka có thể mang lại lợi thế hải quân cho nước này tại Ấn Độ Dương.
Hải quân Trung Quốc thể hiện tham vọng ngày càng lớn
Hồi tháng 8/2017, Trung Quốc đã mở căn cứ Hải quân và Không quân kết hợp ở Djibouti. Căn cứ này sẽ hỗ trợ cho lực lượng Hải quân Trung Quốc đã được triển khai ở ngoài khơi Somalia thực hiện các cuộc tuần tra chống cướp biển từ năm 2018 và mở rộng tầm với của Không quân Trung Quốc ra khắp châu Phi.
Theo tuyên bố của Bắc Kinh, căn cứ này sẽ hỗ trợ các hoạt động chống cướp biển và sẵn sàng giúp hỗ trợ việc di dời công dân Trung Quốc khi xảy ra biến cố trong khu vực.
Những năm qua, Trung Quốc đã cử lực lượng Hải quân đưa công dân khỏi cuộc xung đột tại tại Yemen và Libya.
Djibouti là trung tâm các hoạt động của Mỹ ở châu Phi. Pháp và Nhật Bản cũng duy trì sự hiện diện quân sự ở quốc gia có vị trí chiến lược này. Với căn cứ quân sự của mình ở đây, Trung Quốc có thể theo dõi các hoạt động của Mỹ trong khu vực.
Ngoài ra, Trung Quốc đang phát triển 1 căn cứ Hải quân tại cảng Gwadar của Pakistan, gần Eo biển chiến lược Hormuz, như là một chỗ đứng ở Ấn Độ Dương. Trung Quốc cũng có thể hy vọng thiết lập các căn cứ Không quân và Hải quân ở Đông Phi và có thể ở Maldives.
Trong những năm gần đây, tàu chiến Trung Quốc đã cập cảng Karachi và Colombo, Ấn Độ cho biết ít nhất 14 tàu chiến Trung Quốc ở Ấn Độ Dương trong những tháng gần đây.
Đây là một phần của chiến lược Hai đại dương mới của Trung Quốc, trong đó Ấn Độ Dương đã được thêm vào cùng với Thái Bình Dương như là một khu vực mà Trung Quốc muốn dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ những gì mà nước này coi là lợi ích cốt lõi của mình.
Trung Quốc chắc chắn có nhiều lợi ích chiến lược quan trọng và lợi ích kinh tế to lớn trong khu vực Ấn Độ Dương. Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc sẽ làm tăng sự hiện diện của nước này ở khu vực Ấn Độ Dương.
Theo Bách Tùng
Báo đất việt
"Cánh tay nối dài" của Trung Quốc tại vùng chiến lược châu Phi Không chỉ đặt căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên, Trung Quốc còn triển khai hàng loạt dự án quan trọng tại Djibouti - quốc gia với vị trí chiến lược tại khu vực Sừng châu Phi với nhiều lợi thế dành cho Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) bắt tay Tổng thống Djibouti Ismail Omar Guelleh tại...