Ấn Độ hướng Đông: Tích cực bán vũ khí cho Việt Nam, Indonesia
Hợp tác quốc phòng với Indonesia và Việt Nam phù hợp với chính sách hướng Đông của Ấn Độ, có tác dụng kiềm chế vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Số lượng tàu ngầm Trung Quốc gấp 4 lần Ấn ĐộChuyên gia Nga: Ấn Độ không cân thiêt chạy đua tàu sân bay với Trung QuốcTrung Quốc bán 8 tàu ngầm cho Pakistan khiến Ấn Độ bị khủng hoảng?
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 14 tháng 8 dẫn trang mạng “Jane’s Defense Weekly” Anh ngày 11 tháng 8 đăng bài viết “Ấn Độ hy vọng ủng hộ thương mại quốc phòng với Indonesia”.
Biên đội 2 tàu sân bay Hải quân Ấn Độ
Bài viết dẫn lời Bộ Quốc phòng Indonesia ngày 10 tháng 8 cho biết, Ấn Độ đang hy vọng thông qua cung cấp tài chính va chuyển nhượng công nghệ hỗ trợ phát triển lực lượng vũ trang va cơ sở công nghiệp quốc phòng của Indonesia.
Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu và Đại sứ Ấn Độ tại Indonesia Gurjit Singh tổ chức gặp gỡ, Bộ tưởng Quốc phòng Indonesia đã khái quát 2 trọng điểm quan hệ đối tác quốc phòng không ngừng tăng cường của hai nước.
Chúng bao gồm hợp tác mua sắm quốc phòng và tăng cường hợp tác trên phương diện an ninh biển. Cái thứ nhất nhằm thông qua cung cấp vốn và chuyển nhượng công nghệ của Ấn Độ hỗ trợ cho chương trình hiện đại hóa quân sự của Indonesia, cái thứ hai nhằm hỗ trợ cho phát triển kinh tế tiếp theo của hai nước.
Việc nhấn mạnh đến hỗ trợ vốn và chuyển nhượng công nghệ phù hợp với việc Ấn Độ nỗ lực thông qua khách hàng tiềm năng ở Đông Nam Á để tăng cường hợp tác và kích thích xuất khẩu.
Tàu hộ vệ tàng hình lớp Shivalik do Ấn Độ tự chế tạo
Hỗ trợ vốn cho Indonesia sẽ do Chính phủ cung cấp. Trước đó, vào năm 2014, New Delhi tuyên bố, Ngân hàng xuất nhập khẩu Ấn Độ đã cung cấp 100 triệu USD cho Việt Nam dùng để mua tàu tuần tra vỏ nhôm, tốc độ nhanh, 140 tấn, do Công ty đóng tàu Calcutta Ấn Độ chế tạo.
Video đang HOT
Chương trình này còn bao gồm chuyển nhượng công nghệ của Công ty đóng tàu Calcutta cho nhà máy đóng tàu của Hải quân Việt Nam.
Ngoài một chương trình cung cấp tàu tuần tra tương tự cho Indonesia, những chương trình tiềm năng khác bao gồm hợp tác chương trình hàng không quân sự giữa Công ty Dirgantara của Indonesia và Công ty TNHH hàng không Hindustan (HAL) Ấn Độ.
Công ty Dirgantara Indonesia va HAL nghe nói trước đó đã thảo luận hợp tác trên phương diện nghiên cứu phát triển hệ thống trên máy bay chiến đấu Sukhoi (Không quân Indonesia va Ấn Độ đều sử dụng loại máy bay chiến đấu này) và hợp tác nghiên cứu phát triển một loại máy bay vận tải hạng nhẹ và máy bay huấn luyện.
Tên lửa hành trình siêu âm Brahmos do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất
Đối với Ấn Độ, tiêu thụ quốc phòng va chuyển nhượng công nghệ đối với Indonesia phù hợp với chính sách “hướng Đông” của New Delhi, chính sách này nhằm phát triển quan hệ kinh tế va chiến lược cac nươc Đông Nam A, để chống lại vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này.
Viên trơ quân sư cung cấp hỗ trợ cho chính sách này, đồng thời, đề nghị chuyển nhượng công nghệ cũng nhằm nâng cao hình ảnh xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ.
Số liệu thống kê được Bộ Quốc phòng Ấn Độ công bố vào đầu tháng 8 cho thấy, xuất khẩu quốc phòng những năm gần đây bình quân mỗi năm chỉ 5,2 tỷ rupee (khoảng 81 triệu USD).
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Tàu sân bay Mỹ còn lâu mới lỗi thời, tiếp tục bảo vệ hòa bình thế giới
Tàu sân bay lớp Ford có tính sáng tạo, là trung tâm cụm chiến đấu tàu sân bay tương lai, giúp Hải quân Mỹ phát huy vai trò quan trọng trong thế kỷ 21.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Hải quân Mỹ
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 15 tháng 8 dẫn trang mạng "Lơi ich quôc gia" Mỹ ngày 14 tháng 8 đưa tin, trong một bài viết trên trang mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ, Shoemaker cho rằng:
"So với bất cứ lúc nào trong lịch sử, hiện nay, lợi ích quốc gia của Mỹ đều yêu cầu tàu sân bay động cơ hạt nhân của Hải quân Mỹ có các đặc điểm tốc độ nhanh, bền và linh hoạt, tàu sân bay như vậy là một phần của cụm chiến đấu tàu sân bay, được triển khai, điều khiển và sẵn sàng chiến đấu".
Ông còn viết: "Ở cấp độ điều khiển, sức mạnh tổng thể của cụm chiến đấu tàu sân bay vẫn phải lớn hơn nhiều so với các bộ phận sức mạnh của nó. Là một lực lượng nhân lên sức mạnh liên hợp phức tạp, có năng lực chỉ huy, kiểm soát và hậu cần, hiệu ứng quan trọng và các biện pháp khác mà lực lượng hàng không tàu sân bay đem lại cho lợi ích kinh tế và ngoại giao của Mỹ không thể so sánh".
Ngoai ra, Shoemaker còn cho rằng, trong môi trường cạnh tranh kịch liệt, cụm chiến đấu tàu sân bay không chỉ có thể bảo vệ mình. Ông nói: "Cho dù là đối mặt với môi trường vùng nước và vùng trời cạnh tranh gay gắt, cấu tạo và khả năng thao tác của cụm chiến đấu tàu sân bay đã bảo đảm năng lực tự bảo vệ cho sự sống sót của nó,
đồng thời, liên đội hàng không của nó còn có thể tận dụng năng lực tổng hợp để tiến hành điều động lực lượng, do đó có thể giúp cho Mỹ tiếp tục đóng vai trò người bảo vệ hòa bình và ổn định toàn cầu".
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Hải quân Mỹ
Nhưng ông cũng thừa nhận, sau khi trải qua gần 14 năm hoạt động tác chiến liên tục, để duy trì tính nhanh nhạy trong chiến đấu tương lai, lực lượng hàng không hải quân cần phải bắt đầu tiến hành tổ chức lại tài sản.
Shoemaker đã đưa ra một số nội dung chính về việc Hải quân Mỹ cần chuyển đổi cụm chiến đấu tàu sân bay và phát huy vai trò của nó trong vài chục năm tới như thế nào.
Ông trước tiên đã nhắc tới tàu sân bay lớp Ford, tàu sân bay lớp này se thay thế tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Shoemaker viết: "Tàu sân bay lớp Ford thực sự là một loại tàu sân bay có tính sáng tạo, nó sẽ là trung tâm của cụm chiến đấu tàu sân bay tương lai của chúng ta, nó sẽ làm cho Hải quân Mỹ phát huy vai trò quan trong trong thế kỷ 21.
Về vấn đề hỏa lực, Shoemaker đã đề cập tới máy bay chiến đấu F-35C và chương trình "Kế hoạch giám sát và tấn công đường không không người lái cất cánh từ tàu sân bay" (UCLASS), chương trình này nhằm thiết kế ra một loại máy bay không người lái tàng hình hải quân tầm xa.
Máy bay chiến đấu F-35C hạ cánh trên tàu sân bay lớp Nimitz
Ông Shoemaker viết: "Kế hoạch giám sát và tấn công đường không không người lái cất cánh trên tàu sân bay sẽ là một bước đi tiếp theo tích hợp hệ thống trên không không người lái vào cụm chiến đấu tàu sân bay,
nó sẽ cung cấp năng lực tình báo, giám sát va trinh sát cùng với năng lực tấn công chính xác cho sĩ quan chỉ huy cụm chiến đấu tàu sân bay.
Ưu thế thực sự của hệ thống này là năng lực thao tác hạm đội trong môi trường chống can thiệp và ngăn chặn khu vực (A2/AD), đồng thời cung cấp năng lực nhận biết tình hình tăng cường khi cụm chiến đấu tàu sân bay đối mặt với các mối đe dọa tiềm tàng, thực chất tương đương với 'mắt và tai' của sĩ quan chỉ huy".
Shoemaker cũng đã thảo luận về máy bay chiến đấu F-35C, máy bay chiến đấu này vào năm 2018 sẽ có năng lực tác chiến ban đầu.
Măc du máy bay chiến đấu F-35C sẽ có thể nâng cao năng lực tàng hình của cụm chiến đấu tàu sân bay, cũng có thể mang theo nhiều vũ khí đạn dược hơn so với liên đội bay tàu sân bay hiện có, nhưng đóng góp lớn nhất của nó đối với cụm chiến đấu tàu sân bay vẫn là khả năng nhân lên sức mạnh của nó.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Hải quân Mỹ
Shoemaker cho rằng: "Thứ quan trọng nhất của máy bay chiến đấu F-35C là năng lực tích hợp thông tin và năng lực thu thập tín hiệu của nó, đồng thời nó còn có thể truyền những thông tin được tích hợp này cho các bộ phận khác của cụm chiến đấu tàu sân bay".
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Fidel Castro kỷ niệm sinh nhật 89, nhắc Mỹ về khoản nợ hàng triệu USD Theo Fidel Castro, Mỹ nên bồi thường Cuba số tiền tương đương với những thiệt hại về kinh tế ước tính hàng triệu đô la do lệnh cấm vận kinh tế. Tình báo Mỹ thừa nhận đã đổ nhiều công sức nhất theo dõi Fidel CastroHọc sinh Venezuela nức nở khi được gặp Fidel CastroCựu Chủ tịch Fidel Castro lên tiếng về quan...