Ấn Độ hoàn thành tàu sân bay nội địa đầu tiên chậm ít nhất 3 năm
Do khả năng chế tạo động cơ yếu kém, tàu sân bay tự sản xuất đầu tiên của Ấn Độ sẽ chậm ít nhất 3 năm.
Tàu sân bay đầu tiên của Ấn Độ (tưởng tượng)
Ngày 15/8, trang mạng “Strategy Page” Mỹ có bài viết “Tàu sân bay mới của Ấn Độ tiếp tục bị trì hoãn”. Theo bài viết, Ấn Độ tuyên bố tàu sân bay Vikrant – tàu sân bay tự thiết kế, chế tạo đầu tiên, sẽ bị trì hoãn hoàn thành ít nhất 3 năm.
Đây hoàn toàn không phải là điều bất ngờ. Sự trì hoãn lần này phần nhiều là do các công ty của Ấn Độ không có khả năng hoàn thành một bộ phận phức tạp trong động cơ, đó là hộp số (hộp biến tốc), do đó buộc phải hợp tác chế tạo với một công ty nước ngoài.
Ngoài ra còn có rất nhiều vấn đề khác. Mặc dù công tác chế tạo đã được bắt đầu từ 3 năm trước, nhưng do Nga trì hoãn cung ứng vật liệu thép chất lượng cao, công tác chế tạo nhanh chóng gặp phải trở ngại. Ngày 30/12/2011, tàu sân bay Vikrant đã rời xưởng đóng tàu. Tàu Vikrant còn chưa đến lúc rời khỏi xưởng đóng tàu, nhưng khu vực này phải dùng cho một chương trình khác.
Video đang HOT
Cuối năm nay, tàu sân bay Vikrant sẽ quay trở lại xưởng đóng tàu, lắp động cơ và một thiết bị chủ yếu khác, do vấn đề của bên cung ứng, việc lắp ráp bộ phận của thiết bị này sẽ bị trì hoãn.
Do trì hoãn nhiều lần, tàu sân bay 40.000 tấn này sớm nhất cũng phải đến năm 2017 mới có thể làm tốt công tác chuẩn bị chạy thử. Tàu sân bay Vikrant và tàu sân bay Chandragupta II đều có đường bay kiểu nhảy cầu, theo thiết kế có thể mang theo 29 máy bay chiến đấu phản lực và 10 máy bay trực thăng.
Tàu sân bay duy nhất hiện có của Ấn Độ là tàu Virrat 29.000 tấn, nó đã được sửa chữa và nâng cấp động cơ, thân tàu 18 tháng, và có thể tiếp tục hoạt động trong 10 năm tới. Vì vậy, đến năm 2017, Ấn Độ sẽ sở hữu 3 tàu sân bay và đưa vào sử dụng.
Tàu sân bay hiện có duy nhất của Hải quân Ấn Độ đã lão hóa.
Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ đang được Nga thử nghiệm.
Theo GDVN
Cadillac xuất xưởng những chiếc 2013 ATS đầu tiên
Những chiếc xe Cadillac ATS đời 2013 đầu tiên đã xuất xưởng tại nhà máy lắp ráp Lansing Grand River của hãng sản xuất xe hơi Mỹ GM tại bang Michigan.
2013 Cadillac ATS. (Nguồn: motortrend)
Để GM có thể sản xuất mẫu ATS này, nhà máy trên đã được đầu tư 190 triệu USD để nâng cấp và triển khai việc làm thêm ca hai.
Phó Chủ tịch phụ trách tiếp thị thương hiệu Cadillac Don Butler cho hay: "Đây là mẫu xe có sứ mệnh lớn và nó đã được chuẩn bị toàn diện để thực hiện sứ mệnh này."
Ông Don Butler muốn ám chỉ tới việc hãng đã định vị mẫu ATS trong phân khúc thị trường xe compact hạng sang đầy màu mỡ, song cũng rất khó xâm nhập, đồng thời cũng coi mẫu xe này là đối thủ với mẫu BMW 3-Series, Mercedes-Benz C-Class, Lexus IS và Audi A4.
Butler cho hay: "Mẫu ATS mới này sẽ tạo ra lối đi mới cho thương hiệu Cadillac hướng tới những người mua xe hạng sang và cũng là một thách thức mới đối với các mẫu sedan thể thao cao cấp hàng đầu hiện nay."
Mẫu xe mới trên sẽ được tung ra thị trường vào mùa Thu này với giá bán khởi điểm từ 33.900 USD đối với phiên bản sử dụng động cơ 2.5 bốn xylanh có công suất 200 sức ngựa, và 42.090 USD đối với phiên bản sử dụng động cơ 3.6 V6 có công suất 320 sức ngựa.
Theo TTVN
Báo Nhật: Ấn Độ chiếm ưu thế về nguồn nhân lực tàu sân bay so với TQ Trên phương diện phát triển tàu sân bay, Trung Quốc chiếm ưu thế về phần cứng, nhưng Ấn Độ lại chiếm ưu thế về nguồn nhân lực quan trọng nhất. Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Ngày 16/7, tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản đưa tin, Ấn Độ và Trung Quốc có ý...