Ấn Độ hoàn tất chuyển giao trực thăng Mi-24 cho Afghanistan
Ngày 28/11, mạng tin quốc phòng Ấn Độ cho biết nước này đã hoàn tất việc chuyển giao 4 trực thăng chiến đấu cho Không quân Afghanistan.
Đây là một phần trong nỗ lực tăng cường năng lực cho lực lượng an ninh và quốc phòng Afghanistan.
Ảnh minh họa. (Nguồn: DeviantArt)
Chiếc trực thăng Mi-24 cuối cùng đã được Ấn Độ bàn giao cho Afghanistan mới đây.
Ngay trước chuyến thăm Kabul của Thủ tướng Narendra Modi, cuối tháng 12/2015, Afghanistan đã nhận được 3 trực thăng Mi-24 từ Ấn Độ.
Ấn Độ hiện vẫn là một trong những nhà tài trợ chính cho việc tái thiết Afghanistan sau sự sụp đổ của chế độ Taliban hồi năm 2001.
Từ năm 2002, Chính phủ Ấn Độ đã cam kết viện trợ 2 tỷ USD để tái thiết kinh tế- xã hội cho Afghanistan và hai bên cũng đang thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng.
(Theo Vietnam )
5 cuộc chiến tranh sẽ khiến Donald Trump phải đau đầu
Khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ vào tháng 1.2017, ông sẽ phải xử lí những thách thức nằm ngoài cả biên giới quốc gia. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump thường phản đối những chính sách chú trọng giải quyết vấn đề quốc tế của người tiền nhiệm, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Mỹ có thể rút khỏi các cuộc chiến tranh mà mình đã lỡ can thiệp.
Dưới thời Tổng thống Obama, Mỹ vẫn duy trì và thậm chí can thiệp quân sự thêm vào nhiều xung đột trên thế giới. Tờ Daily Signal mới đây đã liệt kê những cuộc xung đột quốc tế mà ông Trump sẽ phải giải quyết, tình hình hiện tại và những gì tân Tổng thống Mỹ có thể làm.
1. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq
Để ngăn cản sự bành trường mạnh mẽ của IS vào nửa đầu năm 2014, Mỹ và đồng minh đã bắt đầu chiến dịch không kích vào tổ chức khủng bố này. Đến ngày 2.11, liên quân do Mỹ dẫn đầu đã thực hiện được 16.000 cuộc không kích tại Syria và Iraq, trong khi theo thống kê của Bộ Quốc phòng Mỹ, đến ngày 31.8, chi phí cho chiến dịch này đã đạt 12,3 tỉ USD, tương đương 12,3 triệu USD/ngày.
Mỹ đã tốn 12,3 tỉ USD vào chiến dịch chống IS ở Syria và Iraq
Video đang HOT
Ông Trump tiếp quản cuộc chiến vào đúng thời gian quan trọng khi quân khủng bố đang bị tấn công dồn dập bởi nhiều lực lượng và mất dần lãnh thổ. Ngoài các máy bay chiến đấu, hơn 5000 lính bộ binh Mỹ cũng đang xuất hiện Iraq để hỗ trợ lực lượng địa phương.
Tại Syria, chính quyền Obama đang hỗ trợ 30.000 chiến binh người Kurd và Ả-Rập, lực lượng mới tuyên bố khởi động chiến dịch tái chiếm thành trì Raqqa của IS. Khoảng 300 lính đặc nhiệm Mỹ cũng đang được triển khai ở Syria. Động thái trên cho thấy, Tổng thống Obama ưu tiên việc chống khủng bố tại Syria hơn nỗ lực giải quyết nội chiến tại nước này, tuy nhiên, vào hôm 14-11 vừa qua, ông Obama đã thừa nhận chính sách tại Syria của ông không hề hiệu quả.
Ông Trump có thể làm gì?
Ông Trump, giống như Tổng thống Obama, đã nhấn mạnh đến việc chống lại IS thay vì tìm ra một giải pháp chính trị đối với nội chiến Syria. Tuy nhiên, ông Trump đã tuyên bố không tiếp tục hỗ trợ lực lượng đối lập ôn hòa nên nhiều khả năng Mỹ sẽ hợp tác với Nga trong tương lai.
Sự hợp tác Nga - Mỹ có thể mang lại thành công trong cuộc chiến chống khủng bố, tuy nhiên, nó lại tiếp tục gây ra những khó khăn mới.
Hợp tác với Nga sẽ làm hình ảnh của Mỹ trong mắt phe đối lập ôn hòa bị ảnh hưởng thậm chí là thành kẻ thù do máy bay Nga thường thường không kích vào tất cả các lực lượng đối lập với quân đội chính phủ Syria chứ không riêng gì khủng bố. Phối hợp với Nga cũng không có nghĩa là Mỹ sẽ trở thành bạn của Tổng thống Syria Bashar Assad hay được lợi ích gì từ quốc gia này sau khi chiến thắng khủng bố.
2. Chiến tranh Afghanistan
Khi Tổng thống Obama nhậm chức vào năm 2008, Mỹ đang có 40.000 lính tại Afghanistan và đến cuối năm nay, khi ông về hưu, lực lượng của Mỹ tại đây vào khoảng 8.400 với nhiệm vụ huấn luyện và cố vấn cho lực lượng an ninh địa phương.
Mỹ khó rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan
Mặc dù đã duy trì sự hiện diện tại Afghanistan được 15 năm, chưa có dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ sớm kết thúc cuộc chiến tại đây do trong thời gian qua bạo lực và các vụ tấn công khủng bố lại xuất hiện trở lại. Ngoài Taliban, tổ chức khủng bố Al-Qaeda cũng đang kiểm soát được một phần lãnh thổ tại Afghanistan và IS đang nhen nhóm phát triển ở đất nước này sau khi bị công kích dồn dập ở Iraq và Syria.
Ông Trump có thể làm gì?
Tổng thống đắc cử Mỹ chưa nói nhiều về những gì sẽ làm với Afghanistan tuy nhiên, ông khẳng định rằng, ông không muốn Mỹ đổ thêm tiền vào cuộc xung đột này.
Các chuyên gia quân sự thì nhận định rằng, vai trò của Mỹ ở Afghanistan và Iraq cần thiết cho cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tại Trung Đông nói chung, do đó, ít khả năng ông Trump sẽ thực hiện một chính sách quá khác biệt so với người tiền nhiệm.
3. Nội chiến Ukraine
Cuộc chiến tranh duy nhất đang diễn ra tại châu Âu đã dẫn đến cái chết của gần 10.000 binh lính và dân thường của cả 2 phe xung đột.
Cuộc xung đột bắt đầu vào năm 2013, khi Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, dưới áp lực từ Nga, đã đình chỉ đàm phán thỏa thuận thương mại với EU. Điều này dẫn đến việc hàng nghìn người đã biểu tình ngoài đường phố trong những ngày tiếp theo, đòi chính phủ Kiev phải có quan hệ gần gũi hơn với phương Tây.
Ukraine nhiều khả năng không phải ưu tiên của ông Trump
Các cuộc biểu tình biến thành bạo lực và khiến ông Yanukovych phải chậy trốn khỏi thủ đô Kiev. Nga đã sáp nhập bán Crimea vào năm 2014, trong khi nội chiến nổ ra giữa lực lượng ủng hộ Nga với quân đội chính phủ ở miền đông Ukraine.
Hai hiệp định ngừng bắn tại miền đông Ukraine vẫn chưa cho kết quả thành công. Mỹ và EU đang hợp tác trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga do cáo buộc nước này can thiệp vào tình hình miền đông Ukraine cũng như sáp nhập trái phép bán đảo Crimea. Chính quyền Obama đã viện trợ Ukraine hàng chục triệu USD nhằm xây dựng lại quân đội, tuy nhiên, không đồng ý cung cấp vũ khí sát thương.
Ông Trump có thể làm gì?
Ông Trump không chỉ trích Nga về những hành động ở Ukraine và đã tỏ ý muốn chấp nhận sự sáp nhập bán đảo Crimea. Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa lại luôn cho thấy sự ủng hộ đối với việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.
Dựa vào những tuyên bố của ông Trump, có thể thấy rằng, dường như ông sẽ không để Mỹ lấn sâu vào xung đột tại Ukraine hoặc để nó nguyên trạng thêm một thời gian nữa.
4. Chiến tranh Ả-Rập Saudi - Yemen
Kể từ tháng 3-2015, Mỹ đã hỗ trợ hậu cần cho liên minh quân sự do Ả-Rập Saudi dẫn đầu nhằm tiến hành các cuộc không kích chống lại phiến quân Houthi ở Yemen, quốc gia nghèo nhất thế giới Ả-rập.
Phiến quân Houthi đã lật đổ chính phủ Yemen và buộc Tổng thống được Mỹ hậu thuẫn - Abed Mansour Hadi, chạy trốn sang Ả Rập Saudi. Phiến quân này hiện đang nhận được sự hỗ trợ từ Iran, đối thủ của Ả-Rập Saudi ở Trung Đông.
Nội chiến Yemen cũng sẽ không bị ông Trump lãng quên
Tổng thống Obama quyết định can thiệp vào nội chiến tại Yemen vì muốn chứng minh với Ả-Rập Saudi rằng Mỹ sẽ thực hiện các cam kết về an ninh với nước này. Ngoài ra, Mỹ cũng quan ngại sự hỗn loạn ở Yemen có thể dẫn đến sự phát triển của các tổ chức khủng bố.
Khoảng 10.000 người, một nửa trong đó là dân thường, đã bị thiệt mạng trong cuộc nội chiến. Do đó, các nhóm nhân quyền và nhà lập pháp Mỹ đang chỉ trích mạnh mẽ sự can thiệp của Washington và kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí cho Ả-Rập Saudi.
Ông Trump có thể làm gì?
Sẽ rất khó để phán đoán ông Trump sẽ làm gì đối với cuộc xung đột này do do ông chưa nói gì về nó.
Theo các chuyên gia, ông Trump vẫn sẽ hỗ trợ Ả-Rập Saudi như một biện pháp nhằm hàn gắn mối quan hệ với nước này. Trong chiến dịch tranh cử hồi tháng 1-2016, ông Trump phán đoán rằng, Iran sẽ can thiệp quân sự vào Yemen và giành được mọi thứ tại đây. Do đó, hỗ trợ đồng minh Ả-Rập Saudi tốt hơn sẽ là biện pháp hợp lí nhằm chống lại tầm ảnh hưởng của Iran.
Tuy nhiên, để thực hiện lời hứa đưa Mỹ rút dần khỏi các xung đột tại Trung Đông, ông Trump cũng có thể sẽ tránh dấn thân vào các xung đột mới và Yemen là nơi đầu tiên.
5. Các chiến dịch chống khủng bố ở Châu Phi
Ông Obama coi nỗ lực nhằm tiêu diệt các lãnh đạo nòng cốt của Al-Qaeda là một trong những thành công trong chính sách của mình. Nhưng mối đe dọa khủng bố đã lan rộng sang các khu vực mới trong những năm gần đây, điều khiến quân đội Mỹ phải đưa ra sự phản ứng hợp lí.
Các chiến dịch không kích hạn chế ở Libya và Somalia là những ví dụ có thể được áp dụng rộng rãi. Tại Libya, Mỹ đã tiến hành hơn 360 cuộc không kích nhằm hỗ trợ lực lượng chính phủ đánh bật IS ra khỏi thành phố Sirte, ven biển Libya. Một số lượng nhỏ lực lực lượng đặc nhiệm Mỹ cũng đã được triển khai dưới mặt đất.
Nhiều diễn biến mới có thể xảy ra tại châu Phi
Trong khi đó, tại quốc gia châu Phi Somalia, Mỹ đã tham gia chiến dịch không kích nhằm vào al-Shabab, một chi nhánh của Al-Qaeda trong hơn một thập kỉ qua. Al-Shabab chịu trách nhiệm cho những cuộc tấn công đẫm máu nhất ở châu Phi. Theo Washington Post, trong năm nay, Mỹ đã tiến hành hơn một chục cuộc không kích chống lại Al-Shabab.
Theo New York Times, như một phần của một cuộc chiến tranh đa mặt trận chống lại các phiến quân Hồi giáo cực đoan ở châu Phi, Mỹ cũng tham gia chiến dịch chống tổ chức Al-Qaeda ở Mali, Niger, Burkina Faso và Boko Haram ở Nigeria, Cameroon và Chad.
Ông Trump có thể làm gì?
Khi tranh cử, ông Trump đã tỏ ý muốn mở rộng chiến dịch quân sự chống lại IS tại Libya: "Ai có dầu ở Libya? IS có dầu. Nếu IS có dầu, tại sao chúng ta không phong tỏa chúng để chúng không thể bán nó? Tại sao chúng ta không ném bom tiêu diệt hết bọn chúng ?".
Tuy nhiên, ông cũng từng chỉ trích đối thủ của mình, bà Hillary Clinton, vì ủng hộ sự can thiệp quân sự của Mỹ nhằm lật đổ lãnh đạo độc tại Gaddafi vào năm 2011. Các chuyên gia cho rằng, tân Tổng thống Mỹ nên cố gắng tập trung vào biện pháp ngoại giao thay vì sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột tại Libya.
Ông Trump không bình luận gì về sự gia tăng thách thức trong việc chống khủng bố ở châu Phi. Nhưng như các chuyên gia lưu ý, ông Trump tiếp nhận chương trình đầu tư mạnh mẽ vào máy bay không người lái (UAV) của Mỹ từ thời Tổng thống Obama, do đó, ông có sẵn công cụ để không kích khủng bố khi cảm thấy cần thiết.
Theo Danviet
Lính Mỹ có thể đã phạm tội ác chiến tranh ở Afghanistan Công tố viên trưởng Tòa Hình sự quốc tế (ICC) nói quân đội Mỹ có thể đã phạm tội ác chiến tranh ở Afghanistan, nhiều nhất trong giai đoạn 2003-2004. Lính Mỹ trong một cuộc tuần tra ở Afghanistan. Ảnh: Reuters. Mỹ bị nghi đã thẩm vấn tù nhân theo cách "tàn nhẫn hoặc bạo lực" tại Afghanistan, AFP hôm qua dẫn lời...