Ấn Độ ‘họa vô đơn chí’
Bão Tauktae đổ bộ vào Ấn Độ gây chìm tàu, phá hủy nhà cửa, đúng vào ngày nước này ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục.
Bão Tauktae có sức gió gần 210 km/h khi đổ bộ bờ biển phía tây Ấn Độ vào đêm 17/5 và tiến sâu vào đất liền trong hôm nay, dù cường độ đã giảm. Đây là một trong những cơn bão mạnh nhất từng quét qua khu vực vài thập kỷ qua, ảnh hưởng đến bang Gujarat cùng nhiều bang khác trong vùng duyên hải phía tây Ấn Độ gồm Kerala, Karnataka, Goa và Maharashtra.
Trước khi bão đổ bộ, hơn 200.000 dân ở bang Gujarat phải bỏ nhà cửa sơ tán đến nơi an toàn. Hàng trăm bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại địa phương cũng được chuyển viện khẩn cấp đến Mumbai, nằm sâu hơn trong đất liền.
Ảnh chụp vệ tinh bão Tauktea đổ bộ vào Ấn Độ đêm 17/5, khiến hàng trăm nghìn người phải sơ tán. Ảnh: EOSDIS.
Bão gây lũ lụt và giật đổ nhà cửa, khiến ít nhất 16 người thiệt mạng. Biển động dữ dội trong bão khiến hai sà lan của Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ đứt neo trong khi đang trú bão chờ đưa 400 người ra giàn khoan.
Một sà lan sau đó bị sóng đánh chìm, một chiếc khác bị trôi dạt. Hải quân Ấn Độ huy động ba tàu chiến, một máy bay tuần tra và một số trực thăng quân sự tiến hành công tác tìm kiếm cứu nạn và đã giải cứu được 177 người trên hai sà lan gặp nạn. Đại diện hải quân cho hay chiến dịch giải cứu đang được tiến hành trong điều kiện “vô cùng nguy hiểm”.
Video đang HOT
Mưa bão còn làm ngập nhiều khu ổ chuột ven biển, gây mất điện trên diện rộng. Nỗ lực cứu trợ nhân đạo gặp thêm khó khăn giữa giai đoạn dịch Covid-19 đang bùng phát.
Người đàn ông đi giữa đường phố ngổn ngang cây đổ sau bão ở Mumbai hôm nay. Ảnh: AP.
Tổng giám đốc Cơ quan Ứng phó Thảm họa Quốc gia Satya Pradhan cho biết tiêu chuẩn giãn cách xã hội vẫn được đảm bảo trong quá trình sơ tán người dân và xử lý thiệt hại vùng thiên tai.
Bão Tauktae tàn phá Ấn Độ vào ngày Bộ Y tế nước này xác nhận thêm 4.329 ca tử vong vì Covid-19 trong vòng 24 giờ qua, đánh dấu ngày chết chóc nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.
Ấn Độ hôm nay cũng ghi nhận thêm 263.533 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm vượt 25,2 triệu, là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ.
Thế giới có trên 67,5 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 7/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới có 67.541.338 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 đã lên tới 1.544.185 ca. Số bệnh nhân được chữa khỏi bệnh trên toàn cầu là 46.717.521 người. Hiện còn hơn 19.279.632 người đang phải điều trị.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ ngày 13/11/2020. Ảnh: ANI/TTXVN
Nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất là Mỹ, với 15.169.648 ca nhiễm và 288.984 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ - lần lượt là 9.689.302 ca và 140.782 ca. Brazil đứng thứ ba với 6.603.540 ca nhiễm và 176.962 ca tử vong.
Tại châu Âu, Bộ Y tế Italy cho biết số người tử vong tại nước này đã vượt con số 60.000 người, cụ thể là 60.078 người trong tổng số 1.728.878 ca nhiễm COVID-19.
Số liệu chính thức của Anh công bố cho thấy trong 24 giờ qua có thêm 17.272 người tại Anh xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, đưa tổng số người nhiễm tại nước này lên 1.723.242. Số người tử vong do COVID-19 tại Anh tăng 231 người lên 61.245.
Trong khi đó, Cơ quan Y tế Công của Pháp cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 11.022 ca nhiễm mới, đưa tổng số ca nhiễm tại nước này lên 2.292.497 ca. Pháp cũng ghi nhận thêm 175 ca tử vong đưa tổng số ca tử vong lên 55.155. Bộ trưởng Y tế Olivier Veran cho rằng số ca mắc mới trong ngày tại Pháp có thể sẽ không giảm xuống mức 5.000 ca từ nay đến ngày 15/12 tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 27/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Báo cáo mới nhất được Viện Robert Koch công bố ngày 7/12 cho biết trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm 12.332 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 1.183.655 ca, trong đó số ca tử vong đã lên tới 18.919 ca. Thủ tướng Đức Angela Merkel hối thúc các địa phương có tỷ lệ lây nhiễm cao siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội trước thềm Giáng sinh trong bối cảnh nước này đang nỗ lực ngăn đà lây lan của virus SARS-CoV-2.
Tại châu Á, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết nước này có thêm 615 ca mắc mới bệnh COVID-19, trong đó 580 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc bệnh trên cả nước lên 38.161 ca. Đây là ngày thứ hai liên tiếp kể từ tháng 2, số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc vượt ngưỡng 600 ca/ngày, cho thấy mức độ nghiêm trọng của làn sóng dịch thứ ba ở nước này. Số ca nhiễm mới theo ngày tăng cao đã buộc các cơ quan y tế phải nâng mức giãn cách xã hội thêm một bậc lên 2,5 (mức cao thứ 4 trong thang cảnh báo gồm 5 cấp độ) tại thủ đô Seoul và vùng phụ cận. Các khu vực còn lại áp dụng quy định giãn cách xã hội ở cấp độ 2 tùy theo tình hình thực tế tại mỗi địa phương. Quy định mới này chính thức có hiệu lực từ 0h (giờ địa phương) ngày 8/12 tới và kéo dài trong 3 tuần.
Giới chức y tế địa phương Trung Quốc cho biết đã phát hiện virus SARS-CoV-2 trên 3 mẫu bao bì thịt bò đông lạnh nhập khẩu tại huyện Cự Dã thuộc tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc. Theo cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của huyện Cự Dã, các mẫu bệnh phẩm trên được lấy từ 3 lô thịt bò đông lạnh nhập khẩu từ Argentina. Nhà chức trách địa phương đã niêm phong các lô thịt bò nhập khẩu trên và số hàng này sẽ không được phân phối ra thị trường. Hiện kho bảo quản số thịt bò trên và môi trường xung quanh đang được khử trùng. Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy 5 người có tiếp xúc gần và 7 người khác liên quan. Tất cả những người này đã được cách ly để theo dõi. Kết quả xét nghiệm ban đầu virus SARS-CoV-2 của họ đều là âm tính.
Về tình hình dịch bệnh, cùng ngày 7/12, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết Trung Quốc đại lục có thêm 15 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 6/12, trong đó có 3 ca lây nhiễm trong cộng đồng, số còn lại là các ca nhập cảnh. Theo đó, tính đến hết ngày 6/12, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng số 86.634 ca mắc, trong đó 4.634 ca tử vong.
Bên ngoài một trung tâm xét nghiệm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Trong khi đó, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đã ghi nhận tổng cộng 6.897 ca mắc, trong đó 112 ca tử vong. Đặc khu hành chính Macao (Trung Quốc) có 46 ca mắc. Đài Loan (Trung Quốc) có tổng cộng 716 ca mắc, trong đó 7 ca tử vong.
Tối 7/12, theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia, số ca lây nhiễm COVID-19 cộng đồng tại Campuchia đã tăng lên 33 người. Bệnh nhân mới nhất là một sinh viên 22 tuổi, người đã mua sắm tại cửa hàng Zando hôm 27/11, sau đó có phản ứng dương tính với virus SARS-CoV-2. Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen thông báo ông đã yêu cầu Bộ Y tế và Bộ Kinh tế-Tài chính nước này chuẩn bị ngân sách để mua 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cung cấp miễn phí cho nhân dân.
Cùng ngày, Indonesia tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của Trung Quốc, trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị triển khai một chương trình tiêm chủng đại trà. Tổng thống Indonesia Joko Widodo thông báo nước này đã nhận được 1,2 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc và dự kiến tiếp nhận thêm 1,8 triệu liều vào đầu tháng 1/2021. Indonesia cũng hy vọng nhận được các lô hàng nguyên liệu để sản xuất 15 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong tháng này và 30 triệu liều trong tháng tới. Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết trong năm nay, chính phủ nước này chi gần 45 triệu USD để mua vaccine phòng bệnh COVID-19.
Ấn Độ thử nghiệm thành công tàu sân bay Vikrant Theo Hải quân Ấn Độ , tàu sân bay Vikrant vượt qua thành công các bài kiểm tra đầu tiên trên biển và tiếp tục chạy thử nghiệm vào năm 2021. Theo cổng thông tin N 1 , tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ Vikrant đã vượt qua thành công các bài kiểm tra neo đậu. Các chuyên gia...