Ấn Độ: Hàng chục nam sinh trói thầy giáo vào cây và đánh
Tức giận khi bị điểm kém bài kiểm tra môn Toán, hàng chục nam sinh đã trói thầy giáo và nhân viên trường học vào cây để đánh đập.
Hàng chục nam sinh tại một ngôi trường ở Ấn Độ được cho đã trói thầy giáo dạy môn Toán và nhân viên nhà trường vào một cái cây, sau đó đánh đập họ với lý do nhiều em bị điểm kém trong bài kiểm tra gần đây.
Vụ việc gây sốc dư luận Ấn Độ xảy ra vào ngày 29/8 tại Trường Nội trú Dân tộc ở thành phố Dumka thuộc bang Jharkhand của Ấn Độ. Theo đó, đám học sinh đã giả vờ gọi thầy giáo dạy Toán và một nhân viên nhà trường tới sân trường để thảo luận về điểm số trong bài kiểm tra lớp 9 mới đây. Song thực chất, đám học sinh đã dẫn dụ thầy giáo và nhân viên trường học tới để trói họ vào cây và sau đó đánh đập.
Nhiều hình ảnh và video được đăng tải lên mạng xã hội cho thấy 3 người đàn ông bị trói vào cây bằng những sợi dây màu đỏ. Gần đó, hàng chục nam sinh đang gào thét quanh họ trong khi tay cầm theo các khúc gỗ.
Đoạn video về sự việc nhanh chóng được chia sẻ lên mạng nhưng cảnh học sinh đánh thầy giáo không được camera quay lại. Quá trình điều tra của cảnh sát xác nhận các nạn nhân đã bị đám học sinh trong lúc tức giận tác động vật lý. Thậm chí, một nạn nhân sau đó được đưa tới bệnh viện và quanh đầu quấn băng trắng cho thấy ông này đã bị đánh.
Hành động bạo động của đám nam sinh được cho xuất phát từ lý do nhiều em bị điểm kém trong bài thi Toán lớp 9 gần đây.
Theo India Times, 11/32 học sinh đã nhận được điểm DD tương đương với kết quả thi trượt. Sau khi nhận được thông tin, đám nam sinh đã vô cùng tức giận. Chúng đã trói và đánh thầy giáo dạy Toán có tên Suman Kumar và ông Soneram Chaure, nhân viên chịu trách nhiệm đăng điểm số của học sinh lên trang web nhà trường, để trút giận.
“Các học sinh gọi chúng tôi tới để tổ chức một cuộc họp và nói rằng điểm số bài kiểm tra là không đúng. Thầy hiệu trưởng là người quyết định cuối cùng. Do đó, chúng tôi không liên quan tới vấn đề điểm số”, thầy giáo Kumar nói với hãng tin ANI.
Tuy nhiên, trong lúc tức giận, đám nam sinh nhất quyết không nghe lời giải thích của thầy giáo và nhân viên nhà trường, mà thay vào đó trói họ vào gốc cây để đánh.
Điều tra ban đầu của cảnh sát cho hay phần lớn trong số 200 học sinh tại Trường Nội trú Dân tộc đã tham gia vào vụ đánh thầy giáo.
Dù cảnh sát đã thu thập được nhiều bằng chứng về vụ việc, nhưng quản lý nhà trường quyết định không làm đơn kiện bất cứ học sinh nào trong trường với lý do chuyện này có thể “phá hỏng sự nghiệp của học sinh”, theo ông Nityanand Bhokta, trưởng đồn cảnh sát khu Gopikandar.
Ban đầu 3 nạn nhân cũng quyết định không gửi đơn kiện những kẻ tấn công. Nhưng khi sự việc gây bão dư luận Ấn Độ, họ đã kiện 11 nam sinh. Hiện không rõ hình phạt đối với các nam sinh này là gì.
Bức thư xúc động bố gửi con gái bị điểm kém cách đây 5 năm bỗng 'hot' trở lại
Cứ đến mùa thi, bức thư viết tay của người bố gửi con gái bị điểm kém môn Toán trong kỳ thi học kỳ lại 'hot' trở lại.
Con cái chăm ngoan, học giỏi, đạt điểm số cao luôn là mong muốn của tất cả phụ huynh. Cứ đến mỗi mùa thi cử, phụ huynh lại ráo riết giúp con ôn tập, rồi mong ngóng điểm số của con từng ngày.
Dù vậy, bên cạnh điểm 9, điểm 10, nhiều phụ huynh cũng đặt tâm trạng của con cái lên hàng đầu. Họ mong con sẽ có những trải nghiệm quý giá và rút ra được kinh nghiệm cho bản thân sau những bài kiểm tra. Trường hợp của một phụ huynh dưới đây là điển hình. Khi biết con đạt điểm không cao trong kỳ thi học kỳ, người bố đã viết bức thư nhẹ nhàng, tình cảm động viên con gái.
Bức thư của người bố gửi con gái bị điểm kém môn Toán.
Mở đầu bức thư, ông bố khẳng định kết quả kỳ thi không quá tệ nhưng cũng không làm bố mẹ vui. Sau đó, ông an ủi: "Bố nghĩ, kết quả điểm thi không phản ánh được những khả năng đặc biệt ở một con người. Các thầy cô ra đề và chấm điểm không thể hiểu con và các bạn của con như cô, bác, chú dì và nhất là bố mẹ của con hay bố mẹ của các bạn con."
Xuyên suốt bức thư, người bố liên tục liệt kê ra những điểm cộng của con giúp tiếp thêm sự tự tin. Sau cùng, ông khẳng định mỗi người luôn tự hào về điểm số của mình và sẽ luôn cố gắng để có điểm số cao. Thế nhưng thi cử không phải là cách duy nhất để chứng minh bản thân mình.
Dưới phần bình luận, nhiều phụ huynh đồng tình với quan điểm trên . "Đúng vậy, con chỉ cần hoàn thành các môn là được rồi. Làm gì có ai giỏi toàn diện, đạt điểm tuyệt đối ở tất cả các môn được đâu", tài khoản N.N.T bình luận.
"Nhà tôi cũng vậy, luôn khuyến khích con học nhưng không bao giờ trách móc, la mắng khi con không đạt điểm cao. Con cần có đôi lần vấp ngã thì mới có thể trưởng thành được", tài khoản D.M chia sẻ.
"Cảm ơn anh đã chia sẻ bài viết, cách dạy con rất hay, tôi sẽ thử áp dụng xem sao", tài khoản M.O viết.
Dù đang gây "bão" trên các diễn đàn, nhưng bức thư này được viết từ năm 2017. "Đến hẹn lại lên", trước mỗi mùa thi, cộng đồng mạng lại chia sẻ bức thư với mong muốn các bậc phụ huynh không còn đặt nặng vấn đề điểm số của con cái.
Dưới đây là bức thư gây sốt trên mạng:
" Con yêu thương!
Kết quả kỳ thi học kỳ này bố đã xem rồi, nó không quá tệ nhưng không làm cho bố mẹ vui, con và anh con cũng vậy. Nhưng, xem cách anh con bảo vệ con, khen con về điểm Lịch sử cao nhất lớp, bố rất vui vì anh con rất thông minh và thương em nữa.
Thật lòng mà nói, điểm về môn Toán của con không làm ai vui được, nhưng còn những điểm khác thì cũng khá đấy. Con cần cố gắng thêm nhé nhất là về môn Toán con nhé.
Bố nghĩ, kết quả điểm thi không phản ánh được những khả năng đặc biệt ở một con người. Các thầy cô ra đề và chấm điểm không thể hiểu con và các bạn của con như cô, bác, chú dì và nhất là bố mẹ của con hay bố mẹ của các bạn con.
Điểm thi không thể cho mọi người biết con đã có bao nhiêu trải nghiệm, rằng con đã đi, con đã biết, đã yêu thương bao nhiêu người nghèo khó. Nó cũng không cho mọi người biết về những niềm vui, nỗi buồn và những ước mơ cao đẹp của con, cách mà con đang cố gắng để tiến dần đến ước mơ đó.
Điểm thi không thể cho mọi người biết con có thể hài hước trêu chọc, làm cho mọi người vui cười (và đôi khi quá đã làm mọi người giận).
Điểm thi không cho mọi người biết con đánh piano hay như thế nào. Con có thể làm thơ rất nhanh và tình cảm nữa.
Nói tóm lại, điểm thi không thể cho mọi người biết con là người tốt, biết yêu thương mọi người và có nhiều khả năng đặc biệt khác.
Vì vậy, điểm thi chỉ là điểm số. Chúng ta tự hào về điểm số của mình và sẽ luôn cố gắng để có điểm số cao. Nhưng nếu chẳng may điểm số không mong muốn, con hãy luôn nhớ rằng, chúng ta có nhiều phương cách để chứng minh bản thân mình. Thi cử tuyệt đối không phải là cách duy nhất!".
'Học sinh bị điểm kém, nếu phải viết bản kiểm điểm, thì thầy cô và bố mẹ cần viết trước' Chiều nay (8/4), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Tọa đàm Giải pháp đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh. Chia sẻ tại tọa đàm về vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh, cô Nguyễn Thị Anh Thu, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho rằng, trong...