Ấn Độ giữa ‘gọng kìm’ Pakistan – Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Quân đội Ấn Độ nhiều năm qua nhắc đến “gọng kìm” Pakistan – Trung Quốc để tăng ngân sách, và giờ kịch bản này có nguy cơ cao xảy ra.

Cuộc hội đàm giữa các chỉ huy quân đội Ấn – Trung tại khu vực Ladakh hôm 30/6 kết thúc mà không đạt được đột phá lớn nào, dù đây là cuộc gặp thứ hai sau vụ ẩu đả khiến hàng chục binh sĩ hai nước thương vong hồi giữa tháng 6. Hai bên vẫn tăng cường điều quân, triển khai các khí tài hạng nặng và tiêm kích lên khu vực tranh chấp ở Ladakh.

Giữa lúc căng thẳng gia tăng với Trung Quốc ở phía bắc, Ấn Độ bất ngờ đối mặt với một “mặt trận” mới, khi tiếng súng rộ lên ở khu vực biên giới phía tây, giáp Pakistan. Quân đội Ấn Độ cho biết binh sĩ Pakistan sáng 2/7 vi phạm lệnh ngừng bắn, sử dụng cối hạng nặng và nhiều vũ khí khác bắn qua Đường Kiểm soát (LoC) vào vị trí của binh sĩ nước này.

Ấn Độ từng hai lần xung đột vũ trang với Trung Quốc và 4 lần với Pakistan, ngoài ra còn có hàng chục vụ đụng độ nhỏ khác xảy ra kể từ khi quốc gia Nam Á giành được độc lập từ tay Anh vào năm 1947. Tuy nhiên, Ấn Độ chưa bao giờ phải cùng lúc chiến đấu trên cả hai mặt trận để bảo vệ biên giới phía bắc và phía tây.

Giới chức quốc phòng Ấn Độ ngày càng lo ngại Trung Quốc và Pakistan có thể “bắt tay” để phối hợp tung đòn nhằm vào nước này trong lúc chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi bận đối phó với Covid-19. Ấn Độ hiện ghi nhận hơn 627.000 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 18.000 người chết.

“New Delhi rõ ràng đang chịu áp lực lớn từ Covid-19, từ Đường Kiểm soát (LoC) với Pakistan và từ Trung Quốc”, Ian Hall, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc đại học Griffith, nói. “Chúng tôi thấy mối quan hệ của New Delhi với Islamabad và Bắc Kinh trở nên tồi tệ trong vài năm qua, kết quả là cả hai quyết định leo thang mọi thứ trong đại dịch, khi chính quyền Thủ tướng Modi bị kéo căng và mất tập trung”.

Ấn Độ giữa gọng kìm Pakistan - Trung Quốc - Hình 1

Nhân viên an ninh Ấn Độ tuần tra gần thành phố Srinagar, Kashmir sau vụ đấu súng giữa lực lượng chính phủ và phiến quân ngày 18/6. Ảnh: AFP.

Quân đội Ấn Độ có lực lượng hùng hậu và luôn sẵn sàng cho các tình huống bất ngờ, một quan chức an ninh cấp cao cho biết. Nhưng việc phải duy trì nguồn lực phòng thủ cho hai mặt trận cùng lúc sẽ buộc lực lượng vũ trang Ấn Độ căng mình ứng phó.

Tư lệnh lục quân Ấn Độ, đại tướng Manoj Mukund Naravane, đã c ảnh báo và thúc giục chính phủ, trong đó có các đại diện ngoại giao, chuẩn bị để tránh kịch bản “lưỡng đầu thọ địch”.

“Nguy cơ phải chiến đấu cùng lúc ở hai mặt trận rất đáng lo ngại, vì nó có nguy cơ xảy ra. Một quốc gia không tham chiến bằng lực lượng vũ trang đơn độc, mà còn có các trụ cột khác như cơ quan ngoại giao và các ban ngành chính phủ khác. Họ tham gia để đảm bảo chúng ta không bị dồn vào chân tường và phải đối phó với hai kẻ thù dốc toàn lực cùng lúc”, tướng Naravane nói hồi tháng 5.

Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc vẫn “so găng” dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa được phân định và gây tranh cãi giữa hai nước. Căng thẳng tại LAC gia tăng từ tháng 5, Ấn Độ và Trung Quốc đã điều hàng nghìn binh sĩ cùng lựu pháo và tăng thiết giáp tới nhiều khu vực gần biên giới.

Nhiều cuộc đàm phán ngoại giao và quân sự đã được lên kế hoạch nhằm “đảm bảo hòa bình và yên tĩnh”, lục quân Ấn Độ cho biết ngày 1/7, sau khi các cuộc đàm phán giữa các chỉ huy quân đội không mang lại kết quả rõ ràng. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói hai nước sẽ “giữ liên lạc chặt chẽ thông qua các kênh quân sự và ngoại giao”, đồng thời hạ nhiệt tình hình tại biên giới.

Video đang HOT

Ấn Độ giữa gọng kìm Pakistan - Trung Quốc - Hình 2

Tiêm kích Su-30MKI quần thảo quanh thị trấn Leh, thuộc vùng Ladakh do Ấn Độ kiểm soát, ngày 27/6. Ảnh: AFP.

Cách đó 742 km, tình hình xung quanh LoC phân cách Ấn Độ và Pakistan không kém căng thẳng. Lính Ấn Độ thường xuyên đối mặt với những vụ đấu súng qua biên giới và phải triển khai hoạt động chống khủng bố trong nước.

Lục quân Ấn Độ đã tiêu diệt 127 “phần tử khủng bố” ở LoC trong nửa đầu năm 2020, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái, một quan chức cho biết. Các vụ đấu súng qua biên giới cũng tăng gấp đôi so với năm trước. Bộ Ngoại giao Pakistan trong thông cáo ngày 1/7 cáo buộc Ấn Độ vi phạm lệnh ngừng bắn hơn 1.500 lần, gây ra thương vong cho dân thường tại khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.

Một vài đơn vị quân đội Ấn Độ, thường được điều đến Jammu và Kashmir để tăng cường hoạt động chống nổi dậy dọc theo biên giới Pakistan vào mùa hè, giờ nhận lệnh lên khu vực biên giới Ấn – Trung.

Vipin Narang, phó giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhận định không thể loại trừ giả thuyết Pakistan và Trung Quốc bắt tay nhau làm leo thang căng thẳng biên giới phía bắc và phía tây Ấn Độ cùng lúc, dù rất khó để chứng minh điều này.

“Pakistan muốn thể hiện quyết tâm về vấn đề Jammu và Kashmir tới dư luận trong nước lẫn Ấn Độ sau khi New Delhi tước quyền tự trị của khu vực hồi tháng 8/2019″, Narang nhận định. “Pakistan có thể tận dụng tình huống Ấn Độ đang dồn mọi sự chú ý tại biên giới với Trung Quốc để tăng hoạt động tại LoC”.

“Cuộc đụng độ với Trung Quốc rõ ràng là nỗi hổ thẹn lớn với Ấn Độ”, cựu trung tướng Pakistan Mahmud Durrani nhận xét. “Lựa chọn của Ấn Độ là gì? Họ biết rằng họ không thể phát động đòn tấn công để đẩy lùi quân Trung Quốc”.

“Để có thể phô trương sức mạnh và sự cứng rắn, họ sẽ làm gì đó với Pakistan, một đồng minh của Trung Quốc. Ấn Độ sẽ làm gì đó để chứng minh với người dân rằng ‘chúng ta vẫn mạnh’”, Durrani nói.

Durrani cũng không loại trừ có mối liên hệ trong các bước đi chiến lược của Trung Quốc và Pakistan. Trong khi đó, chuyên gia Narang cảnh báo “đây rất có thể là mùa hè căng thẳng và đẫm máu” đối với Ấn Độ trên cả đoạn biên giới tranh chấp với Pakistan và Trung Quốc.

Ấn Độ giữa gọng kìm Pakistan - Trung Quốc - Hình 3

Khu vực biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan cùng Trung Quốc. Đồ họa: NY Times.

Trung Quốc xích mích nhiều nước giữa Covid-19

Trung Quốc từng được cho là sẽ dùng khủng hoảng Covid-19 tại Mỹ để tăng sức ảnh hưởng, nhưng thực tế, họ xích mích với nhiều nước.

Ví dụ điển hình nhất cho căng thẳng giữa Bắc Kinh với các nước trên thế giới là vụ ẩu đả giữa binh sĩ Ấn - Trung tại biên giới hai nước. Giới chức Ấn Độ cho rằng Trung Quốc đã cố tình khơi mào xung đột từ tháng 5, bằng cách điều quân tới thung lũng Galwan và nhiều địa điểm tranh chấp khác, trái với thỏa thuận giảm căng thẳng trước đây.

Vụ đụng độ tối 15/6 bùng phát khi một đội tuần tra Ấn Độ chạm trán nhóm binh sĩ Trung Quốc dựng lều bạt tại một sườn núi hẹp ở khu vực Ladakh, trên dãy Himalaya. Nhóm lính Trung Quốc không chịu rút đi và phá dỡ lều trại theo thỏa thuận trước đó, buộc binh sĩ Ấn Độ phải can thiệp, khiến ẩu đả nổ ra.

Truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn tin từ giới chức cho biết lính Trung Quốc đã dùng gậy sắt hàn đinh để tăng tối đa tính sát thương, khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng và hàng chục người bị thương.

Lực lượng Trung Quốc còn bị cáo buộc xâm nhập Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), được coi như biên giới hai nước, tại nhiều vị trí khác, chiếm khoảng 60 km2 đất tại khu vực Ấn Độ tuyên bố chủ quyền ở Ladakh, mặc dù Thủ tướng Narendra Modi nói rằng lãnh thổ của họ không bị xâm nhập. Những diễn biến này làm dấy lên làn sóng phẫn nộ, kêu gọi tẩy chay hàng hóa và du khách Trung Quốc tại Ấn Độ.

Trung Quốc xích mích nhiều nước giữa Covid-19 - Hình 1

Vị trí binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả chết người tối 15/6. Đồ họa: Telegraph.

Suốt nhiều năm qua, New Delhi cố gắng duy trì quan hệ tốt với cả Washington và Bắc Kinh. Thủ tướng Modi đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình 18 lần và thường xuyên từ chối thảo luận về việc "bắt tay" với Mỹ chống lại Trung Quốc. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Modi thường được mô tả bằng cụm từ "đa liên kết".

Tuy nhiên, cụm từ này giờ đây không còn xuất hiện ở Ấn Độ. Truyền thông nước này thể hiện thái độ chống Trung Quốc mạnh mẽ, trong khi giới chuyên gia kỳ cựu kêu gọi New Delhi thay đổi chính sách đối ngoại.

Trong một bài xã luận gần đây, cựu ngoại trưởng Ấn Độ Vijay Gokhale cho rằng các nước láng giềng với Trung Quốc phải ngừng "dĩ hòa vi quý" trước những động thái hung hăng của Bắc Kinh, đồng thời nhận thức được rằng họ cần "sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Mỹ để kiểm soát tình hình".

"Trong thời kỳ hậu Covid-19, việc chơi với cả hai phe có lẽ không còn là một lựa chọn hay", ông viết.

Không chỉ căng thẳng với Mỹ và Ấn Độ, quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước khác trong khu vực vài tháng qua cũng không êm ấm do tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Hôm 2/4, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam đang hoạt động bình thường gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cũng trong tháng đó, tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc được cho là đã bám theo tàu khoan West Capella của Malaysia trên Biển Đông.

Washington cáo buộc Bắc Kinh "lợi dụng sự mất tập trung hoặc dễ bị tổn thương của các nước" do Covid-19 để mở rộng yêu sách bất hợp pháp ở Biển Đông. Để đối phó, Mỹ tăng cường triển khai các tàu chiến tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, điều chiến hạm áp sát nơi tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 bị cáo buộc quấy nhiễu tàu khoan West Capella của Malaysia. Mỹ còn diễn tập hải quân chung với Australia, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh ngừng hành vi bắt nạt láng giềng trong khu vực.

Bắc Kinh gần đây còn xích mích với Tokyo vì sự hiện diện của tàu hải cảnh cùng tàu cá Trung Quốc quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, điểm nóng tranh chấp giữa hai bên. Hôm 25/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cảnh báo "Trung Quốc đang cố gắng đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, biển Hoa Đông, biên giới với Ấn Độ cũng như vấn đề Hong Kong".

Những hành vi của Trung Quốc dường như là nguyên nhân dẫn tới quyết định đảo ngược chiến lược đáng chú ý của Philippines, dù dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Manila ngày càng xa rời Washington, đồng minh quốc phòng lớn nhất của họ.

Hồi tháng 2, Duterte tuyên bố sẽ hủy Thỏa thuận Các lực lượng Thăm viếng (VFA) với Mỹ, xuất phát từ việc Mỹ không cho phép một quan chức Philippines nhập cảnh. Tuy nhiên, Manila vừa thông báo VFA sẽ tiếp tục được duy trì, "dựa trên bối cảnh chính trị và những diễn biến khác trong khu vực".

Đối với Australia, quốc gia từng cố gắng phát triển quan hệ gần gũi với Trung Quốc do nền kinh tế của họ được hưởng lợi rất nhiều từ sự trỗi dậy của nước này, bầu không khí ôn hòa cũng đã tan biến. Việc Canberra kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về Covid-19 được cho là đã chọc giận Bắc Kinh, dẫn tới những động thái trả đũa.

Tháng trước, Trung Quốc dừng nhập thịt bò từ 4 lò mổ lớn của Australia, đồng thời áp thuế hơn 80% lúa mạch nhập khẩu từ nước này. Hôm 5/6, chính phủ Trung Quốc kêu gọi công dân tránh đến Australia do lo ngại tình trạng phân biệt chủng tộc, sau đó còn cảnh báo các sinh viên cân nhắc kỹ trước khi chọn du học Australia. Truyền thông Trung Quốc còn ví Canberra như "bã kẹo cao su dính trên đế giày Bắc Kinh".

Trung Quốc xích mích nhiều nước giữa Covid-19 - Hình 2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong một cuộc họp về Covid-19 tại Bắc Kinh hôm 23/2. Ảnh: Reuters.

Sau khi hứng nhiều chỉ trích từ dư luận quốc tế vì cách ứng phó ban đầu với Covid-19, Trung Quốc đã áp dụng chính sách đối ngoại cứng rắn cả trong phát ngôn và hành động.

Theo bình luận viên Fareed Zakaria của Washington Post, các nhà ngoại giao trẻ tuổi của Trung Quốc, hay còn gọi là "chiến lang", dường như tin rằng tấn công là cách phòng thủ tốt nhất, kịch liệt chỉ trích bất cứ ai "dèm pha" Bắc Kinh. Họ cũng thúc giục các nước ca ngợi Trung Quốc, sau khi nhận viện trợ vật tư y tế.

Cách tiếp cận này được cho là khác biệt so với chính sách đối ngoại của Trung Quốc trước đây. Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, người khởi xướng cải cách kinh tế của Trung Quốc, luôn nhấn mạnh Bắc Kinh không nên cố chứng tỏ quyền lực, mà phải "giấu mình chờ thời".

Hồi năm 2005, một cố vấn của cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng viết một bài xã luận gây ảnh hưởng lớn, có tên "Sự vươn lên vị thế cường quốc một cách hòa bình của Trung Quốc", nhằm quảng bá hình ảnh của Bắc Kinh như một cường quốc thầm lặng.

Bình luận viên Zakaria chỉ ra rằng quan điểm này xuất phát từ sự ý thức sâu sắc về vị trí địa chính trị của Trung Quốc. Họ không trỗi dậy giữa "chốn không người", mà phải cạnh tranh ảnh hưởng trong một khu vực có nhiều cường quốc khác như Nhật Bản, Ấn Độ và Australia.

Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình đã từ bỏ chiến lược này, ngày càng thể hiện tham vọng đưa Trung Quốc thành một siêu cường hàng đầu thế giới cạnh tranh vị thế với Mỹ. "Nhưng Trung Quốc dưới thời ông Tập trong những năm qua lại tự đẩy mình vào tình thế bị vây quanh bởi những quốc gia ngày càng mất thiện cảm với họ", Zakaria nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứtÔng Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt
22:07:53 17/12/2024
Mỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của NgaMỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của Nga
12:51:45 17/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Khai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hônKhai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hôn
09:47:50 18/12/2024
Trung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nướcTrung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nước
06:33:35 19/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024
Khả năng Ukraine phải chấp nhận kịch bản ít mong muốn nhất khi đối đầu NgaKhả năng Ukraine phải chấp nhận kịch bản ít mong muốn nhất khi đối đầu Nga
16:46:45 17/12/2024
Vụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở MỹVụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở Mỹ
19:51:10 17/12/2024

Tin đang nóng

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chínhVụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính
09:49:42 19/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Khởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà NộiKhởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà Nội
06:41:49 19/12/2024
Xoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xaoXoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xao
06:54:34 19/12/2024
Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!
06:49:39 19/12/2024
Diễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vongDiễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vong
09:08:17 19/12/2024
Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?
08:56:25 19/12/2024

Tin mới nhất

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

08:45:26 19/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cơ quan chính phủ đang trấn an người dân sau liên tiếp các vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) bí ẩn gần đây trên lãnh thổ Mỹ.
Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

08:41:59 19/12/2024
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng sáp để tạo ra các hạt gel gốc nước có khả năng tách uranium khỏi nước biển, một giải pháp mới nhằm cung cấp năng lượng cho các nhà máy điện hạt nhân từ đại dương.
FSB bắt nghi phạm vụ ám sát tướng Nga tại Moscow

FSB bắt nghi phạm vụ ám sát tướng Nga tại Moscow

08:39:19 19/12/2024
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) hôm nay 18.12 thông báo đã bắt giữ nghi phạm thực hiện vụ nổ khiến trung tướng Nga Igor Kirillov thiệt mạng ở Moscow hôm 17.12.
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

07:19:53 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm nay đã không trình diện trước cơ quan điều tra để cung cấp lời khai liên quan vụ ban bố thiết quân luật.
Chính phủ mới Syria muốn Nga 'xem xét lại' hiện diện quân sự

Chính phủ mới Syria muốn Nga 'xem xét lại' hiện diện quân sự

06:39:28 19/12/2024
Chính phủ chuyển tiếp Syria cho rằng các động thái quân sự gần đây của Nga mơ hồ và kêu gọi Moscow xem xét lại hiện diện quân sự tại Syria.
CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

06:36:29 19/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, sau khi ông Trump bày tỏ thiện cảm với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ xem xét lại lệnh cấm ứng dụng này.
Thẩm phán ra phán quyết mới bất lợi cho ông Trump về vụ chi tiền bịt miệng

Thẩm phán ra phán quyết mới bất lợi cho ông Trump về vụ chi tiền bịt miệng

06:24:33 19/12/2024
Thẩm phán Juan Merchan ở bang New York (Mỹ) ngày 16.12 nói bản án kết tội Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về vụ chi tiền bịt miệng diễn viên phim khiêu dâm nên được giữ nguyên, theo Reuters.
Nga phải sẵn sàng chiến đấu với NATO trong thập niên tới

Nga phải sẵn sàng chiến đấu với NATO trong thập niên tới

06:16:53 19/12/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov ngày 16.12 cảnh báo Moscow phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho một cuộc xung đột tiềm tàng với NATO trong thập niên tới giữa bối cảnh gia tăng căng thẳng địa chính trị tại châu Âu.
Người đàn ông phát hiện u phổi ác tính từ dấu hiệu không ngờ

Người đàn ông phát hiện u phổi ác tính từ dấu hiệu không ngờ

05:45:09 19/12/2024
Tổn thương được chẩn đoán hướng tới u phổi, dạng u phế quản trung tâm xâm lấn trung thất, gây hẹp phế quản gốc trái. Sau khi có kết quả, ông N. được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị.
Tổng thống Hàn Quốc đối mặt bê bối mới liên quan đến nhà ngoại cảm

Tổng thống Hàn Quốc đối mặt bê bối mới liên quan đến nhà ngoại cảm

05:38:28 19/12/2024
Ông Jeon là người được cho là có quan hệ gần gũi với Tổng thống Yoon Suk Yeol và vợ ông Yoon. Lệnh khám xét và thu giữ cũng được thực hiện tại nhà riêng của người này.
Nga sẽ đưa vụ Ukraine ám sát tướng cấp cao ra cuộc họp của Liên hợp quốc

Nga sẽ đưa vụ Ukraine ám sát tướng cấp cao ra cuộc họp của Liên hợp quốc

05:36:17 19/12/2024
Tuyên bố của bà Zakharova được đưa ra trong bối cảnh cơ quan điều tra Nga đã bắt giữ một nghi phạm liên quan đến vụ ám sát ông Kirillov, Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học của Nga.
Boeing nối lại tất cả các chương trình sản xuất máy bay

Boeing nối lại tất cả các chương trình sản xuất máy bay

05:34:14 19/12/2024
Boeing tuần trước xác nhận đã tái khởi động sản xuất loại máy bay bán chạy 737 MAX vào đầu tháng 12, khoảng 1 tháng sau cuộc đình công kéo dài 7 tuần của 33.000 công nhân nhà máy kết thúc.

Có thể bạn quan tâm

Bài toán tính ngày tháng của học sinh tiểu học khiến người lớn cũng phải lao đao

Bài toán tính ngày tháng của học sinh tiểu học khiến người lớn cũng phải lao đao

Netizen

11:12:47 19/12/2024
Nhiều người nghĩ toán tiểu học chỉ là những phép tính đơn giản như cộng, trừ, hay đếm hình... Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài dễ dàng đó, không ít bài toán lại ẩn chứa những tình huống phức tạp khiến cả người lớn cũng phải đau đầu tìm lời ...
Donnarumma lĩnh trọn cú đạp vào mặt

Donnarumma lĩnh trọn cú đạp vào mặt

Sao thể thao

11:07:37 19/12/2024
Rạng sáng 19/12 (giờ Hà Nội), thủ môn của PSG phải rời sân ngay từ phút 22 trong trận thắng 4-2 trước Monaco ở vòng 16 Ligue 1.
'Không thời gian' tập 15: Một nhóm học sinh bị lạc trong rừng

'Không thời gian' tập 15: Một nhóm học sinh bị lạc trong rừng

Phim việt

11:07:28 19/12/2024
Trong Không thời gian tập 15, Trung tá Đại cùng đồng đội hết sức khẩn trương tìm kiếm một nhóm học sinh đi rừng bị lạc.
Xuất hiện mô hình Black Myth: Wukong có giá hơn "100 củ"... muốn sở hữu phải đặt trước hơn 1 năm?

Xuất hiện mô hình Black Myth: Wukong có giá hơn "100 củ"... muốn sở hữu phải đặt trước hơn 1 năm?

Mọt game

11:05:32 19/12/2024
Đó chính là câu chuyện được cộng đồng game thủ bàn tán xôn xao gần đây. Được biết, bức tượng mô hình The Destined One do Black Myth: Wukong và Queen Studios hợp tác sản xuất cuối cùng đã được bán trước.
Tân binh gây choáng với nửa showbiz góp mặt trong MV đầu tay, tlinh vừa xuất hiện là giật luôn spotlight!

Tân binh gây choáng với nửa showbiz góp mặt trong MV đầu tay, tlinh vừa xuất hiện là giật luôn spotlight!

Nhạc việt

11:04:30 19/12/2024
Tối 18/12, Thể Thiên chính thức ra mắt MV đầu tay SAIGONTEY - track thứ 2 trong album Trần Thế kết hợp với tlinh.
Hyun Bin bất ngờ gửi tâm thư đến vợ và con trai

Hyun Bin bất ngờ gửi tâm thư đến vợ và con trai

Sao châu á

10:58:58 19/12/2024
Hyun Bin đã có những chia sẻ về cuộc sống gia đình bên bà xã Son Ye Jin và con trai đầu lòng. Những lời chia sẻ của Hyun Bin tới Son Ye Jin và con trai đốn tim công chúng.
Màn tái hợp khó hiểu của Diệp Lâm Anh và chồng cũ: Hương Giang có hành động chẳng ngờ, 1 sao nam Vbiz bị ném đá không thương tiếc

Màn tái hợp khó hiểu của Diệp Lâm Anh và chồng cũ: Hương Giang có hành động chẳng ngờ, 1 sao nam Vbiz bị ném đá không thương tiếc

Sao việt

10:55:47 19/12/2024
Hương Giang có hành động khó lường trước là tự tay tác nghiệp quay lại thước phim dở khóc dở cười của Diệp Lâm Anh và chồng cũ.
Đây là cuộc sống tối giản "chuẩn chỉnh" cho phụ nữ trung niên: Tiết kiệm tiền, giữ nhà sạch và tập thể dục

Đây là cuộc sống tối giản "chuẩn chỉnh" cho phụ nữ trung niên: Tiết kiệm tiền, giữ nhà sạch và tập thể dục

Sáng tạo

10:47:05 19/12/2024
Tiết kiệm được tiền, giữ nhà sạch và tập thể dục đã trở thành 3 điểm chính trong lối sống tối giản của người trung niên, theo đuổi sự cân bằng bên trong và bên ngoài một cách đơn giản nhất.
Áo dài cách tân, góc nhìn mới về người phụ nữ hiện đại, thành đạt

Áo dài cách tân, góc nhìn mới về người phụ nữ hiện đại, thành đạt

Thời trang

10:40:07 19/12/2024
Vượt xa khỏi những hình dung thông thường về tà áo dài, những thiết kế áo dài cách tân mùa Tết Ất Tỵ năm nay mang đến góc nhìn tươi mới đầy bản sắc về những người phụ nữ hiện đại và thành đạt.
Tảng băng trôi lớn nhất thế giới lại bắt đầu di chuyển

Tảng băng trôi lớn nhất thế giới lại bắt đầu di chuyển

Lạ vui

10:36:29 19/12/2024
Tảng băng trôi lớn nhất thế giới A23a đã thoát khỏi vị trí mắc kẹt và bắt đầu hành trình mới qua Nam Đại Dương, theo thông tin từ Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS).
Bé trai Đồng Nai nguy kịch vì vi khuẩn 'tử thần 24h'

Bé trai Đồng Nai nguy kịch vì vi khuẩn 'tử thần 24h'

Sức khỏe

10:17:56 19/12/2024
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, bệnh nhi 12 tuổi chưa được tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần não mô cầu. Trẻ khởi phát bệnh ngày 4/12 với các triệu chứng sốt, nôn ói, đau ngực, khó thở và đi ngoài nhiều lần.