Ấn Độ ghi nhận đợt nắng nóng kỷ lục đầu tiên trong năm 2020
Hôm nay (26/5), đợt nắng nóng diện rộng tại Ấn Độ lên tới đỉnh điểm với mức nhiệt đo được là 47,5 độ C.
Cơ quan Khí tượng Ấn Độ đã phải ra cảnh báo màu Đỏ về nhiệt độ, khuyến cáo người dân không nên ra đường trong ngày, đề phòng hiện tượng sốc nhiệt do mất nước, đặc biệt chú ý tới sức khỏe.
Một người đàn ông đạp xe giữa nắng nóng tại trung tâm New Delhi. Ảnh: ANI
Các bang miền Tây Bắc và Trung Ấn Độ như Haryana, Chandigarh, Delhi, Rajasthan, Uttar Pradesh, và Madhya Pradesh đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục đầu tiên trong năm 2020. Theo Cơ quan Khí tượng Ấn Độ, đỉnh điểm của đợt nắng nóng này rơi vào hai ngày 26 và 27/5, với mức nhiệt chung dao động khoảng trong khoảng 42 – 45 độ C.
Trong đó, mức nhiệt kỷ lục đã được ghi nhận tại quận Churu của bang Rajasthan hôm thứ Hai (25/5) là 47,5 độ C. Nắng nóng sẽ chỉ hạ nhiệt vào ngày 29/5, và đi xuống vào cuối tuần. Mức nhiệt cao kéo dài sau nhiều ngày đang ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng chục triệu người dân Ấn Độ.
Amarinder Singh, một người dân tại bang Amritsar nói: “Trời quá nóng, nóng khắc nghiệt. Dịch Covid-19 buộc chúng tôi phải ở trong nhà, giờ thì là đợt nắng nóng này lại khiến chúng tôi không thể ra ngoài. Trời nắng nóng thế này còn kéo dài, nhiệt độ sẽ còn tăng nữa, chắc phải trên 44 độ”.
Video đang HOT
Nhiệt độ cao kỷ lục những ngày qua buộc Cơ quan Khí tượng Ấn Độ phải phát cảnh báo Đỏ về nắng nóng tại các bang như New Delhi, Haryana, Punjab, Chandigarh và Rajasthan trong 2 ngày qua. Nhà chức trách khuyến cáo người dân cần chú ý chăm sóc những đối tượng nhạy cảm với thời tiết như người già, trẻ sơ sinh, người mắc bệnh mãn tính.
Trong thang cảnh báo về nhiệt độ tại Ấn Độ, màu Đỏ cũng đồng nghĩa nguy cơ cao xảy ra các hiện tượng ốm do mất nước và sốc nhiệt ở con người. Nắng nóng kỷ lục rơi đúng vào thời điểm Ấn Độ đang thực thi lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ 4 nhằm ngăn chặn dịch Covid-19. Nhiệt độ cao khiến lực lượng đảm bảo an ninh rất vất vả thực thi công vụ.
Rakesh Kumar, một nhân viên cảnh sát nói: “Rất khó hoàn thành công việc tốt với thời tiết khô cháy như thế này. Tuy nhiên, vào thời gian này chúng tôi vẫn được phân công các nhiệm vụ đặc biệt. Chúng tôi đã chuẩn bị lều tạm cho cảnh sát và quân đội làm nhiệm vụ trong thành phố. Chúng tôi cũng phát cho họ nước uống để tránh bị mất nước”.
Tại bang Maharashtra – một trong những bang chịu ảnh hưởng của nắng nóng, tới thời điểm này may mắn vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào phải nhập viện vì sốc nhiệt. Năm ngoái, các cơ sở y tế của bang này từng phải chữa trị cho 568 ca sốc nhiệt, trong đó, 9 người đã tử vong.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng, hiện tượng nắng nóng hiện tại sẽ suy giảm vào ngày 28-29 tới do ảnh hưởng của một nhiễu động tại phía Tây của Ấn Độ, đồng thời sẽ xuất hiện các hiện tượng giông lốc và bão cát sau đó.
Ivanka Trump gây tranh cãi khi bình luận về người nghèo Ấn Độ
Ivanka gây tranh cãi khi bình luận về một thiếu nữ Ấn Độ đạp xe 1.200 km để chở người cha bị thương về quê giữa lệnh phong tỏa.
"Jyoti Kumari, 15 tuổi, chở người cha bị thương về quê làng bằng xe đạp, đi hơn 1.200 km trong 7 ngày. Sức bền và tình yêu thương cao đẹp đã nhận được sự quan tâm từ người dân Ấn Độ và liên đoàn đạp xe", ái nữ của Tổng thống Mỹ, Ivanka Trump, viết trên Twitter hôm 22/5.
Truyền thông địa phương đưa tin liên đoàn xe đạp Ấn Độ rất ấn tượng trước sức bền của Kumari, đã gửi lời mời thử tài tới thiếu nữ này và nói cô có thể trở thành một tay đua xe đạp. Tuy nhiên, một số chính trị gia đối lập cũng như một số nhà phê bình ở quốc gia 1,3 tỷ dân cho rằng hành trình tuyệt vọng về quê vì giao thông bị đình trệ giữa lệnh phong tỏa toàn quốc không phải là điều đáng mừng.
"Sự nghèo đói và tuyệt vọng của cô ấy được tôn vinh như thể Kumari đã đạp xe 1.200 km cho vui vậy. Chính phủ đã không làm được gì cho cô bé và điều đó không đáng được ngợi ca như một thành tựu", Omar Abdullah, cựu thủ hiến bang Jammu và Kashmir, hôm nay đáp trả dòng tweet của Ivanka.
Ivanka Trump tại Nhà Trắng, thủ đô Washington, Mỹ, hôm 28/4. Ảnh: Reuters.
"Đây không phải là một thành tích. Đó là kỳ tích được thúc đẩy bởi sự tuyệt vọng bắt nguồn từ sự thờ ơ của chính phủ", Kanti Chidambaram, nghị sĩ phe đối lập tại Ấn Độ, viết về hành trình của Kumari.
Bố của Kumari, Mohan Paswan, làm nghề lái xe kéo ở miền bắc Ấn Độ, không thể tự đạp xe vì một tai nạn ông gặp phải nhiều tháng trước. Hết lương thực và tiền mặt, con gái đã quyết định chở ông về quê nhà ở bang Bihar, phía đông đất nước, cách thủ đô New Delhi khoảng 1.200 km.
"Lúc đầu, tôi hoài nghi vì con bé mới 15 tuổi, nhưng tôi đã nhầm", ông Paswan kể qua điện thoại. "Con bé yêu cầu tôi ngồi lên xe đạp và đừng chú ý mọi người nói gì". Cha con họ sống sót nhờ bánh quy và thức ăn mà mọi người cho trong những lần dừng chân nghỉ giữa mùa hè bỏng rát của Ấn Độ.
Kumari cho hay cô bé rất vui mừng vì đã đưa được bố về nhà an toàn. Thiếu nữ cũng nói cô cảm thấy vui trước những gì mà mọi người nhìn nhận, ở mọi góc độ.
Các chuyên gia y tế cho rằng việc phong tỏa toàn quốc đã giúp Ấn Độ hạn chế sự lây lan của Covid-19, nhưng nó đã đẩy hàng triệu người ở Ấn Độ đến bờ vực của nghèo đói. Sau nhiều tuần vấp phải những chỉ trích và nhiều câu chuyện hé lộ cuộc sống khốn khó của người lao động, chính phủ Ấn Độ đã cho phép tàu và xe buýt hoạt động để tạo điều kiện cho lao động di cư về quê nhà.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc hồi tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 5,3 triệu ca nhiễm, hơn 340.000 người chết và gần 2,2 triệu trường hợp hồi phục. Ấn Độ ghi nhận hơn 125.000 ca nhiễm và hơn 3.700 ca tử vong.
Dịch Covid-19: Những người tự cách ly 14 ngày trên cây vì nhà quá chật Trở về làng từ vùng dịch Covid-19, một số người dân Ấn Độ quyết định tự cách ly 14 ngày ở trên cây vì nhà quá chật, không có phòng riêng để đảm bảo an toàn cho gia đình và hàng xóm láng giềng. Người dân tự cách ly trên cây vì nhà chật trong bối cảnh chính phủ Ấn Độ đang gồng...