Ấn Độ ghi nhận 26 trường hợp nghi bị đông máu sau tiêm vaccine của AstraZeneca
Ngày 17/5, Bô Y tê Ân Đô thông báo đã ghi nhân 26 trương hơp nghi bị rôi loạn đông máu sau khi tiêm vaccine ngưa COVID-19 của AstraZeneca. Tuy nhiên, bộ này nhấn mạnh đây là tỷ lê rủi ro “rât nhỏ” xét trên tổng số 164 triêu liêu vaccine đã đươc tiêm.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong chương trình tập huấn tiêm chủng tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 2/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ủy ban Đánh giá các tác dụng phụ của dươc phâm của Ấn Độ đã xem xét 498 trường hợp găp các tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm, trong đó có 26 trương hơp có nguy cơ hình thành cục máu đông trong cơ thê. Bô trên cho biêt tỷ lê măc tác dụng phụ này sau khi tiêm tại Ân Đô là khoảng 0,61/1 triêu liêu, thâp hơn nhiêu so vơi mưc 4/1 triêu liêu ơ Anh và 10/1 triêu liêu ơ Đưc.
Bô trên kêt luân sô trương hơp bị xuât huyêt và đông máu sau khi tiêm vaccine ơ Ân Đô là rât nhỏ và tương ưng vơi con sô ươc tính. Vaccine của AstraZeneca tiêp tục mang lại lơi ích tích cưc nhât định, giúp ngăn chăn lây nhiêm virus SARS-CoV-2 và giảm sô ca tư vong do COVID-19.
Đôi vơi vaccine Covaxin do Ân Đô sản xuât, ủy ban trên không phát hiên trương hơp nào bị đông máu sau khi tiêm. Hiên đã có gân 19 triêu liêu vaccine loại này đươc tiêm tại Ân Đô.
Cùng ngày, môt sô nguôn tin Chính phủ Hàn Quôc cho biêt Các Lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc (USFK) đã đê nghị trích môt phân vaccine ngưa COVID-19 hỗ trợ chính phủ sơ tại giải quyêt tình trạng thiêu hụt vaccine hiên nay.
Theo các nguôn tin trên, mới đây, USFK đã ngỏ ý hô trơ khoảng 13.000 liêu vaccine của Johnson & Johnson (J&J). Hiện giơi chưc quôc phòng và y tê Hàn Quôc đang thảo luân vê cách thưc sư dụng sô vaccine này cũng như các chi tiêt khác.
Môt quan chưc thuôc Bô Quôc phòng Hàn Quôc cho biêt nươc này đang thảo luân vơi Mỹ vê các cách thưc hơp tác vê vân đê trên. Trong khi đó, người phát ngôn USFK, Đại tá Lee Peters cho biêt USFK tiêp tục phôi hơp chặt chẽ với Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc và Bộ Quốc phòng nươc này về việc sử dụng vaccine ngưa COVID-19 đã được Cơ quan Quản lý thưc phâm và dươc phâm câp phép.
Tháng 3 vừa qua, USFK đã bắt đầu triên khai tiêm vaccine của J&J và Moderna cho các binh sĩ của mình. Tơi nay, đã có khoảng 70% binh sĩ thuôc USFK đã được tiêm chủng.
Trươc đó cùng ngày, chủ trì cuộc họp đội ngũ cố vấn Phủ Tổng thống, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bô sẽ coi chuyến thăm Mỹ trong tuần này là cơ hội để đẩy mạnh hợp tác về sản xuất và cung cấp vaccine ngưa COVID-19, đưa Hàn Quốc trở thành trung tâm toàn cầu về sản xuất vaccine.
Dư kiên, Tông thông Moon Jae-in sẽ có cuôc hội đàm với người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại Washington vào ngày 21/5 tơi. Một trong những nội dung nghị sự là đẩy mạnh hợp tác song phương về vaccine ngưa COVID-19. Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận cụ thể về việc giải quyết cung cầu vaccine thông qua một “hiệp định hoán đổi vaccine”, hay vấn đề chuyển giao công nghệ để sản xuất loại vaccine này tại Hàn Quốc.
COVID-19 tới 6h sáng 9/4: Ấn Độ có ca mắc mới cao nhất thế giới; Vaccine AstraZeneca gây đông máu hy hữu
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 714.000 ca bệnh COVID-19 và trên 13.300 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 134 triệu ca, trong đó trên 2,91 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ (131.802 ca), Brazil (82.826 ca) và Mỹ (trên 75.800 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Brazil (3.928 ca), Mỹ (951 ca) và Ấn Độ (802 ca).
Tính về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch, quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 573.789 ca tử vong trong tổng số 31,7 triệu ca nhiễm. Tiếp đó là Brazil với 345.025 ca tử vong trong số 13,2 triệu ca bệnh. Ấn Độ đứng thứ 3 với 167.794 ca tử vong trong số trên 13 triệu bệnh nhân.
WHO xác nhận mối liên hệ giữa vaccine AstraZeneca và đông máu hy hữu
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho người dân tại Lisbon, Bồ Đào Nha ngày 27/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Các chuyên gia về vaccine phòng bệnh COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng có mối liên hệ giữa việc tiêm vaccine AstraZeneca với tình trạng đông máu (huyết khối), dù rất hiện tượng này là rất hy hữu và đòi hỏi có các nghiên cứu sâu hơn để khẳng định vấn đề này.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo rằng tình trạng đông máu sẽ được lưu ý như một tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca dù "rất hiếm xảy ra". Tuy nhiên, lợi ích của việc tiêm chủng vẫn cao hơn rất nhiều so với những nguy cơ hy hữu này.
Italy ưu tiên tiêm vaccine AstraZeneca cho người cao tuổi
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Moderna tại Maira Valley, Italy, ngày 13/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 8/4, Bộ Y tế Italy khuyến nghị chỉ tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca với những người trên 60 tuổi, nhưng tiếp tục triển khai tiêm liều thứ 2 với những trường hợp đã tiêm liều đầu tiên.
Bộ Y tế Italy đã gửi thông báo tới các vùng, các tổ chức và hiệp hội, trong đó khẳng định rằng trên cơ sở những bằng chứng cho thấy nguy cơ thấp xảy ra phản ứng đông máu ở người cao tuổi. Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo chỉ tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca với những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, những trường hợp đã tiêm liều đầu tiên vẫn có thể tiếp tục tiêm liều thứ 2.
Anh trấn an người dân về độ an toàn vaccine của AstraZeneca
Video đang HOT
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại điểm tiêm phòng ở London, Anh ngày 23/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 8/4, Anh đã trấn an người dân về độ an toàn của chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 sau khi quyết định cho phép người tiêm lựa chọn vaccine thay thế cho vaccine của hãng AstraZeneca.
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock đã kêu gọi người dân tiếp tục tiêm chủng, một ngày sau khi các cơ quan quản lý dược phẩm Anh cho biết vaccine do Anh và Thụy Điển hợp tác phát triển này có liên quan đến 79 trường hợp xuất hiện tình trạng đông máu hiếm gặp và 19 ca tử vong sau khi tiêm. Tuy nhiên, những người dưới 30 tuổi sẽ được lựa chọn vaccine thay thế loại của AstraZeneca. Kể từ đầu tháng 12/2020 đến nay, Anh đã phân phối được hơn 20 triệu liều vaccine của AstraZeneca.
Bộ trưởng Hancock cho biết các tác dụng phụ nghiêm trọng là "cực kỳ hiếm gặp", đồng thời nhấn mạnh cả 3 loại vaccine mà Anh đang sử dụng hiện nay đều "an toàn với mọi lứa tuổi". Ngoài vaccine của hãng AstraZeneca, Anh đang cấp phép lưu hành cho vaccine của hãng Pfizer và Moderna.
Hàn Quốc tạm dừng tiêm vaccine của hãng AstraZeneca
Cảnh vắng vẻ tại một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Gwangju, Hàn Quốc, ngày 8/4/2021 trong bối cảnh nhà chức trách quyết định ngừng chương trình tiêm chủng vaccine AstraZeneca cho những người dưới 60 tuổi. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định hoãn lịch tiêm vaccine của hãng dược AstraZeneca (Anh/Thụy Điển) vốn dự kiến bắt đầu từ ngày 8/4 cho đối tượng là nhân viên làm việc tại các trường dành cho trẻ khuyết tật, nhân viên phòng y tế, điều dưỡng trường mẫu giáo, cấp I và cấp II. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng tạm dừng việc tiêm vaccine này cho người dưới 60 tuổi.
Quyết định trên được đưa ra nhằm theo dõi kết quả điều tra của Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) về mối liên hệ giữa việc tiêm vaccine và biến chứng gây cục máu đông ở một số trường hợp được báo cáo gần đây. Nhóm dự kiến sẽ đưa ra kết luận việc có nối lại tiêm chủng của hãng dược này hay không vào cuối tuần.
Trong cuộc họp ngày 8/4, Thủ tướng Chung Sye-kyun đã chỉ thị Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) thận trọng xem xét đánh giá của cộng đồng quốc tế về tính an toàn của vaccine nhằm đưa ra kết luận khoa học và công bố kết quả một cách minh bạch.
Châu Âu
Ba Lan ghi nhận số ca tử vong cao nhất
Nhân viên y tế làm việc tại một bệnh viện điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở Warsaw, Ba Lan ngày 1/3/2021. Ảnh: PAP/TTXVN
Bộ Y tế Ba Lan ngày 8/4 cho biết nước này có thêm 27.887 ca nhiễm mới và 954 người tử vong do COVID-19. Đây là ngày Ba Lan ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này.
Theo giới chức y tế Ba Lan, số ca nhiễm mới tại nước này đã giảm 20%, song dịch bệnh vẫn rất nghiêm trọng. Công tác y tế đang tập trung vào việc điều chuyển bệnh nhân, nhất là tại những nơi có số lượng nhiễm bệnh cao như Silesia. Kể từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên ở Ba Lan, tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 tại nước này đến nay đã lên tới gần 2,5 triệu người, bao gồm 56.659 ca tử vong.
Hungary lên kế hoạch tiêm cho 40% dân số vào cuối tháng này
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Budapest, Hungary, ngày 5/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Hungary dự kiến sẽ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 4 triệu trong số 10 triệu dân vào cuối tháng 4 này, đồng thời nới lỏng hơn nữa các biện pháp phong tỏa trong 5-6 ngày tới khi 3 triệu người dân đã được chủng ngừa. Theo Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary, tính đến ngày 8/4, ít nhất 2,6 triệu người ở nước này đã được tiêm ít nhất 1 liều.
Hungary đã bắt đầu mở cửa dần dần các cửa hàng và dịch vụ từ ngày 7/4 sau khi chủng ngừa cho 25% dân số, ngay cả khi giới chức y tế nước này cảnh báo việc mở cửa trở lại này là quá sớm khi làn sóng dịch bệnh thứ 3 còn lâu nữa mới kết thúc.
Trước bối cảnh sẽ tổ chức bầu cử vào năm 2022 và hy vọng tránh được một năm suy thoái kinh tế nữa, Chính phủ Hungary đang mở cửa nền kinh tế sau khi đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19. Hungary là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng tính trên đầu người cao nhất ở Liên minh châu Âu (EU) và nhập khẩu số lượng vaccine tính trên đầu người lớn nhất EU.
Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận số ca mắc mới cao nhất kể từ đầu dịch
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã ghi nhận 55.941 ca mắc mới, mức cao nhất theo ngày kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại nước này cách đây hơn 1 năm, trong đó có 258 ca tử vong.
Những thống kê trên cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang phải hứng chịu làn sóng dịch thứ ba. Số ca lây nhiễm mới tăng nhanh buộc các nhà chức trách nước này thắt chặt biện pháp phòng dịch vốn được nới lỏng hồi đầu tháng 3. Phần lớn các khu vực tại Thổ Nhĩ Kỳ đều nằm trong vùng có nguy cơ lây nhiễm cao, gồm cả thủ đô Ankara và thành phố Istanbul.
Theo kế hoạch, chính phủ sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm vào cuối tuần tại các thành phố có nguy cơ lây nhiễm cao trong thời gian diễn ra lễ Ramadan của người Hồi giáo, từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5. Trong thời gian này, các nhà hàng chỉ được phép mở cửa phục vụ đồ mang về hoặc giao hàng tận nhà.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hy vọng các biện pháp siết chặt sẽ giúp ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Cho tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Thổ Nhĩ Kỳ là 3.689.866 ca, trong số này 33.201 ca tử vong.
Châu Á
Nhật Bản ngày thứ hai có trên 3.000 ca mắc mới
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản ngày 1/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 8/4, Nhật Bản ghi nhận hơn 3.000 ca nhiễm mới. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm mới vượt con số 3.000 ca.
Chính quyền thành phố Osaka xác nhận 905 trường hợp nhiễm mới, mức cao nhất ghi nhận ngày thứ ba liên tiếp, trong bối địa phương này đã được đặt trong tình trạng khẩn cấp về y tế.
Do số ca nhiễm mới nhanh chóng tăng trở lại ở nhiều địa phương, không chỉ trong và xung quanh Osaka và Tokyo, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc mở rộng các khu vực áp đặt tình trạng khẩn cấp, qua đó cho phép chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp chống dịch.
Dịch bệnh tại Trung Đông diễn biến phức tạp
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho hành khách tại sân bay Ben Gurion, gần Tel Aviv, Israel ngày 6/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Israel, dù có tới 5,29 triệu người tương đương gần 57% dân số đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19, nhà nước Do Thái này vẫn ghi nhận 270 ca mới và 13 ca tử vong. Tổng số ca mắc hiện là 835.486 ca, trong đó có 6.279 ca tử vong.
Bộ Y tế Iraq cho hay đã ghi nhận 7.817 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 903.439 ca. Bộ trên còn ghi nhận thêm 34 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên 14.606 ca.
Trong khi đó, Bộ Y tế Iran ngày 8/4 cho biết tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại nước này đã vượt con số 2 triệu ca, sau khi ghi nhận thêm 22.586 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Chính phủ Iran đã lên kế hoạch siết chặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Giới chức y tế Iran đã kêu gọi người dân nước này ở trong nhà, tránh các chuyến đi không cần thiết. Theo giới chức y tế, số ca nhiễm tăng trong thời gian gần đây ở nước này là do hàng triệu người không tuân thủ các biện pháp phòng dịch, cũng như không thực hiện giãn cách xã hội theo hướng dẫn trong kỳ nghỉ Năm mới theo lịch Iran kéo dài 2 tuần từ ngày 20/3.
Ấn Độ ghi nhận 131.802 ca nhiễm mới
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ ngày 4/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ cho biết trong 24 giờ qua nước này đã ghi nhận 131.802 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia Nam Á này, đồng thời là số ca nhiễm mới hằng ngày cao nhất thế giới.
Tính đến nay Ấn Độ đã ghi nhận tổng cộng trên 13 triệu ca nhiễm, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Brazil.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Ấn Độ đến nay là 167.694 ca. Bang Maharashtra vẫn là điểm nóng của dịch COVID-19 tại Ấn Độ khi địa phương này tập trung gần 50% tổng số ca nhiễm mới trên cả nước ghi nhận trong 24 giờ qua. Trong khi đó, thủ đô Delhi cũng ghi nhận mức tăng theo ngày lớn nhất trong năm nay với 5.506 ca nhiễm mới. Theo giới chức nước Ấn Độ, số ca nhiễm mới tăng mạnh trong thời gian gần đây là do người dân lơ là thực hiện các biện pháp phòng dịch như không đeo khẩu trang, và không thực hiện giãn cách xã hội, trong khi các cửa hàng và văn phòng mở cửa trở lại.
Số ca nhiễm mới tăng trở lại tại Hàn Quốc
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Hwaseong, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, ngày 31/3/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (KDCD) ngày 8/4 cho biết Hàn Quốc ghi nhận 700 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Đây là số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất ghi nhận tại Hàn Quốc kể từ đầu tháng 1/2021.
Tại cuộc họp cùng ngày, Thủ tướng Chung Sye-kyun cảnh báo làn sóng dịch bệnh mới có thể phá vỡ chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại nước này vốn đang bị trì trệ do chương trình phân phối vaccine COVAX đang gặp khó khăn trong việc giao vaccine đúng thời hạn.
Hàn Quốc đến nay ghi nhận 107.598 ca nhiễm SARS-CoV-2, bao gồm 1.758 ca tử vong do COVID-19. Từ tháng 2/2021 đến nay, hơn 1 triệu người Hàn Quốc đã đươc tiêm chủng mũi đầu tiên vaccine ngừa COVID-19.
Châu Mỹ
Argentina siết chặt biện pháp đối phó với làn sóng thứ hai
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Buenos Aires, Argentina, ngày 5/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Argentina Alberto Fernandez đã công bố quyết định siết chặt các biện pháp đối phó với đại dịch COVID-19 trong thời gian từ nay cho tới hết tháng trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn trong những tuần vừa qua tại quốc gia Nam Mỹ này.
Chính phủ Argentina quyết định áp đặt lệnh giới nghiêm từ 0h đến 6h sáng hằng ngày và chỉ những người làm việc trong những lĩnh vực thiết yếu có giấy phép mới được di chuyển trong thời gian này. Tất cả các cửa hàng kinh doanh sẽ bắt buộc phải đóng cửa trước 23h. Sắc lệnh mới sẽ có hiệu lực tại toàn bộ khu vực thủ đô Buenos Aires và các vùng lân cận cũng như các địa phương có số ca mắc COVID-19 tăng cao.
Cùng ngày, Tổng thống Fernandez cũng ra lệnh kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng tại khu vực thủ đô và vùng lân cận.
Các số liệu y tế cho thấy trong tuần vừa qua, số ca nhiễm mới đã tăng 36% trên cả nước và 53% trong khu vực thủ đô Buenos Aires cùng vùng phụ cận khi quốc gia Nam Mỹ này đang phải đối mặt với làn sóng thứ hai của COVID-19.
Trong những tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 mới tại Argentina có dấu hiệu gia tăng với mức trung bình trên 10.000 ca/ngày và thậm chí có những ngày lên tới hơn 20.000 ca/ngày sau một thời gian tạm lắng. Đến nay, nước này đã ghi nhận trên 2,47 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có trên 57.100 trường hợp tử vong.
Tổng thống Brazil khẳng định không ban bố lệnh phong tỏa
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Sao Paulo, Brazil, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Dù tình hình dịch bệnh diễn biến xấu nhưng Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nhấn mạnh sẽ không áp đặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, trong đó có biện pháp phong tỏa toàn quốc.
Tổng thống Bolsonaro tái khẳng định việc phong tỏa gây thiệt hại cho nền kinh tế và ông sẽ không chấp nhận các biện pháp hạn chế ra ngoài hay đóng cửa tất cả cơ sở kinh doanh.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Viện nghiên cứu Fiocruz của Brazil khuyến cáo chính phủ nên thực hiện phong tỏa toàn quốc nhằm giảm thiểu số ca mắc và số ca tử vong. Cơ quan này cho hay các khu điều trị tích cực ở các bệnh viện tại 24 trên tổng số 27 bang của nước này đang bị quả tải do số người nhập viện tăng cao. Hiện Brazil đứng thứ hai thế giới cả về số ca mắc và tử vong, sau Mỹ, cụ thể là trên13,2 triệu bệnh nhân, trong đó trên 345.000 người đã tử vong.
Canada: Tỉnh Ontario thực hiện lệnh phong tỏa
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi đi trên đường phố ở Vancouver, British Columbia, Canada, ngày 1/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Chính quyền tỉnh bang Ontario, địa phương đông dân nhất đồng thời là trung tâm kinh tế của Canada, buộc phải thực hiện biện pháp phong tỏa trong 4 tuần để kiểm soát dịch COVID-19. Theo biện pháp mới, người dân phải ở trong nhà trong khi các cửa hàng bán lẻ, trừ hiệu thuốc và cửa hàng bán đồ thiết yếu, phải đóng cửa. Lệnh phong tỏa này sẽ có hiệu lực từ ngày 8/4 đến hết tháng.
Ontario hiện cũng là tỉnh bang chịu ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nặng nề nhất tại Canada. Riêng trong ngày 7/4, tỉnh này đã ghi nhận hơn 3.200 ca mắc mới, chiếm gần 75% số ca mắc mới trên cả nước và đa số là nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Theo giới chức, dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu là do người dân phớt lờ cảnh báo phòng dịch, vẫn di chuyển nhiều trong đợt nghỉ lễ Phục sinh.
Mỹ: Bang Michigan chật vật với số ca mắc mới và nhập viện tăng cao
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Mỹ ngày 10/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chức y tế bang Michigan quan ngại tình trạng số ca mắc mới COVID-19 gia tăng tại bang miền Bắc này bất chấp chương trình tiêm chủng được triển khai mạnh mẽ.
Theo bà Joneigh Khaldun, Giám đốc điều hành Y tế bang Michigan, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện tăng cao và người dân cần chủ động phòng ngừa để hỗ trợ lực lượng chức năng giảm số ca mắc mới.
Tuần trước, Michigan ghi nhận số ca nhiễm mới và tỷ lệ nhập viện trên mỗi 100.000 dân ở mức cao nhất nước Mỹ. Ngày 5/4, Michigan đã ghi nhận thêm 11.082 ca mắc mới, cao hơn mức đỉnh 10.140 ca hồi tháng 11 năm ngoái. Tổng số ca mắc tại bang này cho tới nay là 795.492 ca. Các chuyên gia y tế cho rằng tình trạng là do người dân di chuyển nhiều trong đợt nghỉ lễ mùa Xuân.
Romania gia hạn tình trạng khẩn cấp Phóng viên TTXVN tại khu vực Trung và Đông Âu dẫn đài phát thanh quôc tê Romania cho biết chính phủ nươc này đã quyêt định gia hạn tình trạng khân câp trên toàn quốc thêm 30 ngày, bắt đầu từ ngày 13/5 tơi. Nhân viên y tế tiêm vaccine cho người dân tại Bucharest, Romania, ngày 29/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN Tuy nhiên, theo...