Ấn Độ: Dùng phân bò để chữa rắn cắn và kết cục thảm thương
Người phụ nữ 35 tuổi thiệt mạng khi được chữa trị rắn cắn theo biện pháp dân gian tại một ngôi làng hẻo lánh ở Ấn Độ.
Người phụ nữ chết vì ngạt thở trong đống phân bò.
Theo Mirror, nạn nhân Devendri đang đi lấy củi để nấu ăn thì bị rắn vào tay. Người phụ nữ 35 tuổi nói với người chồng tên Mukesh.
Người chồng quyết định nhờ sự giúp đỡ của một người có biệt tài thôi miên rắn tên Murarey. Người này yêu cầu dùng phân bò phủ kín cơ thể Devendri để hút nọc độc.
Người dân làng hiếu kì đã tụ tập bên ngoài nhà hai vợ chồng, tận mắt chứng kiến cảnh Mukesh phủ phân bò khắp người Devendri. Nhưng mọi chuyện không diễn ra theo ý muốn. Sau 75 phút, Devendri tử vong vì ngạt thở.
Video đang HOT
Devendri qua đời để người chồng một mình nuôi 5 đứa con.
Người chồng Mukesh nói: “Vợ tôi ra ngoài kiếm củi về nhóm lửa và bị rắn cắn. chúng tôi đã thử nhiều biện pháp để lấy nọc độc như dùng bột nghiền, cột chặt dây thừng quanh tay nhưng vẫn không thấy hiệu quả”.
“Muraray khuyên dùng phân bò phủ kín người để hút độc và chúng tôi nghĩ cách này sẽ có tác dụng. Nhưng không ngờ rằng cô ấy lại ra đi như vậy”, người chồng nói thêm.
Người chồng trát phân bò lên khắp người vợ với hy vọng hút nọc độc rắn.
Trong khi đó, Murarey nói: “Tôi khá nổi tiếng trong làng với khả năng trị các vết thương do động vật cắn. Tôi nghĩ con rắn cắn Devendri là một con rắn hổ mang và phân bò sẽ hút được độc của nó. Nhưng Devendri có thể đã chết vì ngạt thở”.
Sau cái chết của Devendri, Mukesh phải một mình nuôi dạy 5 đứa con nhỏ. Sỹ quan cảnh sát Anand Veer nói: “Chúng tôi vẫn chưa có thông tin gì về vụ tai nạn này. Không ai báo với chúng tôi và cũng chưa có đơn khiếu nại nào được gửi đến”.
Theo Danviet
Ấn Độ: Gọi chuyên gia đến bắt hổ mang chúa, không ngờ mất mạng người
Một người đàn ông 45 tuổi chết vì nọc độc rắn hổ mang trong khi ông ta đang cố bắt con rắn tại một công trường xây dựng ở Ấn Độ.
Hổ mang chúa là một trong những loài rắn độc nhất thế giới.
Theo India Times, người đàn ông tên Maharajan tự nhận mình là chuyên gia bắt rắn và thường để lại số điện thoại cho người dân liên hệ.
Vậy nên khi một con rắn hổ mang xuất hiện trong công trường xây dựng thì người ta đã gọi người đàn ông 45 tuổi đến giải cứu.
Tuy nhiên, trong khi cố gắng bắt con rắn, Maharajan bị nó cắn hai lần và qua đời khi đang trên đường đến bệnh viện. Nguồn tin từ chính quyền địa phương khẳng định Maharajan không có giấy tờ chứng nhận hành nghề cũng như chưa từng được đào tạo về chuyên môn.
Rajesh Kumar, nhân viên chuyên giải cứu động vật hoang dã nói: "Ông ấy cho người dân địa phương số điện thoại liên lạc. Vậy nên họ đã gọi ông ấy đến vào hôm 1.4 vừa qua".
Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến cho chuyên gia bắt rắn bỏ mạng. Ảnh minh họa.
"Maharajan bị rắn cắn vào cả hai tay khi cố gắng nhét nó vào trong một cái hộp. Người đàn ông sau đó cảm thấy khó thở và được đưa đến bệnh viện nhưng không kịp", Rajesh nói thêm.
Cảnh sát Ấn Độ cũng xác nhận rằng Maharajan chết vì nọc độc hổ mang chúa. "Có nhiều người tự nhận mình là chuyên gia bắt rắn mà không được huấn luyện bài bản. Đây là kết cục mà họ phải đối mặt. Chúng tôi kêu gọi người dân hãy gọi cảnh sát, cứu hỏa hay những người có kinh nghiệm và được huấn luyện kỹ lưỡng", Rajesh nói.
Rajesh Kumar nói con rắn cắn chết người đàn ông 45 tuổi cũng bị thương. Hiện nó đã được đưa đến gặp bác sĩ để điều trị trước khi được thả về tự nhiên.
Rahmath Ataaz, nhà tâm thần học ở trường Al Ameen cho biết: "Cách tốt nhất để bắn rắn là dùng công cụ chuyên dụng và đặc biệt không dùng tay không. Rắn là loài sinh vật rất khó lường và chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến người bắt rắn phải trả giá".
Vụ việc xảy ra chỉ vài tuần sau khi một huấn luyện viên Ấn Độ bị trăn siết cổ đến bất tỉnh và qua đời tại bệnh viện. Người đàn ông 40 tuổi này đặt con trăn quanh cổ khi diễn trò trước công chúng.
Theo Danviet
Mãng xà cổ đại khổng lồ nặng 1,5 tấn, chuyên ăn thịt cá sấu Mãng xà cổ đại Titanoboa có kích thước và trọng lượng khổng lồ đến mức chúng dễ dàng ăn thịt cá sấu trong chớp nhoáng. Theo IB Times, Titanoboa là loài rắn lớn nhất được ghi nhận từng tồn tại trên Trái đất. 60 triệu năm trước, rắn Titanoboa dài khoảng 15 mét, nặng 1,5 tấn sinh sống trong những khu rừng nhiệt...