Ấn Độ đứng đâu trên Biển Đông trước Trung Quốc?

Theo dõi VGT trên

Biển Đông là một con đường thông thương kinh tế (SLOC) và một lộ trình thương mại quan trọng của toàn cầu. Xung đột ở vùng biển này khiến mọi quốc gia châu Á lo ngại, trong đó có Ấn Độ.

Dù Ấn Độ không phải là nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng họ có một lợi ích trong Tự do Hàng hải (FON). Trung Quốc coi Biển Đông là vùng biển của họ và điều đó ảnh hưởng đến lợi ích của Ấn Độ. New Delhi đã nhiều lần nêu lên lập trường “Tự do Hàng Hải”, nhấn mạnh tính cần thiết trong việc tiếp cận không giới hạn các vùng biển quốc tế. Ấn Độ cần phải đứng lên thực hiện cam kết đã tuyên bố về tự do hàng hải và bảo vệ lợi ích của mình. Điều này bao gồm việc tăng cường hợp tác hải quân với các quốc gia ASEAN và những cường quốc khác cùng chia sẻ lợi ích của Ấn Độ trong đảm bảo các nguyên tắc ở Biển Đông.

Vậy, mối quan tâm và lợi ích chính của Ấn Độ ở Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy thế nào?

Các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia đều tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong đó Bắc Kinh đưa ra yêu sách lớn nhất, bao trùm hầu hết vùng biển bằng việc sử dụng bản đồ chín đoạn (bản đồ hình chữ U) gồm cả các ranh giới lượn sát bờ biển nước khác. Căng thẳng gần đây trong vùng biển đã thu hút sự quan tâm của toàn cầu. Nhiều người lo ngại Biển Đông sẽ trở thành một điểm nóng dẫn tới xung đột quân sự.

Tài sản thế giới

Trung Quốc luôn chối từ cách tiếp cận quốc tế trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Thay vì giải quyết bằng cơ chế đa phương, họ thiên về đàm phán mặt đối mặt với từng cá nhân mỗi quốc gia liên quan và thúc giục các nước bên ngoài không can thiệp vào tranh chấp.

Ấn Độ đứng đâu trên Biển Đông trước Trung Quốc? - Hình 1

Hải quân Ấn Độ diễn tập trên biển. Ảnh: Getty Image

Tuy nhiên, các SLOC khắp Biển Đông có tầm quan trọng sống còn với mọi quốc gia châu Á trong đó có Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ đã thừa nhận việc bảo vệ SLOC là một trong các sứ mệnh của họ. Học thuyết hàng hải của người Ấn Độ nhấn mạnh rằng “trong vị trí là quốc gia có hoạt động thương mại phụ thuộc lớn vào các tuyến đường biển, thì việc bảo vệ những SLOC là một sứ mệnh quan trọng. Những bất ổn ở Biển Đông chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý từ New Delhi khi nó ảnh hưởng đến lợi ích của Ấn Độ trong tự do hàng hải.

Ấn Độ luôn duy trì quan điểm tiếp cận không giới hạn với các vùng biển quốc tế và những SLOC chính. Họ có lợi ích quốc gia khi các SLOC ở Biển Đông được đảm bảo và ổn định cho 55% nguồn vận chuyển thương mại của Ấn Độ thông qua lộ trình này. Mối quan tâm của New Delhi trong việc duy trì hoà bình và ổn định xung quanh các SLOC được nêu rõ tại hội nghị cấp cao Ấn Độ – ASEAN tháng 12 năm trước. Khi ấy, Thủ tướng Manmohan Singh nói trong bài phát biểu khai mạc hội nghị rằng: “Cùng như mọi quốc gia hàng hải, Ấn Độ và ASEAN cần tăng cường các cam kết cho an ninh, an toàn hàng hải, cho tự do hàng hải và cho giải pháp hoà bình giải quyết tranh chấp theo quy định của luật pháp quốc tế”.

Cựu Ngoại trưởng Ấn Độ, S. M. Krishna thì khẳng định: “Biển Đông là tài sản của thế giới”. Dĩ nhiên, bình luận của ông đã vấp phải sự phản đối của Bắc Kinh. Trung Quốc luôn khăng khăng tự do hàng hải được đảm bảo ở Biển Đông, nhưng lời tuyên bố này lại mâu thuẫn với các hành động và pháp luật của Bắc Kinh khi họ coi Biển Đông là “ao nhà”.

Video đang HOT

Theo luật pháp quốc tế, giới hạn lãnh hải nằm trong phạm vi 12 hải lý. Trung Quốc yêu sách chủ quyền với hầu hết các đảo ở Biển Đông. Nghĩa là vùng biển lân cận ngoài phạm vi 12 hải lý cũng bị xem là lãnh hải của Trung Quốc. Điều 6 trong luật lãnh hải Trung Quốc năm 1992 ghi rằng: “Các tàu nước ngoài có mục đích phi quân sự được quyền qua lại vô hại thông qua lãnh hải Trung Quốc một cách phù hợp với luật pháp” và “Các tàu nước ngoài có mục đích quân sự cần có sự phê duyệt của chính phủ khi tiến vào lãnh hải Trung Quốc”. Tháng 11/2012, Trung Quốc đã phê chuẩn quy định cho phép lực lượng cảnh sát biển tiếp cận và kiểm tra các tàu mà họ coi là xâm nhập trái phép lãnh thổ của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.

Tự do hàng hải như tự do cá nhân

Động thái này bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ và gây bất ngờ trên toàn cầu vì nó liên quan tới những lộ trình nhộn nhịp ở Biển Đông. Đã có hai sự cố liên quan tới tàu Ấn Độ ở Biển Đông khi Trung Quốc gia tăng quả quyết trong tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này. Vụ đầu tiên xảy ra vào tháng 7/2011, khi tàu INS Airavat được thông báo qua radio là “đang tiến vào vùng biển Trung Quốc”. Con tàu này đang đi trên khu vực Biển Đông. Đây là tàu của hải quân Ấn Độ đã có chuyến thăm hữu nghị Việt Nam từ 19-28/7/2011. Vào ngày 22, ở khoảng cách 45 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam tại Biển Đông, tàu đã nhận được cảnh báo từ phía Trung Quốc.

Vụ việc thứ hai diễn ra tháng 6/2012, khi hải quân Trung Quốc điều tàu hộ tống một đội tàu hải quân Ấn Độ đi trên Biển Đông. Theo các thông tin thì “mặc dù các tàu Ấn Độ hoạt động ở vùng biển quốc tế, nhưng tàu khu trục Trung Quốc đã đ.ánh tiếng ‘chào mừng’ và đi theo đội tàu Ấn suốt 12h tiếp theo”. Phân tích tình hình, chuyên gia chiến lược Ấn Độ Raja Mohan giải thích: “Thông điệp từ phía Trung Quốc là, bạn đang ở lãnh hải của chúng tôi và ở đây không có ‘quyền tự do hàng hải’ với tàu quân sự”.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony tại Đối thoại Shangri-La năm 2012 đã nhấn mạnh đến việc cần tuân thủ luật pháp quốc tế. Ông khẳng định: “Giống như quyền tự do cá nhân, tính toàn diện của tự do hàng hải chỉ có thể được thực hiện khi mọi quốc gia, lớn và nhỏ, sẵn sàng tuân thủ pháp luật và các quy định đã được mọi người đồng thuận”. S.M. Krishna, ngoại trưởng Ấn Độ khi ấy cũng có cách nhìn nhận tương tự khi ông nói lên quan điểm tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). “Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải và tiếp cận nguồn tài nguyên phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Nguyên tắc ấy cần được tất cả tôn trọng. Mọi quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế để tránh xung đột. Ấn Độ sẵn sàng hợp tác với các nước Đông Nam Á để đảm bảo tự do hàng hải”.

Hải quân Ấn Độ lên kế hoạch triển khai thường kỳ ở Biển Đông để đ.ánh dấu sự hiện diện của mình. Họ cũng tăng cường tập trận với hải quân các nước Đông Nam Á trong nỗ lực thực hiện chính sách Hướng Đông. Ấn Độ và ASEAN trong tháng 12/2012 đã kỷ niệm 20 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN – Ấn Độ. Tại hội nghị cấp cao hai bên, tuyên bố tầm nhìn được thông qua đ.ánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Ấn Độ – ASEAN. Tuyên bố này khẳng định cam kết của hai bên về Tự do hàng hải. “Chúng tôi cam kết tăng cuonwgf hợp tác để đảm bảo an ninh và tự do hàng hải, an toàn trên các tuyến đường biển và dòng chảy thương mại không bị cản trở trong sự tuân thủ pháp luật quốc tế, bao gồm UNCLOS”.

Lập trường của Ấn Độ ở Biển Đông là rõ ràng: không cản trở tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế. New Delhi cần giữ vững cam kết và thực thi tuyên bố về Tự do hàng hải cũng như bảo vệ các lợi ích của mình. Điều này dẫn tới việc thúc đẩy hợp tác hải quân với các quốc gia chủ chốt của ASEAN và với các cường quốc khác cùng có chung lợi ích với Ấn Độ trong bảo vệ nguyên tắc Tự do hàng hải.

Theo Dantri

Đòi thêm quyền lực, Trung Quốc gây nguy cơ chiến tranh

Thời gian gần đây, các lực lượng của Bắc Kinh ngày càng tích cực tiến hành những hành vi xâm lấn đối với Nhật Bản, Ấn Độ và Biển Đông để bảo vệ cái mà họ gọi là "lợi ích cốt lõi" của mình.

Mải mê theo đuổi tham vọng lãnh thổ của mình, Trung Quốc đang có những cách ứng xử ngày càng hiếu chiến dễ dẫn đến chiến tranh đối với các nước láng giềng.

Trong mấy ngày qua, nhiều lực lượng thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tích cực xâm nhập vào lãnh thổ của Nhật Bản và Ấn Độ.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng không ngừng lớn giọng với Việt Nam và Philippine khi hai nước có những nỗ lực khẳng định chủ quyền đối với phần biển đảo của mình trên Biển Đông.

Trong số 3 điểm nóng trên, cho tới nay, mối đe dọa lớn nhất là cuộc chơi hung hăng của "con gà chọi" quân đội Bắc Kinh đang tham gia ở trên không phận và xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc Hoa Đông.

Hôm 23/4, máy bay quân sự Trung Quốc, chủ yếu là máy bay chiến đấu, đã bay áp sát nhóm 5 hòn đảo hoang này, buộc Nhật Bản phải tức tốc điều một số máy bay chiến đấu F15 từ căn cứ không quân trên đảo Okinawa để cảnh báo.

Cùng thời điểm, 8 tàu khảo sát biển của Trung Quốc cũng tiến vào khu vực 12 hải lý quanh nhóm đảo thuộc vùng lãnh hải của Nhật Bản.

Báo chí Nhật dẫn lời một quan chức chính quyền Tokyo miêu tả hành động của các lực lượng Trung Quốc là "mối đe dọa chưa từng có. Nếu sự phô trương sức mạnh như vậy tiếp tục diễn ra, nhiều người lo ngại nó sẽ dẫn tới tình huống mà lực lượng phòng không Nhật Bản khó có thể xử lý kịp".

Một trong những hành động hung hăng nhất là vào ngày 30/1 khi một tàu khu trục Trung Quốc chĩa thẳng ra đa kiểm soát tên lửa của mình vào một tàu hải quân và sau đó là cả máy bay Nhật Bản.

Chỉnh hướng ra đa vào mục tiêu chính là bước cuối cùng trước khi b.ắn tên lửa, là hành động để cảnh báo đối thủ rằng, việc tấn công sẽ diễn ra chỉ trong vòng vài giây.

Trong một tình huống như vậy, những đ.ánh giá sai lầm sẽ rất dễ xảy ra và dẫn tới xung đột.

Nhưng Trung Quốc có vẻ đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó để đòi yêu sách chủ quyền đối với Điếu Ngư/Senkaku.

Đòi thêm quyền lực, Trung Quốc gây nguy cơ chiến tranh - Hình 1

Hôm 26/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu trước báo giới, Điếu Ngư là một trong những "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc, một cụm từ thường được nước này dành cho các vấn đề mà Bắc Kinh coi là miễn đàm phán và sẵn sàng đi tới chiến tranh vì nó.

Cụm từ "lợi ích cốt lõi" cũng được Bắc Kinh sử dụng đối với vấn đề Đài Loan, và gần như toàn bộ Biển Đông trải rộng xuống phía Nam.

Tranh chấp biên giới kéo dài của Bắc Kinh với Ấn Độ ở Himalaya, nơi từng diễn ra cuộc chiến chớp nhoáng nhưng căng thẳng 1962, bắt đầu sau khi Trung Quốc tấn công vào khu vực biên giới phía bắc giáp Ấn Độ, Tây Tạng.

Những năm gần đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng cường hiện diện quân sự ở vùng biên giới này, và mặc dù đã có nhiều cơ chế giảm thiểu xung đột, nhưng những vụ đụng độ nhỏ vẫn diễn ra khá thường xuyên.

Ngày 15/4, Trung Quốc di chuyển một trung đội đi sâu 20km vào vùng lãnh thổ đang thuộc kiểm soát của Ấn Độ và thậm chí đóng trại tại đây.

Trại này đóng tại Ladakh, gần khu vực đèo Karakoram chiến lược.

Ấn Độ kêu gọi Trung Quốc rút quân, nhưng sau vài cuộc trao đổi giữa chỉ huy quân đội địa phương với các nhà ngoại giao, tranh cãi vẫn không thể được giải quyết.

Việc Trung Quốc đưa quân qua bên kia biên giới bị người dân Ấn Độ phản đối dữ dội, khi nhiều nhà bình luận cáo buộc Bắc Kinh đã lợi dụng thời điểm khó khăn của chính phủ Thủ tướng Manmohan Singh, người nhiều khả năng sẽ nghỉ hưu trước khi diễn cuộc bầu cử diễn ra vào năm tới.

Thậm chí có người còn lên tiếng yêu cầu chính phủ sử dụng sức mạnh vũ trang nếu cần thiết để buộc Trung Quốc rút quân, bằng không, Bắc Kinh sẽ càng được nước lấn tới, càng hung hăng trong việc thay đổi nguyên trạng.

Nguyên trạng cũng đang bị thay đổi nhanh chóng trên Biển Đông, nơi Trung Quốc có những động thái mạnh mẽ nhằm thiết lập sự hiện diện và sau đó khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam....

Trung Quốc đang hành động với sự hung hăng hiếu chiến để bảo vệ một "lợi ích cốt lõi" vô căn cứ khi liên tiếp đối đầu với tàu cảnh sát biển của Philippine và phá hoại tàu khảo sát Việt Nam ở các vùng biển không có tranh chấp.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đe dọa tiến hành chiến tranh đối với Việt Nam và Philippine, và hôm 26/4, Bắc Kinh cũng lên án việc Chính quyền Malina đưa tranh chấp ra Liên hợp quốc....

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Quân đội Hàn Quốc ra thông điệp cứng rắn với Triều Tiên về việc thả bóng bay mang rác
14:05:42 23/09/2024
Khó khăn nhiều, sức ép lớn
13:08:35 23/09/2024
CNA: Việt Nam hướng tới là trung tâm đổi mới công nghệ
19:20:07 23/09/2024
Ông Trump tuyên bố sẽ không tái tranh cử nếu thua bà Harris vào tháng 11 tới
13:08:04 23/09/2024
Thêm quốc gia châu Phi cấm đồ nhựa dùng một lần
13:09:07 23/09/2024
The Times: Quyết định tấn công sâu vào lãnh thổ Nga khó có thể được đưa ra
14:01:04 23/09/2024
ExxonMobil bị kiện vì lừa dối người tiêu dùng về tái chế nhựa
19:15:28 24/09/2024
Căng thẳng Hezbollah - Israel: Pháp yêu cầu HĐBA LHQ họp khẩn
15:22:13 24/09/2024

Tin đang nóng

Vợ c.hán c.hồng, đắm say cuộc tình với người sếp đẹp trai, trong cơn say cả 2 đã đi quá giới hạn và cái kết ngỡ ngàng
07:02:04 25/09/2024
Đang lúc gần gũi, bạn trai cuống cuồng rời đi, chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì tá hỏa khi thấy vật lạ trên người anh rơi xuống
06:53:55 25/09/2024
X.ót x.a một nam ca sĩ cầm t.iền của đồng nghiệp nhưng không mở nổi mắt để cảm ơn
06:30:55 25/09/2024
Bị ép gả cho chồng già, đêm tân hôn cô gái trẻ hoảng loạn vì sợ gần gũi, nhưng cái kết khiến nhiều người giật mình
07:32:20 25/09/2024
Giải cứu thanh niên bị lũ cuốn mắc kẹt giữa sông suốt 9 ngày
08:04:01 25/09/2024
Đang lúc cao trào, mẹ chồng bất ngờ lao vào phòng tân hôn của tôi tuyên bố một câu khiến tôi quyết định l.y h.ôn vào ngày hôm sau
07:59:34 25/09/2024
Câu trả lời của Kỳ Duyên - Minh Triệu khi bị hỏi: "Nếu một ngày 2 bạn xa nhau?"
08:30:56 25/09/2024
Vợ bất ngờ làm một bàn ăn thịnh soạn, mua rượu về chuốc say chồng, tôi giả vờ ngủ rồi phát hiện chuyện kinh hoàng giữa đêm
07:43:33 25/09/2024

Tin mới nhất

Cách Armenia giúp Nga vượt qua lệnh trừng phạt của phương Tây

08:56:54 25/09/2024
Armenia có vai trò như một cầu nối thương mại quan trọng giữa Nga và các thị trường quốc tế khác trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine.

Liệu Israel có thể tiến hành chiến dịch trên bộ ở Liban?

08:54:40 25/09/2024
Tuy nhiên, khả năng này cũng không dễ dàng vì các lực lượng quốc tế có thể không muốn tham gia vào một cuộc xung đột phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro như vậy.

Đảm bảo an toàn cho lao động Việt tại Trung Đông

08:43:50 25/09/2024
Các cuộc xung đột tại một số địa điểm thuộc khu vực Trung Đông đang gây ra nhiều lo ngại, tác động tiêu cực đến cuộc sống và việc làm của người lao động Việt Nam.

Telegram thông báo việc cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của chính quyền

08:32:08 25/09/2024
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, Telegram đã xóa tất cả nội dung có vấn đề khỏi mục tìm kiếm và một nhóm kiểm duyệt đặc biệt đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để giúp tìm kiếm trong Telegram an toàn hơn.

Nhật Bản công bố thời điểm họp Quốc hội bất thường

08:29:39 25/09/2024
Theo giới phân tích, người chiến thắng trong cuộc bầu Chủ tịch đảng LDP sắp tới chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng do LDP và đảng Công minh (Komeito) - đối tác trong liên minh cầm quyền, hiện đang kiểm soát lưỡng viện của Nhật Bản.

Ngoại trưởng Trung Quốc bày tỏ quan điểm về một số vấn đề xảy ra gần đây ở Liban

08:27:56 25/09/2024
Ông Vương Nghị nhấn mạnh, dù tình thế có thay đổi như thế nào, Trung Quốc vẫn duy trì đứng về phía công lý và các bạn bè Arab, trong đó có Liban.

Nga chi bao nhiêu để sản xuất tên lửa và UAV?

08:11:09 25/09/2024
Truyền thông Ukraine ước tính số t.iền Nga phải bỏ ra mỗi tháng để sản xuất tên lửa và UAV ném xuống các mục tiêu của phía Kiev.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hỗ trợ tăng trưởng

08:09:16 25/09/2024
Thông tin trên là một trong nhiều nội dung được Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Phan Công Thắng chia sẻ trong cuộc họp báo sáng 24/9.

Nga cáo buộc Ukraine đưa lính đ.ánh thuê đến Kursk

08:01:21 25/09/2024
Một chỉ huy của Nga cho biết, Ukraine đã bắt đầu sử dụng lính đ.ánh thuê nước ngoài trong các đơn vị triển khai ở tỉnh biên giới Kursk của Nga.

Nỗ lực "tiếp sức" của EU cho Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga

07:50:05 25/09/2024
Liên minh châu Âu (EU) dường như đang tiếp bước Mỹ trở thành nguồn lực hỗ trợ chính cho Ukraine trong cuộc chiến khốc liệt với Nga.

BI: Làn sóng phá sản sẽ ập vào ngành thép Trung Quốc

07:45:39 25/09/2024
Cuộc khủng hoảng ngành thép của Trung Quốc sẽ châm ngòi một làn sóng phá sản nhưng cũng giúp đẩy nhanh quá trình hợp nhất ngành, theo nhóm chuyên gia tới từ Bloomberg Intelligence (BI).

Ông Trump nói ông Zelensky muốn đảng Dân chủ thắng bầu cử Mỹ

07:20:47 25/09/2024
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump nói rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky muốn đảng Dân chủ thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 này.

Có thể bạn quan tâm

Vừa ra mắt, Bà Cò đã soán ngôi "vua tốc độ", trở thành nhân vật chạy map nhanh nhất Genshin Impact.

Mọt game

10:19:07 25/09/2024
Ngay từ khi được miHoYo bật mí, Xianyun hay còn được nhiều game thủ Việt Nam gọi với cái tên thân mật là Bà Cò đã trở thành nhân vật được ngóng đợi nhất trong phiên bản 4.4.

Quá khứ của nam rapper bị mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam

Nhạc việt

10:17:13 25/09/2024
Trở thành tên t.uổi được săn đón sau khi tham gia chương trình thực tế về anh trai, Negav hiện là một trong những rapper nổi bật của thế hệ Z.

Diện đồ phong cách preppy đơn giản nhưng vẫn toát lên khí chất ngời ngời

Thời trang

10:09:32 25/09/2024
Bắt kịp xu hướng thời đại, phong cách preppy giới thiệu đến các cô gái những trang phục và phụ kiện đậm dấu ấn học đường. Một chút hiện đại, một chút cổ điển - đủ để các nàng tự tin và tỏa sáng mỗi ngày.

Anh tôi kiếm 100 triệu/tháng, vậy mà ngày bố mẹ xây nhà xong, người ta đến yêu cầu bán nhà trả nợ cho anh ấy

Góc tâm tình

09:59:16 25/09/2024
Khi anh tôi học xong cấp 3, bố mẹ không có t.iền để anh ấy học lên cao. Anh tôi không cam chịu cuộc sống làm ruộng, cả đời thiếu trước hụt sau nên đã ra phố lập nghiệp.

Tháng 10 mang đến bất ngờ lớn cho 4 con giáp: Con đường phú quý rộng mở, mảnh đất sự nghiệp màu mỡ, thăng hoa

Trắc nghiệm

09:43:42 25/09/2024
Bước sang tháng 10, 4 con giáp này có nhiều bước phát triển mới.Vận may ngày 24/9: 3 con giáp hốt trọn tài lộc của thiên hạ, công việc đón tin vui, t.iền bạc thêm dồi dào Xếp hạng 4 con giáp

4 cách sử dụng mật ong giúp da sáng mịn

Làm đẹp

09:42:49 25/09/2024
Trộn một thìa mật ong với một nhúm bột nghệ, tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa lên da và để khô trong 5-10 phút. Rửa sạch bằng nước thường để có kết quả tốt nhất.

Hoàng Su Phì: Thiên đường ruộng bậc thang giữa lòng Tây Bắc

Du lịch

09:41:26 25/09/2024
Hoàng Su Phì - vùng đất nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, được bao bọc bởi những dãy núi cao và sông ngòi uốn lượn. Từ lâu đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những người đam mê khám phá, trải nghiệm.

6 tác dụng đáng ngạc nhiên của dầu óc chó đối với sức khỏe

Sức khỏe

09:40:23 25/09/2024
Tuy nhiên, đây mới chỉ là tác dụng của quả óc chó, nên chúng ta cần thêm nhiều nghiên cứu sử dụng dầu óc chó để chỉ ra lợi ích của dầu óc chó với việc cải thiện huyết áp và bệnh mạch m.áu như thế nào.

Lần thứ 2 đăng quang Hoa hậu, Kỳ Duyên vẫn gây tranh cãi vì điều này

Sao việt

09:18:41 25/09/2024
Dù đa số khán giả đều ủng hộ việc Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam 2024 nhưng cô vẫn bị phản ứng trước một vấn đề.

Hoàng Hiệp muốn diễn xiếc, nhảy qua vòng lửa ở các Công diễn sau

Tv show

09:16:29 25/09/2024
Sau khi đã phần nào vượt qua được nỗi sợ nhảy nhót, thủ lĩnh ban nhạc Ngũ Cung còn có những suy nghĩ táo bạo hơn đó là được diễn xiếc trên sân khấu.