Ấn Độ đưa trực thăng, vận tải cơ lên gần biên giới
Trực thăng Mi-17 và vận tải cơ An-32 của không quân Ấn Độ được triển khai tới sân bay Chinyalisaur, cách biên giới với Trung Quốc 120 km.
Video vận tải cơ An-32, trực thăng Mi-17 cất hạ cánh tại sân bay Chinyalisaur được truyền thông Ấn Độ công bố ngày 7/7. Sân bay Chinyalisaur thuộc bang Uttarakhand, nằm cách biên giới với Trung Quốc khoảng 120 km.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh thị sát đợt triển khai máy bay tới Chinyalisaur cùng lãnh đạo Tổ chức Đường bộ Biên giới (BRO), cơ quan chịu trách nhiệm phát triển các tuyến đường bộ trong khu vực.
Trung Quốc trước đó nhiều lần phản đối các dự án làm đường của Ấn Độ dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa được phân định rõ ràng giữa hai nước.
BRO đang triển khai 17 dự án cao tốc dọc theo biên giới Ấn – Trung, những con đường có thể được cải hoán thành đường băng dã chiến cho tiêm kích trong tình huống xảy ra chiến tranh. Ắn Độ dự định xây dựng kho vũ khí, triển khai thiết bị chữa cháy và lắp đặt đèn hướng dẫn hạ cánh dọc các cao tốc này.
Ngoài ra, Ấn Độ còn triển khai 63 dự án đường bộ và ba dự án đường sắt từ Arunachal Pradesh đến Ladakh, tất cả đều giúp tiếp cận biên giới với Trung Quốc.
Máy bay quân sự Ấn Độ hoạt động gần biên giới Trung Quốc tại bang Uttarakhand và đông Ladakh, ngày 7/7. Video: ANI.
Không quân Ấn Độ (IAF) cũng triển khai một số máy bay quân sự tuần tra ban đêm tại khu vực đông Ladakh, gồm tiêm kích MiG-29, Su-30MKI, trực thăng tấn công AH-64 Apache và trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook.
“Các hoạt động về đêm chứa đựng yếu tố bất ngờ. IAF được huấn luyện đầy đủ và sẵn sàng thực hiện tất cả hoạt động trong mọi môi trường với sự trợ giúp của các khí tài hiện đại”, liên đoàn trưởng A. Rathi, phi công tiêm kích đóng gần biên giới Ấn – Trung, cho biết.
Căng thẳng biên giới Ấn – Trung leo thang từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6 tại thung lũng Galwan khiến hàng chục binh sĩ hai nước thương vong.
Sau vụ đụng độ, hai nước không ngừng đưa quân tăng viện và khí tài hạng nặng lên khu vực biên giới. Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý rút bớt quân quanh LAC sau các cuộc hội đàm quân sự và ngoại giao gần đây.
Vị trí sân bay Chinyalisaur (đánh dấu đỏ) thuộc bang Uttarakhand, Ấn Độ. Đồ họa: NYT.
Ba lý do Ấn Độ khó đoạn tuyệt Trung Quốc Ấn – Trung nhất trí rút quân khỏi biên giới Thân nhân kể về lính Ấn Độ chết trong ẩu đả với Trung Quốc Ấn Độ có thể hợp sức thách thức Trung Quốc trên biển Ấn Độ giữa ‘gọng kìm’ Pakistan – Trung Quốc
Ấn Độ điều 6 chiến đấu cơ "phượng hoàng bầu trời" từ Pháp đến thẳng biên giới đối phó TQ
Không quân Ấn Độ đã yêu cầu đối tác Pháp đẩy nhanh tiến độ bàn giao các chiến đấu cơ Rafale, vốn được mệnh danh là "phượng hoàng bầu trời".
6 chiến đấu cơ Rafale sẽ được Ấn Độ đưa ngay đến vùng biên giới tranh chấp với Trung Quốc.
Theo báo Ấn Độ HindustanTimes, 6 chiến đấu cơ Rafale sẽ có mặt tại căn cứ không quân Ambala vào ngày 27.7. Căn cứ Ambala nằm ở ngoại ô thành phố Ambala, gần vùng Ladakh giáp Trung Quốc và Jammu Kashmir giáp Pakistan
Ấn Độ đã đặt mua 36 chiến đấu cơ Rafale từ Pháp vào năm 2016. Đây được coi là sự bổ sung cấp thiết cho không quân Ấn Độ trong bối cảnh phải đương đầu đồng thời với Trung Quốc Pakistan ở hai mặt trận.
"10 chiến đấu cơ Rafale của Ấn Độ đã sẵn sàng cất cánh và hiện các máy bay này đang ở nhà máy sản xuất của hãng Dassault", quan chức Ấn Độ giấu tên nói.
6 chiếc Rafale sẽ dừng tại căn cứ Al Dhafra ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Các phi công Ấn Độ sau đó sẽ trực tiếp điều khiển máy bay về căn cứ.
Không quân Ấn Độ chưa thể tiếp nhận toàn bộ 10 chiếc Rafale vì đối tác Pháp vẫn đang huấn luyện phi công Ấn Độ, nguồn tin cho biết.
Không quân Pháp sẽ điều máy bay A330 đến tiếp nhiên liệu cho 6 chiếc Rafale của Ấn Độ và không quân Ấn Độ sẽ làm nốt nhiệm vụ còn lại để các máy bay này hạ cánh ở căn cứ Ambala.
Truyền thông Ấn Độ mô tả New Delhi cần gấp các chiến đấu cơ Rafale trong bối cảnh căng thẳng Trung-Ấn leo thang. Ngoài lô hàng đầu tiên, đối tác Pháp cũng hứa sẽ bàn giao sớm tất cả các chiến đấu cơ còn lại.
Rafale là mẫu máy bay chiến đấu hai động cơ, đa nhiệm do hãng Dassault của Pháp sản xuất. "Phượng hoàng bầu trời" có sở trường không chiến, nhưng cũng đảm bảo năng lực trinh sát, tấn công mặt đất, tấn công tàu nổi và răn đe hạt nhân
Chiến đấu cơ Rafale sở hữu hai động cơ uy lực Snecma M88, giúp máy bay đạt vận tốc cao nhất ngay cả khi mang theo 4 tên lửa và một bình nhiên liệu dự phòng.
Tuy không phải là máy bay tàng hình, Rafale có thiết kế giảm phản xạ radar. Chi phí của module radar, liên lạc điện tử và phòng vệ của Rafale chiếm tới 30% giá trị máy bay.
Theo các chuyên gia, Rafale có năng lực chiến đấu vượt trội hoàn toàn so với tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Ấn Độ sắp đưa tiêm kích Rafale tới gần Trung Quốc Ấn Độ sẽ nhận 6 tiêm kích Rafale của Pháp và triển khai tại căn cứ không quân Ambala, gần khu vực giáp biên giới với Trung Quốc và Pakistan. Không quân Ấn Độ dự kiến nhận 6 tiêm kích Rafale từ Pháp vào ngày 27/7 và triển khai số máy bay này tại căn cứ không quân Ambala, ngoại ô thành phố...