Ấn Độ đưa thành công vệ tinh quan sát Trái Đất vào quỹ đạo
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 16/8, Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đưa thành công vệ tinh quan sát Trái Đất EOS-08 và vệ tinh SR-O DEMOSAT vào quỹ đạo đã định.
Như vậy, ISRO đã thực hiện vụ phóng thứ ba và cũng là vụ phóng cuối cùng trong khuôn khổ dự án phát triển Phương tiện phóng vệ tinh nhỏ-D3 (SSLV-D3).
Vệ tinh quan sát Trái Đất EOS-08 tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, Ấn Độ ngày 12/8/2024. Ảnh: ANI/TTXVN
Phương tiện phóng SSLV-D3 mang theo vệ tinh quan sát Trái Đất EOS-08 đã được phóng từ bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở đảo Sriharikota, cách thành phố Chennai khoảng 135 km về phía Đông vào lúc 9h17 sáng 16/8 (theo giờ địa phương).
Vệ tinh quan sát Trái Đất EOS-08 tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, Ấn Độ ngày 12/8/2024. Ảnh: ANI/TTXVN
Video đang HOT
Vệ tinh EOS-08 mang ba tải trọng, gồm hệ thống hồng ngoại quang điện (EOIR), máy đo phản xạ của Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS-R) và máy đo UV SiC.
Trong đó, EOIR được thiết kế để chụp ảnh ở dải IR sóng trung (MIR) và IR sóng dài (LWIR), cả ngày và đêm, cho các ứng dụng như giám sát dựa trên vệ tinh, giám sát thảm họa, giám sát môi trường, phát hiện hỏa hoạn, quan sát hoạt động núi lửa và giám sát thảm họa ở các nhà máy điện và công nghiệp. GNSS-R được ứng dụng trong phân tích gió bề mặt đại dương, đánh giá độ ẩm của đất, nghiên cứu tầng lạnh trên khu vực Himalaya, phát hiện lũ lụt và phát hiện vùng nước nội địa. Máy đo UV SiC đóng vai trò là cảm biến cảnh báo an toàn bức xạ gamma.
Một vệ tinh chết và đang rực lửa lao trở lại Trái đất ngày 21-2
Những bức ảnh chụp trong không gian cho thấy một vệ tinh lớn của châu Âu đã chết và đang rực lửa khi lao về bầu khí quyển, dự kiến rơi xuống Trái đất vào ngày 21-2.
Công ty hình ảnh thương mại HEO Robotics đã chụp được hình ảnh vệ tinh ERS-2 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu khi nó bắt đầu rơi xuống bầu khí quyển Trái đất vào ngày 14-2 - Ảnh: HEO ROBOTICS
Công ty hình ảnh thương mại HEO Robotics của Úc đã chụp được hình ảnh vệ tinh quan sát Trái đất ERS-2 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vào ngày 14-2, khi vệ tinh này bị cháy trên đường rơi trở lại Trái đất.
Vệ tinh ERS-2, hay Viễn thám châu Âu 2, được phóng vào năm 1995 và dành 16 năm quan sát Trái đất từ không gian, cho đến khi sứ mệnh của nó kết thúc vào năm 2011.
Trong khoảng thời gian 2 tháng trong năm 2011, ESA đã thực hiện hàng chục hoạt động phá hủy quỹ đạo của ERS-2 để nó hạ cánh an toàn khi rơi về Trái đất. Và chuyến trở về của nó cuối cùng sẽ diễn ra trong tuần này.
Thông tin từ ESA, ERS-2 dự kiến rơi trở lại Trái đất vào lúc 10h19 sáng 21-2 giờ ET (10h19 tối 21-2 giờ Việt Nam), có thể dao động sớm hoặc muộn trong khoảng 19 giờ.
Về khoảng thời gian không chắc chắn trên, theo ESA là do "ảnh hưởng của hoạt động không thể đoán trước của Mặt trời đến mật độ của bầu khí quyển Trái đất". Điều này có thể thay đổi lực cản lên vệ tinh trên đường đi xuống.
Hiện nay vẫn còn quá sớm để biết nó sẽ rơi xuống đâu, nhưng ESA sẽ biết rõ hơn khi càng gần đến thời điểm vệ tinh trở về.
ESA giải thích việc quay trở lại của ERS-2 như vậy là hoàn toàn bình thường và an toàn. ERS-2 đã đốt hết nhiên liệu còn lại trong quá trình diễn tập hủy quỹ đạo của nó vào năm 2011.
Họ cũng khẳng định việc hạ cánh của ERS-2 đã được lên kế hoạch cẩn thận, để đảm bảo nó không va chạm với các tàu vũ trụ hoặc mảnh vụn không gian khác.
"Không có chất độc hại hay phóng xạ"
Các quan chức ESA cho biết vệ tinh ERS-2 nặng 2.294kg khi trống rỗng như hiện nay, khá lớn đối với một mảnh rác vũ trụ.
ERS-2 dự kiến sẽ vỡ thành các mảnh nhỏ hơn khi nó đạt tới độ cao khoảng 80km phía trên Trái đất, phần lớn trong số đó sẽ bốc cháy trong bầu khí quyển. Một số có thể rơi xuống bề mặt Trái đất nhưng dự kiến sẽ rơi xuống đại dương và "không có mảnh nào trong số này chứa bất kỳ chất độc hại hoặc chất phóng xạ nào", ESA nhấn mạnh.
Trung Quốc phóng tên lửa đẩy Smart Dragon-3 đưa 9 vệ tinh vào quỹ đạo Ngày 3/2, Trung Quốc đã phóng tên lửa đẩy Smart Dragon-3 (SD-3) từ biển, đưa 9 vệ tinh vào quỹ đạo theo kế hoạch. Trung Quốc đã phóng tên lửa đẩy Smart Dragon 3 vào sáng thứ bảy ngoài khơi bờ biển Dương Giang ở tỉnh Quảng Đông, đưa 9 vệ tinh vào không gian. Ảnh: chinadaily.com.cn Trung tâm phóng vệ tinh Taiyuan...