Ấn Độ đưa tên lửa siêu thanh tới sát khu vực biên giới với Trung Quốc
Hãng tin Sputnik của Nga ngày 25/9 dẫn các nguồn tin Ấn Độ cho biết quân đội nước này đã triển khai trung đội tên lửa thứ 4, với 100 tên lửa siêu thanh BrahMos, tới bang Arunachal Pradesh gần với khu vực biên giới giữa nước này và Trung Quốc.
Tên lửa siêu thanh BrahMos. (Ảnh: Sputnik)
Theo các nguồn tin, cùng với việc triển khai các tên lửa siêu tanh BrahMos, quân đội Ấn Độ cũng đưa 5 hệ thống phóng tên lửa tự động tới bang ở khu vực Đông Bắc của nước này.
Động thái trên của Ấn Độ được thực hiện trong bối cảnh tồn tại những căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh. Trong một động thái mới nhất, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã ra thông báo gọi động thái của Ấn Độ là mối đe dọa, đồng thời cho rằng quyết định này sẽ gây thêm nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.
Thông báo của PLA cho rằng tên lửa BrahMos “có những năng lực được cải tiến cho tác chiến tàng hình và ở khu vực rừng núi có thể đe dọa tới khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Vân Nam”. Thông báo cũng cho rằng động thái của Ấn Độ “đã vượt quá ‘nhu cầu tự vệ thông thường của nước này’. Việc sử dụng chiêu trò sẽ chỉ dẫn tới hậu quả”.
Video đang HOT
Giới quan sát cho rằng điều mà Trung Quốc lo ngại từ việc Ấn Độ triển khai trung đội tên lửa nêu trên chính là sự xuất hiện của các tên lửa siêu thanh ở khu vực rừng núi ở biên giới giữa hai nước. Tốc độ tối đa hiện nay của tên lửa siêu thanh BrahMos là 3.400km/giờ song Ấn Độ đang nghiên cứu nâng tốc độ di chuyển của tên lửa này để có tầm bắn xa hơn trong thời gian tới.
Tên lửa siêu thành BrahMos sẽ giúp Ấn Độ có được lợi thế chiến lược quan trọng khi tác chiến trong khu vực núi rừng. Với tốc độ nhanh, các tên lửa BrahMos được cho là có thể vượt qua được các hệ thống phòng thủ của đối phương và hạ gục dễ dàng những mục tiêu được cất giấu trong khu vực rừng núi.
Tên lửa BrahMos là mẫu vũ khí do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất trên cơ sở phiên bản tên lửa diệt hạm siêu âm Oniks (Yakhont), có thể phóng đi từ tàu chiến, tàu ngầm, trên bộ và trên không. Tên lửa này dài 10 m, nặng 3 tấn, tầm bắn tối đa 290 km, tốc độ gấp 2,8 lần âm thanh (3.400 km/giờ), trang bị radar dò mục tiêu.
Ngọc Anh
Theo Sputnik
Su-30 Nga có thể trang bị tên lửa siêu thanh BrahMos
Quân đội Nga có thể đặt hàng tên lửa siêu thanh BrahMos gắn trên tiêm kích Su-30 sau khi Ấn Độ thử nghiệm thành công hệ thống nâng cấp này.
Chiến đấu cơ Su-30 của Nga. Ảnh: Sputnik
Quân đội Nga đang rất quan tâm tới hệ thống tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos của Ấn Độ, và có thể sẽ đặt hàng một số tên lửa để trang bị cho tiêm kích Su-30SM của mình, TASS ngày 7/9 dẫn lời một nguồn tin ngoại giao cho biết.
"Hệ thống tên lửa mới lắp đặt trên máy bay sẽ được chế tạo đầu tiên cho không quân Ấn Độ. Sau đó không quân Nga, hiện rất quan tâm tới hệ thống này, có thể mua chúng", nguồn tin nói.
Nguồn tin này cho hay các cuộc đàm phán với Nga có thể bắt đầu vào năm 2017, sau khi Ấn Độ hoàn thành các cuộc thử nghiệm tên lửa BrahMos trên tiêm kích Su-30MKI. Phía Nga chưa có bình luận chính thức gì về thông tin này.
Không quân Ấn Độ mới đây đã bay thử thành công tiêm kích Su-30MKI mang theo tên lửa BrahMos. Cuộc phóng thử tên lửa BrahMos đầu tiên từ tiêm kích này sẽ được thực hiện trước cuối năm nay. Quân đội Ấn Độ có kế hoạch xây dựng 3 trung đoàn tiêm kích Su-30MKI trang bị tên lửa BrahMos.
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos được Bộ Quốc phòng Ấn Độ phối hợp với công ty NPO Mashinostroeyenia của Nga nghiên cứu, chế tạo trong chương trình phát triển công nghệ không gian mang tên BrahMos Aerospace. Tên lửa này có thể đạt tốc độ từ Mach 2,8 (3.400 km/h) tới Mach 3 (3.700 km/h), với tầm bắn 290-300 km.
Dù được phát triển với mục đích chính là chống hạm, tên lửa BrahMos cũng có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu cố định trên đất liền. Tên lửa này có thể phóng từ bệ phóng trên đất liền, hoặc gắn trên máy bay, tàu chiến, tàu ngầm.
Phiên bản phóng từ máy bay có một bộ phận gia tốc nhỏ để đẩy tên lửa bay cùng vận tốc với máy bay trước khi kích hoạt động cơ đẩy chính, và thêm một số đuôi định hướng để giữ ổn định trong khi phóng.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
5 mối đe dọa lớn nhất hiện nay của hải quân Mỹ Với vị thế siêu cường số một thế giới, Mỹ luôn chủ động triển khai hải quân trên nhiều vùng biển thế giới. Bao quát diện tích rộng lớn như vậy đồng nghĩa phải chống lại vô số mối đe dọa. Từ tàu cao tốc công nghệ thấp và mìn của hải quân Iran cho tới tên lửa đạn đạo chống hạm công...