Ấn Độ điều tàu sân bay đến Maldives để tạo ‘lá chắn’ Trung Quốc
Hải quân Ấn Độ vừa điều tàu sân bay mới nhất của nước này INS Vikramaditya tới Maldives, một động thái được xem nhằm ngăn chặn Trung Quốc bành trướng tại khu vực Ấn Độ Dương.
Tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ cập cảng tại Male, thủ đô của Maldives từ ngày 15 đến 18-2. Chuyến thăm này là “một phần trong chính sách tổng thể để đảm bảo một môi trường biển thuận lợi ở Ấn Độ Dương với cả sự hiện diện và cam kết”, Times of India dẫn lời một quan chức hải quân Ấn Độ giấu tên. Vị quan chức cho biết động thái này là một “chuyến thăm thiện chí” tới Maldives.
Đi cùng tàu sân bay INS Vikramaditya là tàu khu trục INS Mysore và tàu chở dầu INS Deepak. Đây là cảng dừng chân thứ hai của tàu sân bay lớn nhất trong Hải quân Ấn Độ sau lần cập cảng đầu tiên ở Colombo vào đầu năm 2016.
Theo International Business Times, Ấn Độ đang cố gắng chống lại chiến lược bành trướng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương khi New Delhi xem vùng biển này như sân sau của mình.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ. Ảnh: IB Times
Trước đây, Hải quân Trung Quốc đã từng neo đậu các tàu chiến và tàu ngầm tại cảng Gwadar của Pakistan, cảng Hambantota và Colombo của Sri Lanka, gây ra một số biến động về tình hình chính trị khu vực.
IB Times nhận định sau nhiều năm do dự, Ấn Độ hiện nay dường như là một phần trong trò chơi quyền lực với Trung Quốc. Ấn Độ dường như đã đề ra chính sách riêng của mình để đối phó với Trung Quốc trong khu vực. Maldives là một quốc gia quan trọng đối với Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương về mặt chiến lược.
Video đang HOT
Ấn Độ đã khẳng định cam kết của mình để huấn luyện cho quân đội của Maldives và giúp quốc đảo này trong việc giám sát hàng hải. Ấn Độ ngoài ra cũng có thể sẽ giúp Maldives xây dựng 10 trạm radar giám sát bờ biển (CSR).
Bảo Anh
Không tin Patriot, Nhật điều tàu Aegis phục tên lửa Triều Tiên
Dù nhật đã triển khai hệ thống Patriot trên toàn quốc, tuy nhiên như vậy chưa đủ khiến nước này yên tâm trong nhiệm vụ đối phó với tên lửa Triều Tiên.
Hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản ngày 1/2 cho biết, ngoài những hệ thống tên lửa phòng thủ Patriot, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) đã quyết định triển khai khu trục hạm tên lửa trang bị hệ thống Aegis để sẵn sàng đánh chặn tên tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Tuy nhiên, JMSDF không cho biết lực lượng này điều tàu nào đi làm nhiệm vụ. Hiện nay, JMSDF có trong biên chế 6 tàu khu trục tên lửa trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis của Mỹ gồm: 2 tàu lớp Atago và 4 tàu lớp Kongo.
Theo các chuyên gia quân sự, để đối phó với các mối đe doạ tên lửa từ Triều Tiên phải sử dụng ít nhất là 2 tàu. Nhưng do thời gian qua, 2 trong tổng số 6 tàu Aegis hiện có đã bước vào quá trình đại tu dài hạn nên hiện nay Hải quân Nhật chỉ còn trong 4 tàu để sử dụng.
Hệ thống Aegis trên tàu chiến có thể phát hiện 300 mục tiêu, theo dõi 100 mục tiêu với phạm vi bao quát 320km và cùng một lúc có thể tấn công 18 mục tiêu khác nhau.
Các tàu chiến sử dụng hệ thống Aegis đã nhiều lần thử nghiệm thành công trong lĩnh vực đánh chặn các tên lửa đạn đạo và bắn hạ vệ tinh có quỹ đạo bay thấp nên người Mỹ rất coi trọng phát triển loại vũ khí tác chiến cơ động này.
Với nhiệm vụ đánh chặn tên lửa hành trình và vệ tinh tầm thấp, các tàu Aegis được tích hợp radar AN/SPY-1D (V) hiện đại nhất thế giới hiện nay. Các tàu sử dụng hệ thống Aegis cải tiến được điều khiển bằng các hệ thống máy tính cực mạnh, có khả năng chống các xung kích của bom xung mạch điện từ.
Hệ thống máy tính có những phần mềm chuyên dụng để phát hiện, bám sát, bắt chết mục tiêu và đồng thời sử dụng 2 loại tên lửa đánh chặn có tính năng tiệm cận nhau là SM-2 Block IV và SM-3 để đánh chặn.
Tên lửa SM-2 có tầm bắn ngắn hơn so với loại SM-3, chỉ bắn hạ được mục tiêu trong khoảng 200 km, nhưng tên lửa SM-3 lại chỉ phù hợp đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tên lửa đánh chặn RIM-161A, còn gọi là SM-3 được chế tạo dựa trên nguyên mẫu của loại SM-2 Block IV, có tầm bắn trên 500km, độ cao đánh chặn đạt tới 160km. Cả 2 loại tên lửa này đều được phóng bằng hệ thống phóng thẳng đứng Mk-41.
Quá trình đánh chặn của SM-3 chia làm 4 giai đoạn. 2 giai đoạn đầu, hệ thống động lực đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất. Trước khi mỗi động cơ của tên lửa điểm hỏa, nó thu nhận và đọc dữ liệu định vị của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chuẩn đường bay đến mục tiêu.
Giai đoạn 4 là nhiệm vụ của đầu đạn đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển hạng nhẹ (LEAP), có trọng lượng chỉ 9kg. Đầu tiên, nó sử dụng bộ cảm biến hồng ngoại để gây nhiễu mục tiêu, sau đó mới bắn hạ.
Các hệ thống Aegis đặt trên tàu nổi, bao gồm các tuần dương hạm và khu trục hạm được lắp đặt các phần mềm chuyên dụng để phát hiện, bắt chết và đánh chặn mục tiêu. Mỗi tàu sẽ được trang bị 4 hoặc 6 quả tên lửa Standard Missile-3 (SM-3), có giá khoảng 10 triệu USD/quả, ngoài ra còn có các tên lửa SM-2. (Ảnh trong bài: Khu trục hạm Aegis lớp Atago của JMSDF).
1/11
Theo_Báo Đất Việt
Hàn Quốc mời Mỹ đặt lá chắn THAAD: Trung Quốc lo nhất? Sau nhiều lần phủ nhận về kế hoạch cho Mỹ triển khai hệ thống THAAD, Hàn Quốc bất ngờ chủ động đàm phán với Mỹ về kế hoạch triển khai này. Không giấu giếm Tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ chính phủ Mỹ tiết lộ ngay sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ tư, Seoul đã tăng cường đàm...