Ấn Độ điều tàu chiến đến Biển Đông ngay sau đụng độ biên giới với Trung Quốc
Các nguồn tin tiết lộ Hải quân Ấn Độ đã điều tàu chiến đến Biển Đông sau khi căng thẳng leo thang với Trung Quốc ở biên giới hồi tháng 6.
Khu trục hạm INS Kolkata của Ấn Độ (góc phải) trong lần tập trận chung với hải quân Mỹ, Nhật, Philippines trên Biển Đông, tháng 5.2019 . HẢI QUÂN MỸ
Hãng ANI ngày 30.8 đưa tin Hải quân Ấn Độ đã nhanh chóng điều một tàu chiến đến Biển Đông sau vụ đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ với Trung Quốc tại thung lũng Galwan trên cao nguyên Ladakh hôm 15.6.
Trung Quốc phản đối sự hiện diện của Hải quân Ấn Độ ở Biển Đông, nơi Trung Quốc ngang nhiên gia tăng sự hiện diện thông qua các hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp và quân sự hóa, bất chấp sự phản đối của các nước.
“Ngay sau khi vụ đụng độ ở Galwan nổ ra khiến 20 binh sĩ của chúng tôi thiệt mạng, Hải quân Ấn Độ đã điều một trong những tàu chiến ở tiền phương đến Biển Đông”, các nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho hay, nhưng không nêu tên hay loại tàu.
Video đang HOT
Theo đó, sự điều động tức thời tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông đã có tác động đối với Trung Quốc khi phía Trung Quốc phàn nàn về sự việc này trong các cuộc đàm phán ngoại giao với phía Ấn Độ.
Trong khi được điều động đến Biển Đông, nơi Mỹ cũng điều các tàu khu trục và hộ tống đến đây, tàu chiến của Ấn Độ đã liên tục duy trì liên lạc với các đối tác Mỹ thông qua các hệ thống liên lạc được bảo đảm, theo các nguồn tin.
Nằm trong hoạt động diễn tập thường kỳ, tàu chiến của Ấn Độ thường xuyên được cập nhật thông tin về sự di chuyển của những tàu quân sự thuộc các nước khác ở Biển Đông và toàn bộ sứ mệnh được tiến hành cố ý không gây sự chú ý của công chúng.
Cũng trong thời gian đó, Hải quân Ấn Độ điều các tàu chiến đến eo biển Malacca gần các quần đảo Andaman và Nicobar, cũng như tuyến hàng hải mà Hải quân Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương, nhằm theo dõi bất cứ hoạt động nào của Hải quân Trung Quốc.
Các nguồn tin cho hay Hải quân Ấn Độ có đủ năng lực để theo dõi bất cứ sự bất ngờ nào của kẻ thù ở phía đông lẫn phía tây.
Hải quân Ấn Độ còn có các kế hoạch mua và điều động các tàu ngầm tự hành và các hệ thống, cảm biến khác nhằm theo dõi sự di chuyển của Hải quân Trung Quốc từ eo biển Malacca vào khu vực Ấn Độ Dương, cũng như các tàu của Trung Quốc ở khu vực Djibouti nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, theo ANI.
Ấn Độ xác minh việc Trung Quốc rút quân ở biên giới
Quân đội Ấn Độ cho biết việc nước này và Trung Quốc cùng rút quân khỏi biên giới là quá trình phức tạp và cần được xác minh liên tục.
"Các chỉ huy cấp cao đã xem xét tiến trình thực hiện việc rút quân giai đoạn một và thảo luận các bước tiếp theo để đảm bảo việc rút quân hoàn tất", đại tá Aman Anand, phát ngôn viên quân đội Ấn Độ, hôm nay cho biết.
Sau cuộc đụng độ biên giới khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng tại thung lũng Galwan thuộc khu vực Ladakh tháng trước, Bắc Kinh và New Delhi đã tiến hành các cuộc đàm phán quân sự và ngoại giao để hạ nhiệt khủng hoảng. Trung Quốc sau đó rút quân khỏi thung lũng Galwan và đến ngày 14/7, các chỉ huy quân sự hàng đầu hai bên đã thảo luận về các bước rút quân tiếp theo, quân đội Ấn Độ cho biết.
"Hai bên vẫn cam kết thực hiện mục tiêu rút quân. Tiến trình này phức tạp và đòi hỏi phải xác minh liên tục", ông Anand nói thêm.
Một đoàn xe của quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc dẫn đến Ladakh hôm 18/6. Ảnh: Reuters.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua thông báo đã có tiến bộ trong việc xoa dịu khủng hoảng biên giới và kêu gọi phía Ấn Độ duy trì hòa bình. Trung Quốc trước đó đổ lỗi cho quân đội Ấn Độ kích động cuộc đụng độ nghiêm trọng nhất 53 năm qua.
Ấn Độ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận phân định đường biên giới dài 3.488 km từ vùng Ladakh ở phía tây đến khu rừng rậm ở phía đông, dù đã đàm phán trong nhiều năm. Hai bên đang quản lý Đường Kiểm soát Thực tế, được coi như biên giới trên thực địa.
Hai bên đang nỗ lực giải quyết tranh chấp ở nhiều khu vực tại Ladakh. Nếu đạt thỏa thuận, quân đội hai nước có thể rút bớt lực lượng mà họ đã triển khai tới khu vực sau khi căng thẳng gia tăng.
Brahma Chellaney, một chuyên gia về quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc, cho biết nguy cơ nổ ra đụng độ, thậm chí là xung đột vũ trang, vẫn ở mức cao khi hai bên tiếp tục duy trì lực lượng quân sự lớn trong khu vực.
Nga - Mỹ chạy đua bán vũ khí cho Ấn Độ Nam Á kẹt giữa làn đạn Ấn - Trung Covid-19 mở khe hẹp cho căng thẳng Ấn - Trung Ba lý do Ấn Độ khó đoạn tuyệt Trung Quốc Ấn Độ giữa 'gọng kìm' Pakistan - Trung Quốc
Những cơn 'sóng ngầm' trong quan hệ Ấn - Trung "Ngòi nổ" ở biên giới Ấn - Trung đã được gỡ bỏ khi hai bên cam kết rút quân dọc theo đường Kiểm soát Thực tế. Nhưng điều đó không có nghĩa đối đầu đã chấm dứt bởi thực tế đang có những "cơn sóng ngầm" có thể khuấy đảo mối quan hệ hai láng giềng này bất cứ khi nào. Hòa giải...