Ấn Độ điều quân đội dập tắt biểu tình ở 2 bang Asam và Tripura
Quân đội được điều đến vùng đông bắc Ấn Độ sau khi hàng nghìn người bất chấp lệnh giới nghiêm phản đối dự luật công dân mới mà họ cho là mang tính phân biệt đối xử người Hồi giáo.
Theo BBC, dự luật sửa đổi công dân (CAB) sẽ giúp lên kế hoạch ân xá cho những người không theo đạo Hồi nhập cư bất hợp pháp vào Ấn Độ từ 3 quốc gia là Afghanistan, Pakistan và Bangladesh. Tuy nhiên những người phản đối, hầu hết là người Hồi giáo, cho rằng đây là một sự phân biệt đối xử và lo ngại họ sẽ bị “lấn át” bởi người Hindu từ Bangladesh.
Dự luật CAB đã được thượng viện thông qua hôm 11/12, mặc dù nó chưa chính thức được tổng thống phê duyệt, nhưng điều này chỉ mang tính hình thức.
Các cuộc biểu tình bạo lực bắt đầu leo thang vào tối 11/12, và diễn ra đặc biệt nghiêm trọng ở các bang Assam và Tripura, nằm sát biên giới với Bangladesh.
Quân đội đã triển khai hàng nghìn binh sĩ, trong khi những người biểu tình bất chấp lệnh giới nghiêm và tràn ra đường, đốt cháy xe cộ, chặn đường và phá hoại các cơ sở công cộng. Có thông tin cho biết ít nhất 2 nhà ga tàu hỏa đã bị thiêu rụi.
AFP đưa tin cảnh sát đã bắn chỉ thiên và sử dụng hơi cay để giải tán đám đông. Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi sự bình tĩnh từ người dân, ông nói rằng mọi người ở bang Assam “không có gì phải lo”.
Video đang HOT
Người dân tại Guwahati – thành phố lớn nhất bang Assam – ra đường tuần hành phản đối dự luật CAB. Ảnh: Reuters.
“Chính quyền trung ương và tôi hoàn toàn cam kết bảo vệ các quyền chính trị, ngôn ngữ, văn hóa và đất đai của người Assam được ghi nhận trong hiến pháp”, ông Modi đăng trên Twitter.
Tuy nhiên, internet và các dịch vụ khác đã bị cắt ở hai bang này, nên nhiều khả năng người dân không thể đọc được tin nhắn của ông Modi.
Thủ hiến bang Assam mắc kẹt ở sân bay trong hàng giờ đồng hồ vì các con đường chính bị chặn bởi những người biểu tình.
Các quan chức cho biết khoảng 20 – 30 người đã bị thương trong các cuộc biểu tình phản đối, trong khi giao thông đường sắt và đường không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đảng cầm quyền Bharatiya Janata theo chủ nghĩa dân tộc tuyên bố CAB sẽ tạo nơi cư trú cho những người chạy trốn khỏi các cuộc đàn áp tôn giáo. Người di cư bất hợp pháp Bangladesh từ lâu đã là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm ở phía đông bắc Ấn Độ.
Người dân ở đây muốn dự luật CAB được bãi bỏ, vì họ cho rằng bản sắc dân tộc và văn hóa của họ đang bị đe dọa bởi những người di cư bất hợp pháp. Về cơ bản, họ không muốn bất kỳ người di cư nào, bất kể tôn giáo, được phép đi vào tiểu bang.
Điều khiến sự giận dữ tăng thêm ở bang Assam và Tripura, là khoảng 2 triệu người – được coi là những người nhập cư bất hợp pháp – đã bị loại bỏ khỏi một cuộc đăng ký công dân diễn ra vào tháng 8 /2018.
Khi đó, chính phủ của ông Modi tuyên bố sẽ cung cấp giấy tờ cho công dân nếu họ chứng minh được mình tới Ấn Độ trước ngày 24/3/1971 – thời điểm Bangladesh được thành lập. Tuy nhiên, cuối cùng đảng BJP không chấp nhận kế hoạch này, do nếu làm vậy thì một bộ phận lớn người Hindu Bengal sẽ được coi là người nhập cư trái phép, mà đây lại là nhóm bỏ phiếu rất lớn cho đảng BJP.
Vì vậy, dự luật CAB được coi là một cách để chính phủ cấp quyền công dân cho những người Hindu Bengal, bảo vệ họ khỏi khả năng bị trục xuất.
Theo news.zing.vn
Nơi thiếu nữ oằn mình chịu đòn roi để chữa bệnh, trừ tà
Đám đông phụ nữ, trong đó có cả những cô gái vị thành niên, đã tự nguyện xếp hàng chịu đòn roi trong một lễ hội thường niên "độc, lạ" của người Hindu ở miền nam Ấn Độ.
Với người dân địa phương, lễ hội tôn giáo Vijayadasami độc nhất vô nhị nói trên nhằm để chữa mọi bệnh tật và giúp trừ tà ma cho phái yếu.
Trong đoạn video do hãng thông tấn Ruptly đăng tải, những người phụ nữ đang quỳ rạp người trên một bãi đất trống ở làng Bavithram Vellalapatti, miền nam Ấn Độ.
Từng người trong đám đông phụ nữ đang xếp hàng lần lượt cúi đầu, giơ tay chịu đòn của các thầy tu mặc bộ đồ lễ phục. Họ cam chịu để các thầy tu quật roi vào lưng và tay mà không kêu la hay phản kháng với hy vọng được phù hợp sớm lành các vết thương, thoát khỏi bệnh tật và tà ma ám quẻ.
Một cư dân địa phương chia sẻ, theo quan niệm truyền thống, nếu người phụ nữ nào không cảm thấy đau khi bị thầy tu đánh roi, họ đã bị các thế lực bóng tối chiếm hữu. Ngược lại, nếu cảm thấy đau, người phụ nữ đó đã được giải thoát khỏi tà ma từng đeo bám cô.
Theo Tuấn Anh (Vietnamnet)
Ở đâu thịt chuột còn phổ biến hơn gà hay lợn? Không ít người khi nghe đến chuột sẽ rùng mình sợ hãi mà không biết rằng ở một số quốc gia thịt chuột là một trong thực phẩm được ưa chuộng. Tại các chợ ở Ấn Độ, thịt chuột thậm chí còn phổ biến hơn thịt gà hoặc thịt lợn. Những người nội trợ đổ xô đến chợ làng làng để mua, bán...