Ấn Độ: Đệ đơn lên Tòa án đòi quyền được vào nhà thờ Hồi giáo
Một cặp vợ chồng Hồi giáo đã đệ đơn đến Tòa án tối cao để xin một lệnh cho phép phụ nữ vào nhà thờ Hồi giáo để cầu nguyện. Đơn kiện đã được tiếp nhận để đưa ra xem xét vào vào ngày mai.
Hiện nay, nhiều nhà thờ Hồi giáo không cho phép phụ nữ vào bên trong cầu nguyện
Bản kiến nghị được đệ trình bởi hai vợ chồng Yasmeej Zuber Ahmad Peerzade và Zuber Ahmed Peerzade, một cư dân bang Maharashtra – một bang ở miền tây Ấn Độ, là bang lớn thứ ba về diện tích và lớn thứ nhì về dân số nước này.
Họ cho biết đã lấy động lực và hi vọng từ phán quyết của Tòa án tối cao về ngôi đền Sabarimala năm ngoái.
Họ thuộc nhóm những người phản đối sự phân biệt giới tính tại các nhà thờ Hồi giáo.
Hai vợ chồng này viết trong đơn khởi kiện rằng việc cấm phụ nữ vào nhà thờ Hồi giáo là bất hợp pháp và vi hiến. Họ cũng trích dẫn các tài liệu để tuyên bố rằng không có việc Tiên tri Muhammad cũng như Kinh Qur’an không cho phụ nữ tiếp cận nhà thờ Hồi giáo để cầu nguyện.
Video đang HOT
“Kinh Qur’an không phân biệt nam nữ. Nó chỉ nói về tín hữu. Nhưng hiện nay, Hồi giáo đã trở thành một tôn giáo mà phụ nữ đang bị áp bức”, họ đã viết trong bản kiến nghị.
Hiện tại, phụ nữ chỉ được phép cầu nguyện dưới các nhà thờ Hồi giáo thuộc các tổ chức chính trị Hồi giáo và phong trào bảo thủ xã hội Jamaat-e-Islami và Mujahid. Họ bị cấm khỏi những nhà thờ Hồi giáo thuộc phái Sunni. Hồi giáo Sunni là nhánh lớn nhất của đạo Hồi.
Ngay cả các nhà thờ Hồi giáo chấp nhận phụ nữ vào cầu nguyện cũng phân biệt lối vào dành riêng cho cả hai giới.
Vào ngày 28 tháng 9, Tòa án tối cao đã bãi bỏ một quy định tôn giáo lâu đời để cho phép phụ nữ trong độ tuổi có kinh nguyệt được vào đền Sabarimala nơi thờ thánh Ayyappa tại bang Kerala.
Trong khi bản án được các nhóm nữ quyền và chính quyền Kerala hoan nghênh, nhiều tín đồ đã phản đối việc thi hành phán quyết. Bạo lực đã nổ ra ở một số nơi của tiểu bang.
Vào tháng 5 năm 2016, nhà hoạt động Trupti Desai đã dẫn đầu một nhóm phụ nữ vào đền Haji Ali Dargah ở Mumbai nơi có sự bảo vệ an ninh nặng nề.
Tuy nhiên, cô đã không thể vào được sâu bên trong khu vực tôn nghiêm của đền thờ, nơi phụ nữ không được phép lui tới. “Tôi đã cầu nguyện rằng phụ nữ được phép vào thánh đường bên trong”, cô nói.
Trâm Anh
Theo congly
Tay súng nã đạn giết 50 người đối mặt bản án nặng nhất lịch sử New Zealand
Brenton Tarrant ra tòa với tội danh giết người và nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với bản án nặng nhất trong lịch sử New Zealand.
Brenton Tarrant xuất hiện tại tòa.
Theo Daily Mail, Brenton Tarrant, 28 tuổi, là tay súng gây ra vụ thảm sát khiến 50 người chết và hàng chục người khác bị thương tại nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, New Zealand.
Ở New Zealand, tội phạm giết người thường phải ngồi tù tối thiểu 10 năm và sau đó sẽ được cân nhắc ân xá.
Các chuyên gia pháp lý nói tay súng 28 tuổi người Úc giết người dã man nên phải nhận mức án cao nhất là chung thân không ân xá. Quốc gia Nam Thái Bình Dương này đã bỏ án tử hình từ năm 1961.
"Hắn nhiều khả năng sẽ bị kết án tù chung thân không ân xá. Đây là bản án khả dĩ nhất", luật sư Simon Cullen nói, nhấn mạnh rằng đây là điều chưa từng có tiền lệ ở New Zealand.
Bản án nặng nhất lịch sử New Zealand cho đến nay được ghi nhận là vào năm 2001, khi thẩm phán tuyên phạt William Bell tội giết 3 người và phải nhận mức án tù chung thân không ân xá trong 30 năm.
Một lỗ hổng khác trong luật pháp New Zealand có thể giúp tay súng Brentan Tarrant không bị kết tội khủng bố. Đó là New Zealand chưa có quy định rõ ràng cho tội danh này và chưa từng xét xử ai tội khủng bố.
Trong một diễn biến khác, một thanh niên 18 tuổi có thể phải đối mặt với án phạt rất nặng vì tích cực chia sẻ đoạn video thảm sát mà Tarrant phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook.
Thanh niên này đã ra tòa hôm 18.3 và phải đối mặt với bản án 14 năm tù giam.
Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau vụ xả súng, Facebook tuyên bố đã gỡ 1,5 triệu video có liên quan đến vụ xả súng đẫm máu. Tuy nhiên, động thái này vẫn bị đánh giá là quá chậm và không có biện pháp phòng tránh hiệu quả ngay từ đầu.
Theo Danviet
Ấn Độ dọa chặn nguồn nước từ 3 con sông sang quốc gia láng giềng Ấn Độ cảnh báo sẽ xây đập để cắt nguồn nước chia sẻ với quốc gia láng giềng nếu tình trạng bạo lực biên giới chưa có dấu hiệu chấm dứt. Ấn Độ muốn kiểm soát dòng chảy của 3 con sông hướng sang lãnh thổ Pakistan. Theo RT, vụ đánh bom bang Jammu và Kashmir do nhóm phiến quân Jaish-e-Mohammed tiến hành...